Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất, áp dụng cho các loại xe sau một thời gian sử dụng hay tính theo quãng đường đi được nhất định.
Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là nhằm đảm bảo xe tải, phương tiện giao thông được vận hành trong trạng thái tốt nhất.
Tuy nhiên, các hạng mục xe tải cần bảo dưỡng định kì thường xuyên không phải bác tài nào cũng để ý.
Vậy bài viết dưới đây, Phú Cường Auto sẽ chia sẻ cho các bác tài những thông tin cần biết và giúp cho chiếc xe của mình hoạt động trơn và bền bỉ hơn.
NỘI DUNG
- I. Các hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ cần biết
- 1. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa
- 2. Chăm sóc và bảo vệ nội thất xe
- 3. Kiểm tra mức dầu phanh
- 4. Kiểm tra hệ thống đèn xe
- 5. Vệ sinh
- 6. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ
- 7. Hệ thống truyền lực
- 8. Kiểm tra Ắc Quy
- 7. Kiểm tra lốp xe
- 8. Thay dầu nhớt
- 9. Bơm mỡ cho xe tải
- 10. Bảo dưỡng hệ thống phanh
- 11. Kiểm tra dây Curoa
- 12. Kiểm tra gầm xe
- 13. Bugi đánh lửa
- II. Chu kỳ bảo dưỡng xe tải định kỳ theo km
- III. Ưu và nhược điểm khi bảo dưỡng xe ở hãng và Gara bên ngoài
I. Các hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ cần biết
1. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa
Đây là hệ thống làm việc nhiều thứ hai, sau động cơ trong mùa nắng nóng. Do đó, trước khi mùa hè đến, việc kiểm tra cũng như vệ sinh hệ thống điều hòa cực kỳ cần thiết.
Theo các chuyên gia, chúng ta phải bảo dưỡng hệ thống này định kỳ 6 tháng/lần. Việc này cần phải được thực hiện tại các trung tâm dịch vụ uy tín.
Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa sẽ bao gồm: vệ sinh két nước, giàn nóng, kiểm tra và thêm gas nếu bị hao hụt. Cuối cùng chính là vệ sinh hoặc thay thế lọc gió điều hòa.
Ngoài ra, chúng ta nên ghi nhớ một số mẹo giúp hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả, không bị nhanh hỏng như:
Đậu xe dưới bóng râm.
Nên mở hết kính cửa xe trước khi lên xe để không khí nóng thoát bớt ra bên ngoài.
Mở điều hòa trước khi lên xe ở tốc độ vừa phải, tránh việc mở điều hòa ở mức lạnh nhất và tốc độ gió cao nhất đột ngột, buộc điều hòa phải hoạt động hết công suất.
2. Chăm sóc và bảo vệ nội thất xe
Nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ lên nội thất của xe. Nếu thường xuyên đậu xe dưới nắng, tia cực tím và tia hồng ngoại có thể làm phai màu các chi tiết nhựa cũng như kim loại bên trong nội thất.
Nặng hơn, các chi tiết này có thể bị biến dạng tính chất vật lý của nó.
Chưa kể nội thất bị nung nóng cũng sẽ tiết ra các khí độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi bên trong.
Vì vậy chúng ta cần trang bị một số tấm che chắn kính lái và các cửa sổ nếu thường xuyên phải đậu dưới ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất nên tìm một bóng mát để đậu chiếc xe thân yêu của bạn.
3. Kiểm tra mức dầu phanh
Thông thường, dầu trong bình chứa rất ít khi bị hao hụt, nhưng cũng không vì vậy mà chúng ta chủ quan không chú trọng đến vấn đề này.
Với xe bị hao hụt dầu phanh, rất có thể, đường dây dẫn dầu đã bị rò rỉ, làm chảy dầu phanh. Việc hao hụt mức dầu phanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực dầu, dẫn đến tình trạng phanh không ăn, không nhạy, không đồng đều, lệch tay lái.
Đối với những xe đã sử dụng trên 2 năm, dầu phanh sẽ bị đục, làm giảm áp suất phanh, nên thay thế dầu phanh mới theo đúng tiêu chuẩn (thường là từ DOT 3 trở lên).
4. Kiểm tra hệ thống đèn xe
Kiểm tra hệ thống đèn xe là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khi di chuyển vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.
Kiểm tra đèn pha:
- Bật đèn pha và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không.
- Kiểm tra độ cao và hướng chiếu của đèn pha.
- Điều chỉnh độ cao và hướng chiếu của đèn pha nếu cần thiết.
Kiểm tra đèn cốt:
- Bật đèn cốt và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không.
- Kiểm tra độ cao và hướng chiếu của đèn cốt.
- Điều chỉnh độ cao và hướng chiếu của đèn cốt nếu cần thiết.
Kiểm tra đèn gầm:
- Bật đèn gầm và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không.
- Kiểm tra xem đèn gầm có bị che khuất hay không.
Kiểm tra đèn hậu:
- Bật đèn hậu và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không.
- Kiểm tra xem đèn hậu có bị che khuất hay không.
Kiểm tra đèn xi nhan:
- Bật đèn xi nhan trái và phải và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không.
- Kiểm tra tốc độ nhấp nháy của đèn xi nhan.
Kiểm tra đèn báo nguy hiểm:
- Bật đèn báo nguy hiểm và kiểm tra xem cả hai đèn đều sáng hay không.
5. Vệ sinh
Vệ sinh phần động cơ
Vệ sinh khoang động cơ là việc loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên các chi tiết trong khoang động cơ. Việc này giúp:
- Đảm bảo khả năng tản nhiệt: Bụi bẩn bám trên các chi tiết như két nước, két nạp, quạt gió sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của động cơ, dẫn đến động cơ hoạt động quá nhiệt, giảm hiệu suất và tuổi thọ.
- Ngăn ngừa chập cháy: Dầu mỡ bám trên dây điện, giắc cắm có thể dẫn đến chập cháy, nguy hiểm cho xe và người sử dụng.
- Giúp kiểm tra, phát hiện hư hỏng: Khi khoang động cơ sạch sẽ, việc kiểm tra, phát hiện hư hỏng các chi tiết sẽ dễ dàng hơn.
6. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ
Kiểm tra dầu nhớt là kỹ thuật cực kỳ đơn giản, 5 bước chỉ diễn ra trong vòng 2 – 3 phút.
- Bước 1: Sau khi chờ động cơ nguội bớt, thực hiện mở nắp capo.
- Bước 2: Xác định que thăm dầu và rút lên.
- Bước 3: Lau sạch dầu dính trên que thăm dầu (xác định luôn mức này là không chính xác). Vì có thể do quá trình di chuyển, dầu nhớt bị sóng.
- Bước 4: Đưa que thăm dầu vào vị trí cũ sau đó rút ra.
- Bước 5: Đánh giá dung tích còn lại, chất lượng dầu nhớt.
7. Hệ thống truyền lực
Tài xế, chủ xe chú ý hoặc trao đổi với nhân viên trong khi bảo trì về việc thay dầu máy, dầu hộp số sàn, dầu hộp số tự động sau khi xe hoạt động từ 5,000- 10,000 km. Những xe càng ít hoạt động lại càng nên thay dầu sớm hơn vì lúc đó dầu, nhớt xe dễ bị khô nhanh hơn.
Khi bảo trì tài xế nên chọn loại dầu thay phù hợp với động cơ và dòng xe.
8. Kiểm tra Ắc Quy
Ắc quy là bộ phận trực tiếp cung cấp điện cho toàn bộ xe như hệ thống chiếu sáng, bộ đề, và rất nhiều thiết bị khác trên bộ phận buồng lái.
Khi bình hết điện hoặc gặp sự cố khiến cho các bộ phận trên xe có thể không hoạt động được.
Chính vì thế dù nằm ở phía trong cả capo ít chịu tác động trực tiếp nhưng ắc quy cũng cần được theo dõi và kiểm tra định kỳ để các bộ phận trên xe tải có thể hoạt động ổn định.
Nếu ắc quy đã yếu không thể kích bình thì nên thay thế sớm, tránh tiết kiệm làm giảm hiệu quả làm việc.
7. Kiểm tra lốp xe
Áp suất lốp: Khi đi xa trên chuyến hành trình dài, việc kiểm tra áp suất lốp nên đảm bảo đúng với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thông số áp suất lốp được nhà sản xuất dán cụ thể trên cánh cửa bên ghế tài xế.
Kiểm tra độ mòn của lốp: Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, vì vậy, rất quan trọng mỗi khi di chuyển.
Nếu lốp xe bị non hơi rất dễ bị mất kiểm soát, rãnh lốp bị mòn dễ bị trơn trượt khi trời mưa,….. đây là những yếu tố khiến cho các phương tiện dễ bị tai nạn.
Vì thế cần kiểm tra lốp xe thường xuyên, bơm hơi theo đúng áp suất mà nhà sản xuất quy định.
8. Thay dầu nhớt
Dầu nhớt , nước làm mát có tác dụng giúp động cơ hoạt động ổn định, giảm nhiệt độ trong quá trình đốt cháy của động cơ. Chính vì vậy việc thay dầu cần tiến hành định kỳ.
Ngoài thay dầu động cơ cần thay dầu cả hộp số và nước làm mát.
Khác với xe máy bạn có thể tự thay dầu tại nhà thì thay dầu xe tải cần mang đến các trung tâm bảo dưỡng hoặc các tiệm sửa chữa xe tải chuyên nghiệp.
Tại đây họ sẽ sử dụng máy hút dầu chuyên dụng để hút sạch dầu nhớt và cặn bẩn ra ngoài trước khi bổ sung dầu mới.
9. Bơm mỡ cho xe tải
Ngoài động cơ thì các chi tiết máy thì các trụ phụ, hệ thống điều khiển đóng vai trò quan trọng giúp xe tải có thể hoạt động ổn định. Chính vì vậy trong quá trình bảo dưỡng xe tải nhất định bạn không nên bỏ qua hạng mục bơm mỡ. Cụ thể các chi tiết cần bơm mỡ đó là:
- Vòng bi bánh xe.
- Xi lanh trợ lực lái.
- Hệ thống treo sau.
- Khớp chữ U.
- Lò xo lá.
- Các trục phụ.
Và rất nhiều các chi tiết khác. Để quá trình bơm mỡ cho xe tải diễn ra thuận lợi có thể sử dụng các máy bơm mỡ chuyên dụng vừa rút ngắn thời gian, vừa tăng độ chính xác.
10. Bảo dưỡng hệ thống phanh
Nhiệt độ cao cũng là khắc tinh với hệ thống phanh. Hệ thống này nằm ở vị trí khá thấp so với các chi tiết còn lại. Vì thế phanh xe thường dễ bị bẩn, đất cát chui vào bên trong.
Nếu bạn cảm giác phải đạp phanh sâu hơn, quãng đường phanh dài hơn hay có tiếng kêu bất thường sau mỗi lần đạp phanh, cần phải đưa vào gara hay xưởng dịch vụ kiểm tra ngay lập tức.
Ngoài ra, dầu phanh cũng cần phải kiểm tra trong giai đoạn này. Dầu phanh sau một thời gian sử dụng cũng sẽ lão hóa và cần được thay thế.
Nếu có bất kỳ sự hao hụt dầu phanh, ngoài việc bổ sung thêm, chúng ta cũng cần kiểm tra hệ thống ống dẫn xem có sự rò rỉ hay không?
11. Kiểm tra dây Curoa
Khi xe di chuyển lúc trời mưa, dây curoa rất dễ bị bùn đất, nước bẩn bám vào do được đặt tại vị trí thấp. Bên cạnh đó dây curoa còn có thể bị trượt khỏi puly làm cho các bộ phận được kết nối bởi nó ngừng hoạt động.
Vì vậy, người lái nên chú ý kiểm tra trước khi đi và có phương án sửa chữa ngay nếu phát hiện các dấu hiệu hoặc âm thanh lạ (như tiếng rít, tiếng ồn lớn,…) khi xe đang di chuyển.
Cụ thể, lúc này bạn cần tắt máy và chờ một lúc cho động cơ nguội, sau đó kiểm tra và vệ sinh sạch bùn đất bám trên dây curoa để động cơ có thể hoạt động trơn tru lại như bình thường.
Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu dây có nhiều hơn 3 vết nứt trong khoảng 3cm trên dây, bị mòn/dãn quá mức hay thậm chí là bị đứt thì cần phải thay mới dây curoa khác.
Nếu chưa tự tin để thay, tốt nhất là nên đến các trạm dịch vụ bảo dưỡng có đội ngũ kỹ thuật lành nghề để lắp đặt đúng cách.
12. Kiểm tra gầm xe
Ngoài việc vệ sinh gầm xe thật kỹ càng để tránh những tác động xấu từ tạp chất, bùn dơ làm hoen rỉ các bộ phận thì việc tiếp theo là bạn cần kiểm tra lại các khớp nối của hệ thống treo, hệ thống lái dưới khung gầm xe sau khi đi mưa về để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt.
Thêm nữa, nếu muốn chăm sóc xe kỹ hơn thì bạn có thể trang bị một lớp sơn phủ gầm xe hoặc chất chống ăn mòn và gỉ sét để kéo dài tuổi thọ và giữ độ bền cho khu vực gầm xe tải như mới.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ bị giảm tác dụng theo thời gian nên bạn có thể phải sơn “dặm lại” định kỳ.
13. Bugi đánh lửa
Là một chi tiết khá nhỏ nên khi bảo dưỡng, bugi đánh lửa dễ bị các chủ xe lãng quên. Bugi làm nhiệm vụ quan trọng là cung cấp tia lửa điện đốt cháy hòa khí ở động cơ xăng.
Sau khi sử dụng một thời gian bugi sẽ bị bám bụi và bị mòn dẫn đến đánh lửa kém, làm yếu động cơ và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Vậy sử dụng bao lâu thì phải thay bugi đánh lửa? Cứ 48.000 – 160.000 km/lần.
II. Chu kỳ bảo dưỡng xe tải định kỳ theo km
Bảo dưỡng lần đầu từ 3.000-5.000km
Mức bảo dưỡng định kỳ lần đầu dành cho xe tải từ 3.000km đến 5.000km từ lúc xe hoạt động lần đầu tiên. Khi bảo dưỡng, chủ xe nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa thay vì tự thực hiện, vì đây là tiền đề cho quá trình hoạt động của xe.
Lưu ý, trong lần bảo dưỡng đầu tiên, chủ xe nên thay dầu cho xe để tránh những vụn kim loại lẫn vào dầu gây tắc nghẽn.
Bảo dưỡng định kỳ sau 5.000-10.000km
Đối với mỗi lần bảo dưỡng xe tải định kỳ sau 5.000km, công việc cần làm là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.
Ngoài ra, cần kiểm tra dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát… bổ sung thêm nếu bị thiếu hụt.
Bên cạnh đó, lọc dầu cho xe sau 10.000km sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn, động cơ được bôi trơn. Thay dầu, lọc dầu định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo độ bền cho xe.
Nên chọn loại dầu phù hợp với dòng xe để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bảo dưỡng định kỳ sau 30.000 km
Sau 30.000km, bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ. Vì theo thời gian, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ bẩn và bị nghẹt ảnh hưởng đến vận hành.
Bảo dưỡng định kỳ sau 40.000 km
Sau mỗi 40.000km, bạn cần thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu ly hợp.
Điều này sẽ giúp các thiết bị được bôi trơn, hoạt động êm ái, đảm bảo hệ thống truyền động của xe làm việc tốt.
Bảo dưỡng định kỳ sau 100.000 km
Sau mỗi 100.000km, bạn nên thay nước làm mát động cơ cho xe. Bạn cần đưa xe đến gara sửa chữa xe tải, bảo hành xe tải, thay thế toàn bộ hệ thống làm mát để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt, động cơ không bị nhiệt khi làm việc.
Ngoài ra, sau 100.000km, bạn cũng nên cân nhắc thay các bộ phận như bugi, má phanh… để đảm bảo các bộ phận vận hành ổn định.
III. Ưu và nhược điểm khi bảo dưỡng xe ở hãng và Gara bên ngoài
1. Trang thiết bị và cơ sở vật chất
Thông thường bảo dưỡng ở các hãng sẽ có quy mô lớn, trang bị đầy đủ thiết bị và phương tiện hơn so với gara bảo dưỡng ngoài.
Tuy nhiên, ngày nay ở các gara tên tuổi cũng đã đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị hiện đại, không hề thua kém các hãng.
Hệ thống trang thiết bị trong hãng và gara uy tín đều được trang bị đầy đủ và hiện đại
Trang thiết bị tương đương nhau nhưng chi phí bảo dưỡng ở gara lại tiết kiệm hơn khi bảo dưỡng ở hãng. Đây là lý do giải thích tại sao những chủ xe có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về xe lại có xu hướng chọn bảo dưỡng “xe tải” của mình ở các gara ngoài.
2. Trình độ và kinh nghiệm của kỹ thuật viên
Các kỹ thuật viên trong hãng xe đều là người có hiểu biết và kinh nghiệm chuyên sâu về dòng xe của hãng. Đặc biệt, do chỉ làm chuyên về một hãng nên chắc chắn họ sẽ dễ dàng tìm ra bệnh tình và phương án xử lý nhanh chóng nhất.
Trình độ kĩ thuật viên tại các gara uy tín thường có nhiều kinh nghiệm xử lý các dòng xe khác nhau
Tuy nhiên, thống kê cho thấy tại các gara uy tín có đến 40% là đội ngũ kỹ thuật viên từ trong hãng ra làm ngoài. Vì thế, có thể nói trình độ và kinh nghiệm của nhân viên tại các gara uy tín cũng rất cao và có thể bảo dưỡng định kỳ cho nhiều dòng xe khác nhau.
3. Quy trình bảo dưỡng xe tải
Cùng tìm hiểu sự khác biệt trong quy trình bảo dưỡng ô tô trong hãng và gara ngoài:
a. Quy trình bảo dưỡng xe ô tô trong hãng
Mỗi một dòng xe khi vào hãng sẽ được bảo dưỡng theo một quy trình riêng, được niêm yết cụ thể. Các dòng xe càng đắt tiền thì quy trình bảo dưỡng càng đặc biệt. Khi bảo dưỡng ô tô ở hãng thì cần phải làm theo đúng lịch trình đã có sẵn.
Ví dụ theo từng chu kỳ bảo dưỡng mà bạn sẽ bắt buộc phải thay thế một số phụ kiện, phụ tùng.
b. Quy trình bảo dưỡng ô tô ở gara ngoài
- Bảo dưỡng ô tô ở các gara ô tô tất nhiên cũng sẽ tuân theo quy trình bảo dưỡng chính hãng của từng dòng xe, loại xe.
- Tuy nhiên, ở các gara thì các hạng mục bảo dưỡng có thể linh động theo tình trạng hiện tại của xe. Điều này đảm bảo rằng xe sau khi bảo dưỡng được hoạt động trong điều kiện tốt nhất đồng thời tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết cho chủ xe.
- Ngoài ra, khi bảo dưỡng ở gara ngoài, những chủ xe dù không am hiểu nhiều về xe sẽ được cố vấn dịch vụ phân tích kỹ về tình trạng xe và các hạng mục bảo dưỡng cần làm.
4. Chi phí bảo dưỡng ô tô tải
Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất khiến nhiều tài xế lựa chọn bảo dưỡng ở gara ô tô ngoài để tiết kiệm chi phí.
Chi phí bảo dưỡng xe tại gara ngoài thường có tiết kiệm hơn trong hãng
Do hệ thống các gara của hãng được xây dựng và hoạt động theo hệ thống lớn nên các khoản chi phí vận hành, nhân lực, thiết bị máy móc… cao hơn các gara ngoài. Do vậy, chi phí bảo dưỡng ô tô ở trong hãng cũng cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung các gara ngoài.
Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết về các hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ mà Phú Cường Auto gửi đến các bác tài. Hy vọng đã có thể giúp ích cho các bác tài trong quá trình điều khiển vận chuyển và giúp cho chiếc xe tải của mình bền bỉ theo thời gian sử dụng nhé.
Tại sao nên mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:
- Giá cả cạnh tranh: Ô tô Phú Cường cam kết mang đến cho khách hàng giá xe tải tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Đa dạng chủng loại: Showroom trưng bày đầy đủ các dòng xe tải từ các thương hiệu uy tín như JAC, Dongfeng, Chiến Thắng, Tera, Wuling,… đáp ứng mọi nhu cầu vận tải của khách hàng.
- Hỗ trợ vay vốn: Ô tô Phú Cường liên kết với nhiều ngân hàng uy tín, hỗ trợ khách hàng vay vốn mua xe với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn xe phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc.
- Bảo hành chính hãng: Xe được bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng.
- Quà tặng hấp dẫn: Khách hàng mua xe tải sẽ được tặng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn như: bao da tay lái, thảm lót sàn, camera hành trình,…
- Đặc biệt, ưu đãi quà tặng lên đến 100 triệu chỉ dành riêng cho khách hàng đến trực tiếp showroom của Phú Cường
——————————————————–
***Cập nhật những chương trình mới tháng 11/2024 tại Ô tô Phú Cường
Ô tô Phú Cường được rất nhiều khách hàng tin tưởng để lựa chọn trải nghiệm chiếc xe của cuộc đời mình.
Cuối năm khuyến mãi lớn cho anh em tài xế mua xe làm ăn tại Ô tô Phú Cường:
- Xe tải Teraco tặng 100% lệ phí trước bạ và phiếu nhiên liệu cho các dòng xe
- Ưu đãi đến 20 triệu và tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
- Quà tặng lớn dành cho các dòng xe FAW, Chiến Thắng, DongFeng đến 100 triệu
- Tặng 1 chỉ vàng và khuyến mại trước bạ cho dòng xe TQ Wuling.
- Ưu đãi lên đến 45 triệu và hỗ trợ thuế trước bạ dành cho các dòng xe SRM.
Đây là cơ hội tốt để mua xe làm ăn với giá ưu đãi, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Với hành trình 10 năm kinh doanh xe tải, Phú Cường hiện là đại lý chính hãng của nhiều thương hiệu xe tải uy tín như JAC, Teraco,…
Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, thuận tiện, an tâm bảo hành, bảo dưỡng.
Đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.
Đặc biệt, Phú Cường luôn dành cho khách hàng mức giá tốt nhất thị trường, cùng chính sách mua xe trả góp lãi suất ưu đãi, nhanh gọn.
Hấp dẫn hơn nữa với quà tặng giá trị lên đến 100 triệu dành riêng cho khách hàng đến trực tiếp Showroom Phú Cường.
Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.
Otophucuong.vn
(Bài viết cập nhật: 07/11/2024)