Bảo quản hàng hóa cho tài xế xe tải (Hướng dẫn chi tiết)

NGÀY ĐĂNG: 02/10/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng xe tải là vô cùng quan trọng để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận trong tình trạng tốt nhất.  Tuy nhiên, không phải bác tài nào cũng hiểu rõ về việc bảo quản hàng hóa trong trạng thái tốt nhất khi di chuyển dài ngày. 

Để đảm bảo chất lượng và an toàn cho hàng hóa, việc duy trì nhiệt độ phù hợp là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây, Ô tô Phú Cường gửi đến các bác tài những hướng dẫn chi tiết cách bảo quản hàng hóa khi vận chuyển đường dài vừa an toàn và giữ được hàng hóa lâu hơn nhé.

I. Bảo quản hàng hóa cho tài xế xe tải cần biết

1. Hiểu rõ đặc tính hàng hóa

Hiểu rõ đặc tính của hàng hóa là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và hàng hóa đến tay người nhận trong tình trạng tốt nhất. Mỗi loại hàng hóa đều có những đặc tính riêng biệt, đòi hỏi các phương pháp bảo quản và vận chuyển khác nhau.

Mỗi loại phương tiện vận chuyển có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương tiện phù hợp sẽ giúp bảo vệ hàng hóa tốt hơn.

Mỗi loại hàng hóa cần được đóng gói bằng vật liệu phù hợp để bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động bên ngoài như va đập, ẩm ướt, nhiệt độ…

Hàng dễ vỡ: Đóng gói cẩn thận bằng vật liệu mềm, sử dụng thùng carton chắc chắn, dán nhãn “Hàng dễ vỡ”.

Hàng dễ biến dạng: Chống đỡ chắc chắn, tránh để các vật nặng đè lên.

Hàng hóa cần nhiệt độ đặc biệt: Sử dụng xe đông lạnh, kiểm tra nhiệt độ thường xuyên.

Hàng hóa dễ cháy, nổ: Cách ly với các loại hàng hóa khác, có biển báo cảnh báo rõ ràng.

2. Đóng gói hàng hóa

Đóng gói hàng hóa là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối với hàng hóa dễ vỡ hoặc có giá trị cao. Một gói hàng được đóng gói cẩn thận sẽ giúp bảo vệ sản phẩm khỏi những tác động bên ngoài như va đập, ẩm ướt, nhiệt độ… và đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận trong tình trạng nguyên vẹn.

Ngăn ngừa sản phẩm bị hư hỏng, trầy xước, biến dạng trong quá trình vận chuyển. ùy thuộc vào loại hàng hóa, bạn có thể sử dụng các loại vật liệu như thùng carton, túi nilon, xốp, giấy bóng khí, màng co…

Sử dụng vật liệu đóng gói phù hợp: Thùng carton, túi nilon, xốp, màng co…

Đóng gói chắc chắn: Dán băng keo kỹ lưỡng, tránh để hàng hóa bị xô lệch trong quá trình vận chuyển.

Ghi nhãn rõ ràng: Tên hàng hóa, người gửi, người nhận, số điện thoại liên hệ.

3. Sắp xếp hàng hóa trên xe

Việc sắp xếp hàng hóa trên xe một cách khoa học và hợp lý không chỉ giúp bảo vệ hàng hóa mà còn đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển.

Hàng hóa phải được sắp xếp chắc chắn, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe, không làm mất cân bằng của xe.

Tận dụng tối đa không gian thùng xe, giảm thiểu khoảng trống thừa.

Bảo vệ hàng hóa: Tránh va chạm, xô lệch trong quá trình vận chuyển.

Hàng nặng ở dưới, hàng nhẹ ở trên: Tránh gây áp lực lên các kiện hàng bên dưới.

Hàng dễ vỡ đặt ở vị trí an toàn: Tránh các góc cạnh, vị trí dễ va đập.

Sử dụng dây đai để cố định hàng hóa: Ngăn chặn hàng hóa bị xô lệch trong quá trình vận chuyển.

Để lại khoảng trống nhỏ giữa các kiện hàng: Giảm thiểu ma sát, tránh hư hỏng hàng hóa.

4. Kiểm tra xe trước khi vận chuyển

Trước khi bắt đầu vận chuyển, cần kiểm tra hệ thống làm lạnh của xe tải đông lạnh để đảm bảo hoạt động tốt. Đảm bảo cửa xe kín để tránh thoát nhiệt và đảm bảo nhiệt độ trong xe được duy trì ổn định.

Việc kiểm tra kỹ lưỡng xe trước khi vận chuyển là một bước vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả tài xế, hàng hóa và những người tham gia giao thông khác.

Một chiếc xe trong tình trạng tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố trên đường và đảm bảo hàng hóa được giao đến nơi an toàn.

Kiểm tra hệ thống làm mát: Đảm bảo xe hoạt động ổn định, đặc biệt đối với xe đông lạnh.

Kiểm tra lốp xe: Đảm bảo lốp xe đủ hơi, không bị mòn.

Kiểm tra hệ thống phanh: Đảm bảo phanh hoạt động tốt.

5. Trong quá trình vận chuyển

Tuân thủ tốc độ quy định, tránh tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần dừng xe để khắc phục ngay lập tức.

Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác, đặc biệt khi di chuyển trên đường trơn trượt hoặc vào ban đêm.

Lái xe an toàn: Tránh phanh gấp, tăng tốc đột ngột.

Kiểm tra hàng hóa định kỳ: Đặc biệt đối với các chuyến đi dài.

Tránh để xe quá tải: Ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe và an toàn giao thông.

6. Các lưu ý khác

Ngoài những yếu tố đã đề cập ở trên, còn một số lưu ý khác mà tài xế và các đơn vị vận chuyển cần quan tâm để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra an toàn và hiệu quả:

Luôn mang theo đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng để đối chiếu khi cần thiết.

Giấy phép vận chuyển: Đối với các loại hàng hóa đặc biệt như hàng nguy hiểm, hàng dễ cháy nổ, cần có giấy phép vận chuyển đầy đủ.

Bảo hiểm hàng hóa: Nên mua bảo hiểm hàng hóa để phòng trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Bảo quản giấy tờ vận chuyển: Hóa đơn, chứng từ…

Tuân thủ luật giao thông: Tránh vi phạm, gây ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.

Liên lạc thường xuyên với khách hàng: Thông báo tình hình vận chuyển, giải quyết các vấn đề phát sinh.

II. Nhiệt độ bảo quản phù hợp cho từng loại hàng hóa

Thực Phẩm Tươi Sống

Thực phẩm tươi sống như rau củ, thịt, và cá cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C. Đây là khoảng nhiệt độ lý tưởng để giữ thực phẩm tươi ngon, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và giữ nguyên các dưỡng chất.

Thực Phẩm Đông Lạnh

Các sản phẩm đông lạnh như thịt, hải sản và kem cần được bảo quản ở nhiệt độ từ -18°C đến -20°C. Nhiệt độ này giúp duy trì tình trạng đông lạnh của sản phẩm, tránh tình trạng tan chảy và giữ nguyên hương vị cũng như chất lượng.

Dược Phẩm

Dược phẩm thường có những yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt hơn, với nhiệt độ dao động từ 2°C đến 8°C. Việc duy trì nhiệt độ này giúp đảm bảo hiệu quả của thuốc và ngăn ngừa sự thay đổi hóa học có thể làm giảm tác dụng của dược phẩm.

Hoa Quả

Hoa quả cũng cần được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp để giữ độ tươi ngon và tránh hư hỏng. Nhiệt độ bảo quản thường từ 4°C đến 12°C, tùy thuộc vào loại hoa quả.

III. Cách duy trì nhiệt độ trong xe đông lạnh

Việc duy trì nhiệt độ ổn định trong xe đông lạnh là yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống, dược phẩm. 

Trước khi vận chuyển:

Kiểm tra hệ thống làm lạnh đảm bảo hệ thống làm lạnh hoạt động tốt, không có rò rỉ gas, các bộ phận hoạt động trơn tru. Sắp xếp hàng hóa hợp lý tránh xếp hàng quá cao hoặc quá gần các thiết bị làm lạnh để không cản trở luồng khí lạnh.

Đóng kín cửa xe kiểm tra kỹ các mối nối, đảm bảo cửa xe kín để tránh thoát nhiệt. Điều chỉnh nhiệt độ đặt nhiệt độ phù hợp với từng loại hàng hóa.

Trong quá trình vận chuyển:

Theo dõi nhiệt độ liên tục sử dụng các thiết bị đo nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ bên trong thùng xe thường xuyên. Điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình thực tế.

Chỉ mở cửa khi thật cần thiết và trong thời gian ngắn nhất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đỗ xe ở nơi râm mát, che chắn thùng xe nếu cần thiết.

Kiểm tra hệ thống làm lạnh định kỳ: Nghe tiếng máy nén, kiểm tra các đèn báo hiệu để phát hiện sự cố kịp thời.

Nhiều trường hợp vận chuyển hàng đông lạnh bị hư hỏng do tài xế không kiểm soát được điều kiện bảo quản trong thùng xe.

Nguyên nhân có thể đến từ hệ thống làm lạnh gặp trục trặc hoặc không được vệ sinh thường xuyên, nên khả năng làm lạnh thiếu ổn định. Vì thế, việc tuân thủ lịch bảo dưỡng xe là điều cần thiết để giảm thiểu mọi rủi ro trong vận chuyển hàng lạnh. 

IV. Cách bảo quản hàng đông lạnh trong quá trình vận chuyển?

Hàng đông lạnh được bảo quản như thế nào là thắc mắc của không ít chủ hàng cũng như các Doanh nghiệp vận tải hàng lạnh

1. Cách đóng gói, bảo quản hàng đông lạnh đi xa

Mọi người đều thống nhất rằng, đóng gói và bảo quản hàng đông lạnh là khâu quan trọng nhất để đảm bảo vận chuyển hàng đông lạnh an toàn. Tùy thuộc vào loại sản phẩm, bạn sẽ muốn sử dụng phương pháp đóng gói phù hợp nhất.

Bao bì giấy, thùng giấy, túi zip hoặc hộp xốp, hộp đá chuyên dụng và các phương pháp khác để đảm bảo thực phẩm đến đích trong tình trạng hoàn hảo đều là những lựa chọn để đảm bảo độ tươi ngon.

* Hoa, rau và trái cây đang được đóng gói:

  • Hàng hóa phải được bảo vệ khỏi hư hỏng bằng cách gói chúng trong giấy gói bảo vệ và đóng gói trong hộp hoặc bao tải các tông;
  • Khi các gói hàng được xếp chồng lên nhau, vật liệu đóng gói phải đủ chắc để nâng đỡ trọng lượng của chồng hàng;
  • Luôn phải đảm bảo hàng hóa được bảo vệ đúng cách và thông thoáng, các kiện hàng không bị quá tải cả về khối lượng và khối lượng.

* Các sản phẩm thực phẩm được đóng gói và đông lạnh:

  • Được đóng thành từng túi nhỏ với nhiều loại bao bì khác nhau vừa chống rò rỉ vừa có độ bền cao. Vật liệu đóng gói có độ dày tối thiểu 0,1mm, chẳng hạn như túi nylon, là thích hợp nhất. Ngoài một số loại thực phẩm đông lạnh phải hút chân không, bạn luôn nhớ buộc kín miệng túi để giữ lạnh khi đi du lịch;
  • Các gói nhỏ nên được đặt trong các hộp đóng gói để đảm bảo rằng chúng được bảo vệ trong quá trình vận chuyển. Vì chúng sẽ được xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển nên bạn phải chắc chắn rằng những hộp đóng gói này phải chắc chắn và có tuổi thọ cao.
Hàng đông lạnh rất dễ bị hư hỏng nên cần có phương pháp bảo quản đúng cách cho từng mặt hàng trong vận chuyển hàng đông lạnh.

2. Chọn lựa thời gian vận chuyển phù hợp

Xác định thời gian tối ưu để vận chuyển hàng đông lạnh trên một quãng đường dài được coi là một phương pháp đảm bảo rằng hàng hóa đến đích trong tình trạng tốt. Nếu thời gian vận chuyển kéo dài từ vài ngày trở lên, công việc bổ sung liên quan đến bảo quản không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng hóa. Các yếu tố sau có thể được xem xét khi lựa chọn phương thức vận chuyển:

  • Loại sản phẩm thực phẩm tươi sống phải vận chuyển;
  • Thời gian cần thiết để đóng gói khi vận chuyển, cũng như cách bảo quản đồ đông lạnh có thể vận chuyển đường dài;
  • Số lượng hàng hóa cần vận chuyển: hàng hóa vận chuyển với số lượng ít hay nhiều sẽ có nhiều phương án vận chuyển dành cho khách hàng.

V. Kinh nghiệm đóng gói hàng dễ vỡ

1. Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều chất liệu bọc hàng tốt trên thị trường. Để đảm bảo khi chuyển nhà, mọi đồ đạc của bạn đều được an toàn đến nhà mới, thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, các loại vật liệu độn, băng keo,…

2. Chuẩn bị màng PE, mút xốp bong bóng, xốp, vải, bìa carton cũ, giấy vụn, báo.

Tuỳ kích cỡ đồ vật cần vận chuyển mà bạn có thể sử dụng các trang bị bảo vệ khác nhau khi chuyển nhà:

+ Dùng màng PE bao bọc quanh đồ vật sẽ bảo vệ chúng không bị trầy xước, mất tính thẩm mỹ khi đóng gói vận chuyển 

+ Mút xốp bong bóng sẽ là trợ thủ đắc lực khi bạn vận chuyển những chai, lọ thuỷ tinh, bảo vệ tối đa đồ đạc của bạn va chạm vào những đồ vật khác.

+ Ngoài ra, bạn nên sử dụng xốp, vải, bìa carton cũ để làm lót trước và sau khi xếp đồ vào thùng cũng như chèn vào những chỗ trống để cố định đồ đạc, tránh bị va đập lúc di chuyển. 

+ Những tờ báo cũ sẽ là trợ thủ đắc lực khi bạn đóng gói những món đồ dễ vỡ như chén, đĩa, tô thuỷ tinh…

3. Đánh dấu “hàng dễ vỡ” lên một gói hàng

Khi đóng gói đồ đạc chuyển nhà, bạn nên đánh dấu “hàng dễ vỡ” hoặc “hàng dễ hỏng” trực tiếp trên thùng hàng để nhân viên giao hàng, bốc xếp có thể lưu ý nhẹ tay hơn. Ngoài ra, bạn nên phân loại các thùng hàng dễ vỡ và các thùng bình thường để khi vận chuyển có thể đặc biệt lưu ý nhẹ tay hơn. 

Lưu ý cuối cùng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng. Không nên dùng dây thừng, dây vải,… để buộc hàng hóa. Đảm bảo quấn băng keo nhiều vòng xung quanh thùng hàng để tạo áp lực, hạn chế va đập với hàng hoá khác làm vỡ hàng bên trong.

4. Nguyên tắc xếp hàng dễ vỡ lên xe khi vận chuyển hàng hoá

Phân loại đồ đạc

Nếu bạn muốn thực hiện việc chuyển nhà hợp lí, việc phân loại hàng trước là thực sự cần thiết. Nếu hàng hoá có kích thước và khối lượng khác nhau thì đây là nguyên tắc quan trọng cần cân nhắc trước tiên. Bạn nên phân loại dựa theo kích thước, các kiện lớn, nhỏ và dễ vỡ cần bố trí khác khu vực để hạn chế va đập.

Xếp hàng lên xe chuyển nhà

Hãy xếp các thùng theo từng hàng một cách cố định và ngay ngắn, hạn chế hàng lớn đè hàng nhỏ và rơi vỡ lộn xộn. Để đảm bảo an toàn thì nên xếp hàng hóa cồng kềnh trước rồi sau đó là hàng hoá nặng và cuối cùng là các loại hàng hóa nhẹ.

Hạn chế tối đa khoảng trống 

Xếp hàng lên xe chuyển nhà thì càng phải chú ý, nếu mất cân bằng trọng lượng trong thùng tải thì rất dễ gặp nguy hiểm. Vì vậy hãy phân bổ trọng lượng trên thùng xe một cách hợp lý, những khu vực không có đồ thì nên chèn vào các túi khí để tránh va đập, đổ bể trong thùng.

VI. Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa lên xe tải đối với 4 loại hàng phổ biến

1. Sắp xếp các loại hàng hóa thông thường

Các loại hàng hóa thông thường như trái cây, rau củ, hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm,… Hàng này thường được đóng gói theo thùng dạng hộp vuông hoặc chữ nhật.

Bạn có thể tính toán kích thước hàng hóa và đối chiếu với kích thước dài x rộng x cao của thùng xe.

Từ đó có hướng sắp xếp hàng hóa hợp lý, tối ưu không gian trong lòng thùng. Hàng hóa cần được xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng hàng thẳng.

Các thùng hàng cùng loại hàng có kích thước đóng gói giống nhau nên đặt xếp chồng lên nhau.

Đối với hàng hóa chứa chất lỏng, khối lượng nặng thì xếp bên dưới. Hàng hóa cấu thành từ vật liệu cứng, hàng có khối lượng nhẹ thì xếp lên trên.

Đối với hàng có bề mặt không phẳng, gồ ghề, có các góc vát không vuông.

Hoặc với thùng hàng chung chứa nhiều đồ đạc, gói hàng kích thước khác nhau thì nên để vào một góc riêng cho gọn gàng.

Hàng hóa cần được xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng hàng thẳng

2. Cách sắp các vật dụng, đồ đạc trong nhà ở hoặc văn phòng lên thùng xe tải

Các vật dụng, đồ đạc trong nhà ở hoặc văn phòng như đồ nội thất, chăn màn, đồ điện máy, đồ dùng nhà bếp, thiết bị công nghệ,…

Các đồ vật này thường khá là đa dạng về loại hàng, kích thước, hình dạng.Do đó, gây khó khăn cho việc xếp gọn lên thùng xe và đảm bảo an toàn cho đến điểm giao.

Để khắc phục vấn đề này thì bạn cần áp dụng các nguyên tắc xếp hàng hóa.

Các món đồ điện như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy tính,… và các vật nặng thì nên đặt để ở phía bên trong, sát cabin bởi đây là vị trí ít bị tác động.

Đối với đồ nội thất như bàn ghế, sofa, nệm, tủ và các vật có kích thước lớn khác thì nên để ở vị trí sát 2 bên hông của thùng xe. Cụ thể cách đặt là sẽ ưu tiên áp phần mặt phẳng của đồ vật (như lưng ghế, phần mặt nằm của nệm, lưng tủ,…) kề vào mặt bên hông thùng xe.

Các vật dụng có khối lượng nặng khác sẽ đặt giữa lòng thùng xe và phần không gian còn lại dành cho các đồ vật nhỏ hơn.

Nên phân loại các món đồ vật nhỏ và đóng gói vào các thùng hàng có kích thước vừa đủ chứa.

Sau đó, tận dụng các thùng hàng này để lấp đầy các khoảng trống trong thùng xe nhằm mục đích giảm thiểu khả năng hàng hóa bị xê dịch nhiều.

Các vật dụng có khối lượng nặng sẽ đặt giữa lòng thùng xe

3. Sắp xếp máy móc, thiết bị

Khi vận chuyển các mặt hàng máy móc, thiết bị cần có miếng lót để dầu nhớt không làm vấy bẩn thùng xe.

Nếu máy chứa xăng dầu, cần rút hết nhiên liệu ra khỏi máy để phòng ngừa sự cố cháy nổ.

Tốt nhất không nên xếp chồng máy lên nhau để tránh hư hại. 

Cần gia cố hàng hóa chắc chắn bằng dây chằng hoặc các miếng đế.

4. Sắp xếp hàng hóa dạng ống lên xe tải

Tùy vào kích thước của hàng hóa dạng ống mà ta sẽ có những cách sắp xếp cho phù hợp.

Nếu chiều dài ống ngắn hoặc nhỏ hơn so với đường kính: nên đặt đứng hàng.

Nếu kích thước chiều dài ống lớn hơn đường kính: nên đặt hàng nằm ngang hoặc dọc theo thân xe.

Nếu hàng có dạng ống trụ và bề mặt nhẵn, trơn: Có thể chia thành cụm, nhóm nhỏ rồi gia cố lại cho chắc chắn, chống trơn trượt khi xe đang di chuyển.

Vì có thể gây nguy hiểm cho cả phương tiện đang chở hàng và những người tham gia giao thông chạy gần đó nếu hàng rơi rớt.

Bạn có thể cố định các cuộn hàng lại với nhau và ràng chắc chắn vào thùng xe bằng các phương pháp và vật dụng phù hợp.

Như dùng dây chằng, dây xích, giá kê, miếng đệm, đồ dùng để chèn, lót giữa các cuộn hàng,…

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa dạng ống lên xe tải

Trên đây là toàn bộ thông tin về Bảo quản hàng hóa cho tài xế xe tải mà Ô Tô Phú Cường gửi đến bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sắp xếp, vận chuyển hàng hóa, có thể đảm bảo an toàn và tiết kiệm không gian, chi phí.


Nếu bạn đang tìm mua xe tải chất lượng, giá tốt nhất thị trường, hãy liên hệ ngay Ô tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Otophucuong.vn