Biển cấm ô tô tải: Các loại biển báo và mức phạt tài xế nên biết

NGÀY ĐĂNG: 01/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Biển cấm ô tô tải là một loại biển báo giao thông đường bộ được sử dụng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết rằng đoạn đường phía trước cấm tất cả các loại ô tô tải lưu thông, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Vậy làm thế nào để hiểu đúng và rõ về biển cấm ô tô tải, bài viết sau đây Phú Cường Auto gửi để khách hàng cũng như các bác tài hiểu rõ hơn nhé.

I. Các loại biển báo cấm xe tải cần phải biết

Trong quy định của quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT đã nêu rõ bảng cấm xe tải gồm có 4 biển đó chính là Biển số P.106 (a,b) (Cấm xe ô tô tải), biển số P.106c (Cấm các xe chở hàng nguy hiểm) và biển số P.107 (Cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải).

Có 4 loại biển báo cấm xe tải

Theo đó thì biển báo cấm xe tải thuộc nhóm biển báo cấm nhằm mục đích biểu thị những điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Các biển cấm này thường có hình dạng tròn màu trắng với viền màu đỏ bao quanh và bên trong vẽ hình xe tải màu đen. Riêng biển P.106c sẽ biểu thị hình ảnh đằng sau xe tải màu cam.

II. Hướng dẫn phân biệt các loại biển cấm xe tải

1. Biển số P.106 a

Biển Cấm xe ô tô tải P.106 a được thiết kế có hình tròn với nền trắng ở trong và viền đỏ bao quanh bên ngoài cùng với một vạch đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. Ở trung tâm biển là hình ảnh xe tải màu đen.

Biển số P.106 a thường được đặt tại các cung đường trong nội thành hay những chỗ cầu yếu hoặc là các đoạn đường hẹp với mục đích hạn chế ùn tắc giao thông.

Biển Cấm xe ô tô tải P.106 a

Dù là biển báo cấm ô tô tải tuy nhiên biển này không chỉ có hiệu lực mỗi ô tô tải mà còn bao gồm cả xe máy chuyên dùng và máy kéo.

Nếu như trước đây thì ô tô tải được xác định là những xe ô tô được dùng để chở hàng với khối lượng trên 1,5 tấn (bao gồm toàn bộ hàng hóa, người và các đồ vật trên xe mà không tính đến khối lượng gốc của xe).

Tuy nhiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 được Bộ Giao thông vận tải ban hành bắt đầu có hiệu lực vào 1/7/2020 thì đã quy định xe tải dưới 1,5 tấn không được coi là xe con khi tham gia giao thông.

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT đã quy định xe tải là các xe ô tô được trang bị với kết cấu được dùng để chuyên chở hàng hóa gồm cả ô tô kéo rơ moóc và ô tô đầu kéo cùng các loại xe tải VAN có khối lượng vận chuyển trên 950kg, xe pickup.

Cũng chính vì vậy mà các xe trên cũng đã bị cấm chạy vào làn đường dành cho xe con kể từ ngày quy chuẩn có hiệu lực.

Cũng chính vì thế mà các loại xe này cũng không được chạy vào các khu vực cấm xe tải theo giờ và tuân thủ thực hiện với những tuyến đường có đặt Biển số P.106 a.

2. Biển cấm xe tải P.106b

Biển Cấm xe ô tô tải P.106 b thiết kế với hình tròn có viền bên ngoài và nền trắng bên trong. Biển P.106b có vẽ vạch đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải.

Ở giữa biển có ảnh một chiếc ô tô tải màu đen với kí hiệu chữ và số màu trắng trên thùng xe 2,5t tương ứng với 2,5 tấn; 5t tương ứng với 5 tấn…

Biển báo P.106b Cấm xe ô tô tải

Biển báo P.106b thường xuất hiện tại những nơi cầu cống đã xuống thấp, không đủ điều kiện để xe tải trọng lớn lưu thông. Khối lượng chở của xe tải được mô tả trên biển tương ứng với với loại xe bị cấm.

Ví dụ như ở trong hình có ghi 2,5 t có nghĩa là cấm xe tải có tải trọng lớn hơn 2,5 tấn không được đi vào đường đã gắn biển này. 2,5 tấn ở đây là khối lượng của hàng hóa.

Vì nếu nếu xe tải có tổng khối lượng là 3,5 tấn nhưng hàng hóa nặng 2 tấn thì vẫn được phép đi vào.

3. Biển báo P.106c

Biển Cấm các xe chở hàng nguy hiểm P.106 b có hình dạng tròn với nền trắng và viền đỏ. Biển vẽ vạch đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải, ở giữa biển là hình phía sau của xe tải màu đen với thùng hàng màu cam.

Biển báo Cấm các xe chở hàng nguy hiểm P.106c

Hàng nguy hiểm ở đây là hàng hóa chứa các chất nguy hiểm bao gồm cả sức khỏe lẫn môi trường. Hàng hóa nguy hiểm như là: vật liệu nổ công nghiệp, chất phóng xạ, chất nổ, chất dễ gây cháy…

4. Biển báo P.107

Biển Cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải P.107 có dạng hình tròn với nền trắng và bao quanh bởi nền đỏ. Trên biển có hình ảnh xe khách ở góc phải trên cùng và xe tải ở góc trái dưới cùng. Hai xe được ngăn cách bởi đường chéo màu đỏ.

Biển báo Cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải P.107

Biển P.107 được dùng để thông báo cấm xe chở khách và các loại xe tải (bao gồm cả các xe dùng để thi công, máy kéo) không bao gồm các xe được ưu tiên.

II. Tổng hợp các mức phạt đối với các phương tiện vi phạm biển cấm xe tải

Mức phạt khi vi phạm các biển cấm xe ô tô

Điều 25 Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT quy định rõ người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh trên biển cấm.

Trong trường hợp người điều khiển xe không tuân thủ các biểu thị trên biển cấm ô tô sẽ vi phạm lỗi và bị xử phạt hành chính. Mức phạt cụ thể đối với từng lỗi vi phạm như sau:

– Dừng xe nơi có biển báo “Cấm dừng xe và đỗ xe”: Phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng.

– Lỗi đỗ nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

– Lỗi quay đầu xe tại nơi có biển ”Cấm quay đầu xe”: Phạt eifn từ 800.000 -1.000.000 đồng.

– Lỗi rẽ trái tại nơi có biển “Cấm rẽ trái” và lỗi rẽ phải tại nơi có biển “Cấm rẽ phải”: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

– Lỗi lùi xe tại đường có biển “Cấm đi ngược chiều”: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

– Lỗi đi vào đường có biển báo nội dung cấm đi vào: Mức phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

– Lỗi xe đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều tại nơi có biển “Cấm đi ngược chiều”: Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.

– Lỗi vượt xe tại đường có biển cấm ô tô vượt: Mức phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.

II. Giờ cấm xe tải ở một số thành phố lớn

1. Giờ cấm xe tải ở TPHCM

Nếu bạn đang không biết Sài Gòn cấm xe tải mấy giờ thì những thông tin sau đây chắc hẳn sẽ giải đáp được vấn đề đó.

Theo Quyết định 23/2018/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân TPHCM thì giờ cấm xe tải được quy định như sau:

Đối với loại xe tải nhẹ (dưới 2.500 kg): thì không được phép lưu hành trong khu vực nội thành trong khung giờ từ 6h – 9h và 16h-20h hàng ngày.

Đối với các loại xe tải nặng: sẽ không được phép lưu thông vào trong khu vực nội thành trong khung giờ từ 6h đến 22h hàng ngày (trừ các tuyến đường cho phép lưu thông.

Một số đường cấm xe tải ở TPHCM trong khoảng từ 9 đến 16 giờ

Đường Mai Chí Thọ, đường Trần Xuân Soạn, Phạm Thế Hiển, quốc Lộ 50, hành lang đăng kiểm xe 50.01s, hành lang đăng kiểm xe 50.03V, đường Phú Châu (và ngược lại), hành lang đăng kiểm xe 50.03S và đường Phạm Văn Đồng đến Quốc Lộ 13.

Giờ cấm xe tải ở TP. Hồ Chí Minh

2. Giờ cấm xe tải qua hầm Thủ Thiêm

Dưới đây là các khung giờ cấm xe tải đi qua hầm Thủ Thiêm và một số loại xe bị cấm:

Các loại xe vận tải sở hữu tải trọng dưới 2,5 tấn sẽ bị cấm lưu thông từ 6h đến 8h và 16h đến 20h mỗi ngày.

Xe sở hữu tổng tải trọng dưới 5 tấn sẽ bị cấm lưu thông trong khoảng thời gian từ 6h đến 8h và 16h đến 20h hàng ngày.

Các loại xee tải có cân nặng từ 2,5 tấn trở lên sẽ không được lưu thông trong khoảng từ  6h đến 21h.

Các loại xe sở hữu tổng trọng tải trên 5 tấn (xe tải nặng) không được lưu thông  từ 6h đến 21h.

Các loại xe có tải trọng trên 30 tấn sẽ bị cấm đi qua 24/24. Các loại xe này bao gồm xe kéo rơ moóc, sơmi rơ mooc sở hữu chiều cao trên 4,2m. Những loại xe có chiều ngang lớn hơn 2.5m thì không được lưu thông qua hầm trừ khi có giấy phép.

Giờ cấm xe tải hầm thủ thiêm

3. Giờ cấm xe tải Hà Nội

Giờ cấm xe tải Hà Nội 2019 được quy định như sau:

Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội nói riêng và các loại xe tải có trọng lượng dưới 1,25 tấn sẽ bị cấm trong khung giờ từ 6:00-9:00 và từ 15:00 – 21:00, ngoài khung giờ này thì các phương tiện này sẽ được phép hoạt động như bình thường.

Các loại xe tải có trọng lượng từ 1,25 tấn đến dưới 2,5 tấn chỉ được phép lưu thông trong khoảng thời gian từ 21:00h đến 6:00h. Ngoài thời gian này thì cần phải có giấy phép lưu hành của các cơ quan có thẩm quyền mới được phép hoạt động.

Các loại xe tải có trọng lượng trên 2,5 tấn thường bị cấm hoạt động từ 6:00h-21:00h hàng ngày.

Giờ cấm xe tải trên 10 tấn, xe siêu trường, siêu trọng

Các loại xe có trọng tải trên 10 tấn thường chỉ được hoạt động trong khoảng thời gian từ 21:00 – 6:00 (phải có giấy phép lưu hành).

Các khung đường xe tải bị hạn chế lưu hành

Đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng đến Đại lộ Thăng Long, đường 70 (từ Đại lộ Thăng Long kéo dài đến đường số 72), đường số 72, đoạn đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), đường Phúc La, Văn Phú, đường Phùng Hưng (thuộc địa bàn quận Hà Đông), đường Cầu Bươu, đường Phát Vân, khu vực cầu Thanh Trì, đường Nguyễn Văn Linh và đoạn đường Ngô Gia Tự đi vào trung tâm thành phố.

I.  Các loại biển báo các bác tài hay phớt lờ

1. Biển Stop

Biển báo Stop

Theo Quy chuẩn 41/2019, biển Stop mang mã số R.122 có ý nghĩa là “Dừng lại”.

Biển báo này có hiệu lực buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi.

Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người tham gia giao thông chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Biển Stop thường được đặt trên đường không ưu tiên (ngõ nhỏ, đường nhánh), trước điểm giao nhau với đường lớn, để báo hiệu cho người lái xe phải dừng lại quan sát, nhường đường cho các xe trên đường lớn trước khi nhập làn.

2. Biển giao nhau với đường ưu tiên

Biển báo giao nhau đường ưu tiên tam giác màu vàng 

Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên sẽ xuất hiện biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” là một tam giác vàng, viền đỏ có đỉnh tam giác quay xuống.

Khi nhìn thấy biển này, tài xế cần hiểu mình đang đi ở đường không ưu tiên, vì vậy cẩn cẩn thận nhường đường cho xe trên đường ưu tiên.

3. Biển Giao nhau với đường không ưu tiên

Biển giao nhau với đường không ưu tiên (tam giác vàng)

Ngược lại với biển giao nhau đường ưu tiên là biển giao nhau với đường không ưu tiên. Các xe đi trên đường lớn khi tới gần nơi giao nhau không đèn tín hiệu với đường nhỏ, ngõ ngách, hẻm, sẽ có biển “giao nhau với đường không ưu tiên”.

Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

Tuy vậy, tài xế vẫn cần quan sát cẩn thận, giảm tốc độ khi tới đường giao nhau để sẵn sàng ứng phó các tính huống, không nên ỉ lại rằng đang đi trên đường ưu tiên để chủ quan.

Nếu không tuân thủ các biển báo này, tài xế sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ phạt tiền 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng.

4. Biển cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác

Biển cấm P.126 để cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác. Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác.

Được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy. Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt ôtô tải.

Biển hết hiệu lực cấm khi có biển “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí cắm biển “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Cần lưu ý rằng biển cấm P.126 chỉ có hiệu lực với các loại xe tải có khối lượng chuyên chở trên 3.500kg, các loại xe tải có khối lượng chuyên chở ít hơn không chịu sự quy định của biến cấm này.

Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển).

5. Biển quy định tốc độ tối đa theo làn đường và theo chủng loại xe

Biển quy định tốc độ tối đa theo làn đường P.127b, xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển quy định tốc độ tối đa theo chủng loại xe P.127c, các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

III. Các quy trình  thực hiện đăng kiểm

Bước 1: Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay không. Bạn nên đảm bảo rằng biển số xe không bị lỏng hoặc không đủ chắc chắn trên xe.

Bước 2: Lau sạch số máy và tìm số khung. Nếu bạn không biết tìm số khung, hãy xem trong giấy đăng ký xe hoặc hỏi các chuyên gia đăng kiểm.

Bước 3: Kiểm tra các chất lỏng trong xe như nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái để đảm bảo chúng đủ và không bị rò rỉ hoặc bất ổn.

Bước 4: Kiểm tra 4 bánh xe. Kiểm tra xem chúng có bị mòn hay dính đinh không và đảm bảo chúng có đủ áp suất.

Bước 5: Kiểm tra hệ thống đèn trên xe. Kiểm tra xem đèn trước, đèn sau, xi-nhan, đèn pha, đèn hậu và đèn phanh có hoạt động bình thường không.

Bước 6: Kiểm tra cần gạt nước và phun nước. Kiểm tra xem chúng có hoạt động tốt không để đảm bảo bạn có thể xem được đường trong mọi thời tiết.

Bước 7: Kiểm tra bảng đồng hồ. Kiểm tra các chỉ số trên bảng đồng hồ như vòng tua máy, nhiệt độ nước và mức nhiên liệu để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.

Bước 8: Kiểm tra hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa và tay mở. Đảm bảo rằng dây đai an toàn, chốt cửa và tay mở hoạt động tốt để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Bước 9: Kiểm tra phanh tay. Đảm bảo rằng phanh tay hoạt động tốt và không bị kẹt.

Bước 10: Bảo dưỡng xe. Nếu cần, hãy bảo dưỡng xe của bạn trước khi đăng kiểm để đảm bảo rằng nó hoạt động tốt và an toàn khi lưu thông trên đường.

III. Chu kỳ đăng kiểm xe tải theo pháp luật quy định

Theo Phụ lục VII của Thông tư 70/2012/TT-BGTVT, các quy định mới về đăng kiểm xe tải hiện nay như sau:

  • Đối với ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 7 năm thì thời gian đăng kiểm lần đầu theo quy định là 24 tháng. Sau khi đăng kiểm lần đầu thì chu kỳ đăng kiểm xe tải định kỳ là 12 tháng. Nếu sau 24 tháng kể từ khi mua xe lần đầu và 12 tháng ở những lần sau mà không tiến hành đăng kiểm thì sẽ bị phạt.
  • Thời hạn đăng kiểm định kỳ đối với các loại xe như ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 7 năm và rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm là 6 tháng. Nếu xe đã được cải tạo, thời hạn đăng kiểm lần đầu sẽ là 12 tháng và sau đó chu kỳ đăng kiểm xe tải tiếp theo sẽ là 6 tháng một lần.

Theo đó, những loại xe thay đổi kết cấu hình dạng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành cơ giới có thời hạn đăng ký lần đầu là 12 tháng, sau đó đăng kiểm định kỳ 6 tháng.

Việc đăng kiểm xe tải đúng kỳ hạn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho người lái xe và người tham gia giao thông khác.

IV. Vi phạm biển báo cấm xe tải bị phạt như thế nào?

Nếu thấy cắm biển cấm xe tải mà tài xế vẫn cho xe tải, máy kéo, xe máy chuyên dùng đi vào thì có thể bị phạt xử phạt vi phạm giao thông về lỗi đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.

Phương tiện

Đi vào đường có cắm biển cấm xe tải

Đi vào đường có cắm biển cấm xe tải gây tai nạn

Ô tô tải Phạt 02 – 03 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

(Theo điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5)

Phạt 10 – 12 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Theo điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng 400.000 – 600.000 đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 tháng

(Theo điểm b khoản 3 và điểm a khoản 10 Điều 7)

Phạt 06 – 08 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng

(Theo Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7)


Trên đây thông tin về các biển báo cấm xe tải và mức phạt vi phạm mà Phú Cường Auto tổng hợp được mà mọi tài xế đều nên biết.  Bạn có nhu cầu mua xe tải, Liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận ưu đãi trong tháng này nhé.

Lợi ích khi mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:

  • Tiết kiệm chi phí: Giá xe cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Xe tải chất lượng cao giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe tải.
  • Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa chuyên nghiệp.

Ô tô Phú Cường là đại lý ủy quyền chính thức của nhiều thương hiệu xe tải nổi tiếng như: JAC, Dongfeng, Chenglong, Faw, SRM, Hyundai,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Phú Cường đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường xe tải Việt Nam.

Chính sách ưu đãi:

  • Giá xe cạnh tranh, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng lên đến 80% giá trị xe, lãi suất ưu đãi.
  • Thủ tục mua xe nhanh chóng, đơn giản.
  • Bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Tư vấn bán hàng chuyên nghiệp:

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
  • Sẵn sàng tư vấn cho khách hàng lựa chọn được dòng xe phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về xe, giá cả, chương trình khuyến mãi.

Chăm sóc khách hàng tận tâm:

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chu đáo.
  • Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ.
  • Cung cấp phụ tùng chính hãng, giá cả cạnh tranh.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7.

Bảo dưỡng tốt:

  • Hệ thống xưởng dịch vụ rộng rãi, hiện đại.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
  • Sử dụng dụng cụ, thiết bị tiên tiến.
  • Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe nhanh chóng, chất lượng.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 04/4/2024)