Thành lập và vận hành doanh nghiệp xe tải kinh doanh vận tải

NGÀY ĐĂNG: 04/11/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa gia tăng, ngành dịch vụ vận tải đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Do đó, thành lập doanh nghiệp vận tải thu hút sự đầu tư không ngừng của các cá nhân, tổ chức.

Qua bài viết này, Ô Tô Phú Cường chia sẻ quy trình thành lập và vận hành doanh nghiệp xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa hiệu quả.

NỘI DUNG

I. Quy trình thành lập doanh nghiệp xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bao gồm 06 bước chính:

1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty vận tải

Hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh vận tải

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)

Thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu hoặc các tài liệu cá nhân hợp pháp khác của từng thành viên hoặc cổ đông sáng lập (Bản sao hợp lệ)

Quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức (Bản sao hợp lệ)

Văn bản ủy quyền nếu có (Bản sao hợp lệ)

Thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức (Bản sao hợp lệ)

Cơ quan giải quyết:  Phòng Đăng Ký Kinh Doanh, thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà doanh nghiệp có trụ sở chính.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để thành lập doanh nghiệp vận tải theo quy định

2. Bước 2: Nhận giấy đăng ký kinh doanh

Sau 3 – 5 ngày khi hồ sơ được xem xét và xác nhận hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho doanh nghiệp để nhận giấy đăng ký kinh doanh.

3. Bước 3: Khắc dấu công ty

Doanh nghiệp được tự quyết định về loại, số lượng và nội dung của con dấu sử dụng.

Khi nhận được thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Sau đó, họ sẽ thực hiện việc đăng tải thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Và cung cấp thông báo về việc công bố thông tin này đến doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tự quyết định về loại, số lượng và nội dung của con dấu sử dụng

4. Bước 4: Công bố thông tin trên cổng Quốc Gia

Sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Họ phải thực hiện việc công bố thông tin công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các trình tự và thủ tục quy định.

  • Doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, khoảng 300.000 đồng.
  • Gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp thuộc phạm vi mình quản lý lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn để thực hiện việc công bố này là 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia theo quy định

5. Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một ngành, nghề đòi hỏi điều kiện cụ thể.

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, doanh nghiệp phải xin được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô.

Chỉ khi Sở Giao thông vận tải tại trụ sở chính của doanh nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, doanh nghiệp mới có quyền hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định bởi Bộ Giao thông vận tải.

Bản sao có xác thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu so sánh với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bản sao có xác thực hoặc bản sao chính để so sánh với văn bằng và chứng chỉ của người trực tiếp quản lý hoạt động vận tải.

Các phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải được tuân thủ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.

Cơ quan giải quyết: Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Thời gian xử lý: 05 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh cùng với việc phê duyệt Phương án kinh doanh đi kèm.

Doanh nghiệp vận tải phải xin được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

6. Bước 6: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty vận tải

Sau khi thành lập công ty vận tải, các bước cần thực hiện theo trình tự sau:

Treo biển công ty tại địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp để công khai thông tin.

Thực hiện mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.

Đăng ký sử dụng chữ ký số điện tử để có thể nộp thuế điện tử thuận tiện hơn.

Thông báo về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định.

Tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài theo hướng dẫn quy định.

Đảm bảo đủ vốn và tuân thủ thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh.

Yêu cầu cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hoạt động nếu cần, trước khi ký hợp đồng và phát hóa đơn, đặc biệt trong trường hợp các ngành yêu cầu điều này.

Doanh nghiệp xe tải cần hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi đi vào hoạt động

II. Quy định khi thành lập doanh nghiệp xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa

Để được phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị và doanh nghiệp cần tuân thủ một số điều kiện cụ thể:

1. Quy định về số lượng xe

Các doanh nghiệp có trụ sở tại các thành phố trực thuộc trung ương cần phải sở hữu ít nhất 10 xe trở lên.

Doanh nghiệp tại các thành phố khác cần có ít nhất 5 xe.

Các đơn vị ở các huyện nghèo yêu cầu tối thiểu 3 xe.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần đảm bảo quy định về số lượng xe

2. Quy định về thông tin đăng ký kinh doanh

Cần cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức, người điều hành, trình độ, và chuyên môn của nhân viên.

Nêu rõ hình thức kinh doanh, phạm vi hoạt động, chế độ bảo dưỡng và sửa chữa, cũng như nơi đỗ xe. 

3. Quy định về xe ô tô tải tham gia hoạt động kinh doanh vận tải

Xe ô tô tải vận chuyển hàng hóa cần phải có quyền sở hữu hợp pháp theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trước ngày 01/07/2021, các xe ô tô kinh doanh vận tải có đầu kéo hoặc container phải được trang bị camera để ghi lại hình ảnh trong quá trình tham gia giao thông.

Tuân thủ các quy định và điều kiện trên là cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện đúng quy định và an toàn.

Các xe kinh doanh vận tải phải được trang bị giám sát hành trình có camera

III. Những lưu ý cần nắm kĩ khi thành lập doanh nghiệp vận tải

1. Chọn người đại diện pháp luật phù hợp

Doanh nghiệp phải chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty, có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… 

Đây là người này có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức tốt.

Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Nếu xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Chọn người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty

2. Lưu ý loại hình của công ty khi đăng ký

Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với điều kiện về vốn, số lượng thành viên,… của công ty để có thể đăng ký kinh doanh.

Một số loại hình công ty phổ biến hiện nay gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

3. Kê khai vốn điều lệ của công ty đúng quy định và phù hợp tài chính

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, nhà nước không yêu cầu số vốn tối thiểu cần đăng ký để thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy ý, tức là tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp.

Kê khai vốn điều lệ của công ty đúng quy định và phù hợp tài chính

4. Tránh đặt tên công ty giống công ty khác

Tên của doanh nghiệp vận tải phải đảm bảo những yêu cầu không được trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.

Có thể viết bằng tiếng Anh hoặc viết tắt.

Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên.

Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.

Đặt tên doanh nghiệp vận tải không được trùng lặp với doanh nghiệp khác

5. Tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư tập thể

Doanh nghiệp cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh.

Địa chỉ của công ty có thể đặt ở nhà riêng có địa chỉ rõ ràng, cụ thể.

Tuy nhiên, không được đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay tập thể phục vụ mục đích để ở.

Ngoài ra, địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và cấm sử dụng địa chỉ giả.

Doanh nghiệp cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh

IV. Kinh nghiệm để vận hành doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa hiệu quả

1. Lựa chọn xe tải phù hợp với nhu cầu vận tải của doanh nghiệp

Khi lựa chọn xe tải, cần cân nhắc tải trọng, kích thước thùng xe, loại nhiên liệu… sao cho phù hợp nhu cầu vận chuyển và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Hiện nay, các xe vận tải hàng hóa thường được tính dựa trên khối lượng xe có thể tải như xe 1.5 tấn, 3 tấn, 6 tấn, trên 8 tấn, trên 12 tấn,…

Ngoài ra, xe vận tải hàng hóa còn có rất nhiều loại như xe bồn, xe thùng, xe tải, xe ben, xe container,…. 

Thông thường, đối với việc vận tải nặng và di chuyển đường dài thì các dòng xe đầu kéo, xe container, xe tải trên 12 tấn sẽ là lựa chọn phù hợp.

Đối với các cung đường nông thôn thì các dòng xe dưới 6 tấn khá phổ biến.

Các dòng xe có tải trọng lớn hơn 2.5 tấn sẽ không được lưu thông trong nội thành của thành phố từ 6h – 24h.

Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn dòng xe phù hợp.

Lựa chọn xe tải phù hợp với nhu cầu vận tải của doanh nghiệp

2. Sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả vận hành

Doanh nghiệp nên kết hợp các công nghệ, phần mềm quản lý hiện đại để cải thiện vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ví dụ như kết hợp phần mềm quản lý vận tải với hệ thống giám sát hành trình.

Hệ thống quản lý vận tải: phần mềm này sẽ giúp lập kế hoạch giao hàng, theo dõi đơn hàng, tối ưu hóa quy trình,…

Hệ thống giám sát hành trình: giúp quản lý tài xế, vị trí xe tải, tình trạng hàng hóa theo thời gian thực, tình hình giao thông thực tế, tối ưu hóa lộ trình.

Ngoài ra, hệ thống giám sát hành trình còn cung cấp các thông tin như tốc độ, nhiên liệu, lịch trình, báo cáo…

Sử dụng công nghệ giám sát có thể theo dõi chi phí nhiên liệu để tối ưu hóa mức tiêu thụ hiệu quả.

Sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp xe tải

3. Chuẩn hóa quy trình hoạt động

Trong quá trình kinh doanh vận chuyển, doanh nghiệp cần phải thường xuyên thống kê, báo cáo tình hình hoạt động.

Từ đó, có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu và điều chỉnh quy trình cho phù hợp với hoạt động kinh doanh sắp tới.

4. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng cao

Cần tuyển dụng có chọn lọc và đào tạo bài bản tài xế cũng như nhân viên văn phòng, đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng tốt.

Tạo động lực cho nhân viên thông qua các chương trình thưởng và khuyến khích, giúp nâng cao ý thức và tâm huyết trong công việc.

Tuyển dụng và đào tạo bài bản tài xế, đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng tốt

5. Triển khai marketing và tìm kiếm khách hàng

Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu uy tín và quảng bá dịch vụ đến đúng đối tượng khách hàng.

Xây dựng website chuyên nghiệp với giao diện thân thiện, thông tin rõ ràng về dịch vụ, thông tin liên hệ,…

Tạo các chiến dịch quảng cáo trên các trang tin, báo chí, mạng xã hội,… để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.

Kết nối với các công ty logistics, kho bãi để mở rộng mạng lưới khách hàng.

Kết nối với các công ty logistics, kho bãi để mở rộng mạng lưới khách hàng

6. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có yêu cầu, giải quyết khiếu nại nhanh chóng và hiệu quả.

Tạo các chương trình khuyến mãi, tri ân để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Tận dụng công nghệ để lập kế hoạch lộ trình hiệu quả nhất, đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian để tăng sự hài lòng của khách hàng.

Lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng để cải thiện dịch vụ, tăng tính cạnh tranh trên thị trường vận tải.

Lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng để cải thiện dịch vụ

7. Tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động vận tải

Muốn hoạt động của doanh nghiệp vận tải được thuận lợi và hiệu quả thì doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ quy định pháp luật.

Cần đảm bảo doanh nghiệp sở hữu đầy đủ giấy phép và chứng nhận theo quy định.

Định kỳ tổ chức các buổi đào tạo, nâng cao kiến thức an toàn giao thông cho tài xế để đảm bảo điều khiển xe đúng quy định.

Thực hiện kiểm tra kỹ thuật xe để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

Kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng xe tải định kỳ theo quy định để đảm bảo an toàn

V. Áp dụng công nghệ giám sát hành trình để tối ưu hiệu quả quản lý vận hành doanh nghiệp xe tải

Bằng cách tận dụng dữ liệu từ hệ thống công nghệ giám sát hành trình, doanh nghiệp xe tải có thể tối ưu hóa hoạt động quản lý vận hành đội xe của mình.

1. Bước 1: Lựa chọn và cài đặt hệ thống giám sát hành trình

Xác định rõ quy mô đội xe, tính chất công việc, ngân sách của doanh nghiệp để lựa chọn hệ thống phù hợp.

Tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến của các khách hàng cũ để lựa chọn nhà cung cấp uy tín.

Lưu ý yêu cầu nhà cung cấp gửi bản demo để trải nghiệm thử hệ thống, so sánh và chọn ra hệ thống phù hợp với doanh nghiệp mình.

Tiến hành lắp đặt và cài đặt hệ thống để đưa vào sử dụng trong quá trình quản lý vận hàng của doanh nghiệp.

Lựa chọn và cài đặt hệ thống giám sát hành trình cho xe tải

2. Bước 2: Thu thập và phân tích dữ liệu

Thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu suất làm việc của đội xe hiện tại.

Bao gồm quãng đường di chuyển, thời gian làm việc, mức tiêu thụ nhiên liệu, số lượng đơn hàng giao thành công,…

Sử dụng các công cụ phân tích để tìm ra các xu hướng, điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của đội xe.

3. Bước 3: Lập kế hoạch quản lý đội xe tải

Xác định rõ các mục tiêu mà doanh nghiệp vận tải muốn đạt được.

Như giảm chi phí vận hành, tăng hiệu quả giao hàng, nâng cao độ an toàn hay cải thiện dịch vụ khách hàng.

Dựa trên dữ liệu về giao thông, dữ liệu của đội xe hiện tại, vị trí khách hàng, lập kế hoạch lộ trình tối ưu cho đội xe.

Giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chuyến hàng an toàn, nhanh chóng.

Lập kế hoạch quản lý đội xe tải hiệu quả, tối ưu lộ trình, giảm chi phí vận hành

4. Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh

Sử dụng các công cụ phân tích, đánh giá hiệu quả trong hoạt động vận tải hàng hóa sau một thời gian sử dụng công nghệ giám sát hành trình.

Đánh giá hiệu suất lái xe của từng tài xế để phát hiện những vi phạm và cải thiện kỹ năng lái xe.

Theo dõi mức tiêu thụ nhiên liệu của từng xe, tìm hiểu các bất thường để tìm cách tối ưu hóa lộ trình, tiết kiệm chi phí.

Tổng hợp khoảng thời gian hoàn thành của từng đơn hàng và mức độ hài lòng của khách hàng về đơn hàng đó.

Điều chỉnh kế hoạch vận hành dựa trên các thông tin mới và kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động.

Cập nhật thông tin về khách hàng, địa điểm giao hàng,… để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, ứng dụng trong quản lý sau này.

Nếu biết cách ứng dụng hệ thống đúng cách và linh hoạt chắc chắn sẽ giúp cải thiện hiệu quả vận hành và cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải cho doanh nghiệp.

Điều chỉnh kế hoạch vận hành dựa trên các thông tin và đánh giá kết quả hoạt động


Trên đây là tất cả những thông tin về thành lập và vận hành doanh nghiệp xe tải mà Ô Tô Phú Cường muốn chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy vậy, để doanh nghiệp vận tải hoạt động hiệu quả, việc quan trọng đầu tiên là phải đầu tư đội xe tải chất lượng, phù hợp nhu cầu vận tải.

Ô Tô Phú Cường là đại lý chính thức của nhiều thương hiệu xe tải nổi tiếng như JAC, Teraco, SRM, Dongfeng, Howo,…

Ô Tô Phú Cường là đại lý chính thức của nhiều thương hiệu xe tải nổi tiếng

Ngoài xe tải, Phú Cường còn cung cấp các dòng xe chuyên dụng như xe bồn nước, xe bồn trộn xi măng, xe rồng,…

Với hơn 10 năm kinh nghiệm và hệ thống 9 showroom rộng khắp, Phú Cường đảm bảo uy tín và cung cấp dịch vụ chất lượng, tận tâm nhất.

Hệ thống 9 showroom rộng khắp, thuận tiện bảo dưỡng bảo hành

Đặc biệt, ưu đãi quà tặng hấp dẫn lên đến 100 triệu dành riêng cho khách hàng đến trực tiếp showroom.

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu đầu tư xe tải để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận tải hãy liên hệ Ô Tô Phú Cường để được tư vấn.

Ưu đãi hấp dẫn lên đến 100 triệu dành riêng cho khách hàng đến trực tiếp showroom

——————————————————–

***Cập nhật những chương trình mới tháng 11/2024 tại Ô tô Phú Cường

Ô tô Phú Cường được rất nhiều khách hàng tin tưởng để lựa chọn trải nghiệm chiếc xe của cuộc đời mình.

Cuối năm khuyến mãi lớn cho anh em tài xế mua xe làm ăn tại Ô tô Phú Cường:

  • Xe tải Teraco tặng 100% lệ phí trước bạ và phiếu nhiên liệu cho các dòng xe
  • Ưu đãi đến 20 triệu và tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
  • Quà tặng lớn dành cho các dòng xe FAW, Chiến Thắng, DongFeng đến 100 triệu
  • Tặng 1 chỉ vàngkhuyến mại trước bạ cho dòng xe TQ Wuling.
  • Ưu đãi lên đến 45 triệuhỗ trợ thuế trước bạ dành cho các dòng xe SRM.

Đây là cơ hội tốt để mua xe làm ăn với giá ưu đãi, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Với hành trình 10 năm kinh doanh xe tải, Phú Cường hiện là đại lý chính hãng của nhiều thương hiệu xe tải uy tín như JAC, Teraco,…

Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, thuận tiện, an tâm bảo hành, bảo dưỡng.

Đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.

Đặc biệt, Phú Cường luôn dành cho khách hàng mức giá tốt nhất thị trường, cùng chính sách mua xe trả góp lãi suất ưu đãi, nhanh gọn.

Hấp dẫn hơn nữa với quà tặng giá trị lên đến 100 triệu dành riêng cho khách hàng đến trực tiếp Showroom Phú Cường.

Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 04/11/2024)