Ngồi lái xe trong thời gian dài, cột sống sẽ phải chịu áp lực lớn vì phải gánh trọng lượng nửa trên của cơ thể.
Bên cạnh đó, các bác tài cũng ít có cơ hội vận động nhiều nên dễ khiến máu lưu thông không được tốt, dẫn đến cơ co cứng, gây đau lưng.
21 cách đơn giản dưới đây sẽ có thể giúp bạn giảm và tránh đau lưng một cách hiệu quả.
NỘI DUNG
- I. Nguyên nhân gây đau lưng khi lái xe ô tô
- II. 20 cách giúp tài xế giảm đau lưng khi lái xe
- 1. Điều chỉnh chiều cao ghế cho phù hợp
- 2. Ngả lưng ghế vừa phải
- 3. Căn chỉnh vô lăng phù hợp và đặt tay lên vô lăng đúng vị trí
- 4. Điều chỉnh vị trí đặt chân
- 5. Điều chỉnh gương
- 6. Điều chỉnh tựa đầu
- 7. Sử dụng gối tựa đầu và đệm lưng ghế
- 8. Trang bị công cụ hỗ trợ thắt lưng
- 9. Sử dụng đai lưng cột sống giảm đau lưng khi lái xe
- 10. Không để đồ trong túi quần sau
- 11. Vào xe đúng cách
- 12. Thắt dây an toàn
- 13. Thư giãn gân cốt khi có thể
- 14. Nghỉ giải lao thường xuyên
- 15. Chườm nóng hoặc chườm lạnh khi đau lưng
- 16. Tập thể dục thường xuyên
- 17. Bổ sung nước cho cơ thể
- 18. Bổ sung thực phẩm có khả năng chống đau, chống viêm
- 19. Sử dụng thuốc giảm đau tạm thời
- 20. Sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp giảm đau lưng
- III. Những bài tập bên trong cabin giúp giảm đau lưng cho tài xế
- IV. Bài tập bên ngoài cabin giúp giảm đau lưng cho tài xế
- V. Các bài tập thể dục tại nhà giúp giảm đau lưng cho tài xế
- VI. Một số bài thuốc dân gian giảm đau lưng hiệu quả
I. Nguyên nhân gây đau lưng khi lái xe ô tô
Khi xe chuyển động, tăng giảm tốc, cơ thể tài xế sẽ phải chịu nhiều lực khác nhau, bao gồm cả rung động lên xuống của toàn thân, khi chiếc xe lắc lư từ bên này sang bên kia.
Khi này, cột sống lưng dưới chịu nhiều tác động và tải trọng cao.
Dẫn đến khó chịu về tư thế cũng như tăng nguy cơ chấn thương và đau lưng dưới khi lái xe ô tô trong thời gian dài.
Các bác tài hay gặp phải tình trạng đau lưng khi ngồi lái xe một thời gian dài
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng khi điều khiển xe, bao gồm:
Ngồi sai tư thế.
Lái xe đường dài không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Ngồi lâu trong một tư thế khiến lưng chịu áp lực.
Do các bệnh lý về cột sống.
II. 20 cách giúp tài xế giảm đau lưng khi lái xe
1. Điều chỉnh chiều cao ghế cho phù hợp
Độ cao của ghế lái vừa vặn sẽ giúp bác tài dễ dàng bao quát tầm nhìn, tránh được các tình huống va chạm ngoài ý muốn cũng như giảm thiểu tình trạng đau mỏi lưng cổ.
Không nâng ghế quá cao vì sẽ khiến hạn chế lưu thông máu trong cơ thể.
Cũng không nên để quá thấp vì khi đó chân và thắt lưng của bạn sẽ phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể, điều này có thể gây áp lực lên các khớp và gây đau.
Nên để độ cao của ghế sao cho vừa vặn với vô lăng, không cần phải rướn người về trước.
Điều chỉnh chiều cao ghế cho phù hợp giúp tư thế ngồi thoải mái, dễ dàng quan sát
Cách điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp:
Bước 1: Đặt ghế ở vị trí thấp nhất.
Bước 2: Từ từ nâng ghế lên. Dừng lại khi mép trước của ghế chạm vào mặt sau của đùi.
Đảm bảo đầu gối của bác tài không chạm vào đáy ghế vì điều này không tốt cho quá trình lái xe. Phải có khoảng cách ít nhất 2 ngón tay ở giữa.
Đầu gối ít nhất phải cao bằng hông hoặc hơn một chút.
Kiểm tra để đảm bảo rằng tài xế có thể nhấn hết bàn đạp mà không cần phải vươn người.
Nếu không thể điều chỉnh độ cao của ghế, bác tài có thể thử sử dụng một tấm đệm để nâng mình lên độ cao phù hợp, thoải mái nhất.
2. Ngả lưng ghế vừa phải
Một cách giúp giảm đau lưng cho tài xế khi lái xe hiệu quả là điều chỉnh độ nghiêng của ghế.
Góc giữa lưng ghế và chân ghế phải nằm trong khoảng 100 – 110 độ, không quá ngả về phía sau.
Độ nghiêng này sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm của thắt lưng.
Điều này sẽ ngăn chặn việc ngồi tụt xuống dưới hoặc vươn người về phía trước quá nhiều.
Để kiểm tra, người lái chỉ cần ngồi đúng tư thế lái xe và đặt tay lên điểm trên cùng của bánh lái, nếu không cảm thấy có gì bất tiện, tức là độ nghiêng của ghế lái đã được thiết lập đúng.
Độ nghiêng ghế vừa phải sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm của thắt lưng
Cách điều chỉnh độ nghiêng của ghế phù hợp:
Bước 1: Bắt đầu ngồi ở tư thế thẳng lưng hoàn toàn, góc ghế 90 độ.
Bước 2: Ngả lưng ghế cho đến khi bác tài bắt đầu cảm thấy thoải mái ở phần thắt lưng, không nên lùi xa hơn 10 đến 20 độ.
Đảm bảo rằng không ngả người quá xa để tài xế có tầm nhìn rõ trên đường lái.
3. Căn chỉnh vô lăng phù hợp và đặt tay lên vô lăng đúng vị trí
Điều chỉnh vô lăng sai cách rất dễ gây cảm giác mệt mỏi khi chạy đường dài.
Khi đó, áp lực dồn lên tay, vai và lưng phải căng ra khi lái xe. Lái xe một thời gian dài sẽ gây tình trạng đau vai, lưng cho tài xế.
Thêm vào đó, điều chỉnh vô lăng sai còn khiến thao tác lái chậm, nếu như gặp phải những tình huống bất ngờ có thể không xử lý kịp.
Phần lớn những lái mới đều cho rằng hai bàn tay phải được đặt ở vị trí 10 giờ và 2 giờ của vô lăng, hoàn toàn sai lầm.
Tư thế tốt nhất khi cầm nắm vô lăng là:
Bàn tay thấp hơn vai, đặt ở vị trí 3h và 9h
Khuỷu tay gập tạo góc 120 độ khi nắm lấy vô lăng.
Khoảng cách cột vô lăng nên giữ ở mức 30 cm hoặc nhỏ hơn 45 cm là hợp lý, tính từ tâm trục đến xương ức.
Căn chỉnh vô lăng song song với góc của lưng ghế để dễ dàng quan sát cũng như thao tác hệ thống điều khiển.
Nếu bác tài đang gặp vấn đề về vai và cổ, cũng có thể thử tư thế 4 giờ và 7 giờ.
Tư thế tốt nhất khi cầm nắm vô lăng là bàn tay thấp hơn vai, đặt ở vị trí 3h và 9h
Ngoài ra, bác tài nên nắm chặt vô lăng chủ yếu bằng ngón tay và đầu ngón tay, đảm bảo rằng tay cầm được thả lỏng, giúp đỡ mệt mỏi.
Luôn giữ cả hai tay trên vô lăng, vì chỉ sử dụng một tay có thể khiến một bên vai phải làm việc nhiều hơn vai bên kia và gây khó chịu.
4. Điều chỉnh vị trí đặt chân
Nhiều lái xe mới vào nghề để bàn chân trái dưới bàn đạp côn, hoặc vuông góc với sàn xe.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thao tác trên xe mà còn làm cho tư thế ngồi không vững vàng, chắc chắn, dẫn đến đau lưng mỏi cổ.
Tốt nhất, bác tài nên để bàn chân ở đúng vị trí giá đỡ đã thiết kế trên xe, để cơ thể thoải mái nhất, giảm đau lưng khi lái xe.
Với loại xe không có chi tiết này, tài xế nên tự điều chỉnh bàn chân trái ở tư thế bàn chân hơi dốc lên song song với bàn đạp côn.
Đảm bảo khoảng cách từ vị trí đặt bàn chân đến vị trí bàn đạp côn là gần nhất.
Điều chỉnh vị trí để có thể chạm vào bàn đạp và nhấn chúng được bằng quả bóng ở lòng bàn chân chứ không phải ngón chân.
Đặt chân ở đúng vị trí giá đỡ đã thiết kế trên xe giúp cơ thể thoải mái, giảm đau lưng khi lái xe
5. Điều chỉnh gương
Việc để gương chiếu hậu vừa với tầm lái sẽ giúp các tài xế dễ dàng quan sát phía sau và hai bên hông xe, đảm bảo an toàn và tránh được đau lưng, mỏi cổ.
Trên thực tế, vóc dáng mỗi người mỗi khác, góc nhìn trên gương vì vậy mà không giống nhau trên cùng một chiếc xe.
Điều chỉnh gương phù hợp giúp dễ dàng quan sát và tránh đau lưng, mỏi cổ
6. Điều chỉnh tựa đầu
Chi tiết nhỏ này thường bị người lái bỏ qua vì cho rằng nó không thực sự hữu dụng với những người phải lái xe đường dài hay trong thời gian lâu.
Tựa đầu nên được điều chỉnh cao hơn mí mắt và giữ ở khoảng cách 2 – 3cm so với đầu.
Điều chỉnh tựa đầu nên tạo góc nghiêng với lưng ghế để đem lại sự thoải mái cho lái xe.
Điều chỉnh tựa đầu phù hợp đem lại sự thoải mái khi lái xe
7. Sử dụng gối tựa đầu và đệm lưng ghế
Các bác tài có thể sử dụng gối tựa đầu và đệm lưng để ngồi lái thoải mái hơn.
Sử dụng gối tựa đầu khi lái xe giúp máu được lưu thông, đỡ được tình trạng mỏi cổ, đau lưng khi lái xe đường dài.
Ngoài việc giúp điều chỉnh độ cao của ghế và hỗ trợ cột sống, đệm lưng còn có thể giúp ngăn ngừa đau lưng hiệu quả cho tài xế.
Nếu bạn đang lái xe trên một con đường gập ghềnh, đệm sẽ đóng vai trò như một bộ giảm xóc, làm giảm rung động từ đường và sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Gối tựa đầu, đệm lưng giúp máu lưu thông, đỡ được tình trạng mỏi cổ, đau lưng khi lái xe đường dài
8. Trang bị công cụ hỗ trợ thắt lưng
Một số xe có công cụ hỗ trợ thắt lưng khá tốt, giúp tài xế giảm đau lưng khi lái xe đường dài.
Nếu xe không có, bác tài có thể sử dụng khăn hoặc áo cuộn lại, đặt phía sau, ngay trên xương hông và dựa lưng vào, có thể hỗ trợ thắt lưng, giảm đau nhức.
Chỉ cần một chiếc khăn hoặc áo cuộn lại, đặt phía sau sẽ giúp hỗ trợ thắt lưng hiệu quả
9. Sử dụng đai lưng cột sống giảm đau lưng khi lái xe
Đai lưng cột sống sẽ giúp tài xế cố định cột sống trước tác động rung lắc của xe, từ đó giảm được các cơn đau nhức, mỏi lưng.
Tùy tình trạng đau lưng của mình mà lựa chọn đai lưng cột sống cho phù hợp.
Các bác tài có thể sử dụng đai lưng cột sống để giảm đau lưng khi lái xe
10. Không để đồ trong túi quần sau
Bác tài nên lưu ý, đảm bảo túi sau quần luôn trống trước khi bắt đầu lái xe.
Việc để điện thoại hay ví tiền ở túi sau quần, khiến xương chậu sẽ bị nghiêng sang một bên và gây ra tình trạng lệch cột sống.
Điều này sẽ góp phần gây ra đau lưng cho các bác tài.
Không để đồ ở túi sau quần, khiến xương chậu sẽ bị nghiêng sang một bên và gây ra tình trạng lệch cột sống
11. Vào xe đúng cách
Rất nhiều người có thói quen ngồi xe là cho chân vào trước, mà không để ý rằng tư thế này rất dễ gây chuột rút, thậm chí là dẫn tới vẹo lưng gây đau.
Tư thế ngồi vào xe đúng nhất chính là đặt hông vào trước, khi ngồi yên vị trên ghế rồi mới bước chân vào và xoay người về đúng hướng.
Cách ngồi này sẽ giúp giảm tác động tới cột sống, giảm tình trạng đau lưng cho các bác tài.
Theo cách ngồi vào xe này, phần phía sau đùi sẽ tiếp xúc với ghế chứ không còn là phần xương cụt.
12. Thắt dây an toàn
Thắt dây an toàn ngoài việc giảm tác động mạnh còn giúp cố định tư thế một phần, giúp người bạn không bị lệch quá so với vô lăng.
Việc này đối với tài xế lái xe đường dài rất quan trọng, vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp giảm đau lưng khi lái xe trong thời gian lâu.
Thắt dây an toàn giúp cố định tư thế, cơ thể không bị lệch sang một bên, giảm đau lưng hiệu quả
13. Thư giãn gân cốt khi có thể
Một vài động tác kéo giãn khi chờ đèn đỏ là vô cùng cần thiết để tránh căng cơ liên tục, giảm đau lưng.
Đồng thời, các động tác này sẽ giúp thả lỏng các cơ, nhờ vậy giúp bác tài lái xe linh hoạt hơn.
14. Nghỉ giải lao thường xuyên
Theo kinh nghiệm lái xe, ngồi yên ở một vị trí quá lâu làm giảm lưu lượng máu và hạn chế việc cung cấp oxy cho cơ bắp.
Do đó, ít nhất hai đến ba giờ một lần bác tài nên tạm dừng lái xe để nghỉ ngơi.
Hiện nay, có rất nhiều điểm dừng trên đường, ngay cả trên đường cao tốc. Hãy dành chút thời gian để uống nước, đi rửa mặt hay đi vệ sinh.
Dùng một ít thức ăn cũng giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực.
Bác tài có thể đi bộ xung quanh và nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút để giúp lưu thông tuần hoàn máu, chân không bị tê và tăng cường sự tập trung khi quay trở lại lái xe.
Các bác tài có thể ghé trạm dừng để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, nạp chút năng lượng
15. Chườm nóng hoặc chườm lạnh khi đau lưng
Bác tài nên mang theo túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh tùy theo loại phù hợp nhất với tình trạng đau lưng của mình.
Tổn thương mãn tính cần chườm nóng và chườm đá đối với vết thương cấp tính.
Để túi chườm sau lưng trên ghế lái sẽ giúp thư giãn các cơ, giảm đau hiệu quả.
Hiện nay, hầu hết các xe ô tô hiện đại đều được trang bị ghế sưởi. Khi đau lưng, bác tài có thể làm nóng ghế, giúp lưu thông máu, thư giãn các khớp và cơ bị căng.
16. Tập thể dục thường xuyên
Một cách giảm đau lưng khi lái xe ô tô hữu ích dành cho tài xế đó là tập thể dục thường xuyên.
Có tác dụng tăng cường cơ lưng của bạn, cơ thể trở nên linh hoạt, giải phóng căng thẳng.
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, cơ xương thư giãn, giảm đau lưng
17. Bổ sung nước cho cơ thể
Uống nước vừa giúp cơ thể tỉnh táo, vừa cung cấp lượng nước vừa đủ để bôi trơn các khớp đốt sống, giúp giảm đau lưng.
Khi cơ thể thiếu nước, phần nhân nhầy hao hụt, dẫn đến tổn thương đĩa đệm và dẫn đến hiện tượng đau nhức.
18. Bổ sung thực phẩm có khả năng chống đau, chống viêm
Một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng như cá, rau quả, các loại hạt,…
Ngoài ra, bác tài cũng nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D như hàu, trứng, sữa,… giúp xương chắc khỏe, giảm các bệnh thoái hóa xương.
Đặc biệt, để tránh và giảm đau lưng, nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường.
Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.
Người bị đau lưng nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D
19. Sử dụng thuốc giảm đau tạm thời
Đối với những người có công việc đặc thù, thường xuyên phải ngồi ở ghế lái và điều khiển xe di chuyển đường dài thì đau lưng là tình trạng khó tránh khỏi.
Trong trường hợp cơn đau trở nên quá sức chịu đựng, người lái xe có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời.
Loại thuốc này sẽ giúp bác tài giảm ngay cơn đau lưng khi đang điều khiển phương tiện.
Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, bác tài nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau.
20. Sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp giảm đau lưng
Một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả, giúp tạo cảm giác thoải mái cho bác tài khi lái xe như rượu gừng, rượu nhàu,…
Dùng xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng lưng bị đau sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.
Cách dùng bài thuốc dân gian giảm đau lưng chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, cần kiên trì thực hiện để thấy rõ được tác dụng.
Một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả
III. Những bài tập bên trong cabin giúp giảm đau lưng cho tài xế
Đặc thù công việc phải thường xuyên di chuyển, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, khiến tài xế dễ mắc những vấn đề về sức khỏe như đau lưng, vai gáy hay nhức mỏi cơ.
Với bài tập trong xe, tài xế có thể tận dụng vài phút nghỉ ngơi để tranh thủ rèn luyện sức khỏe, tăng sự tỉnh táo trên hành trình dài.
1. Động tác 1: Xoa bóp nhẹ nhàng
Động tác này giúp xoa bóp nhẹ nhàng các vùng cơ tê, mỏi trong quá trình lái xe thời gian lâu
Bước 1: Dùng tay vuốt thẳng từ cằm lên tới trán, sau đó vuốt lên đầu, xuống gáy và sang 2 vai.
Bước 2: Dùng tay phải nắn bóp và xoa từ ót đến vai trái.
Bước 3: Ngồi thẳng, đặt 2 tay sau lưng, sau đó vuốt mạnh lên, xuống.
Bước 4: Dùng các đầu ngón tay ấn và xoay tròn trên vùng cơ lưng và 2 vai.
Bước 5: Nắm 2 tay lại gõ đều đặn trên vùng cơ lưng.
2. Động tác 2: Xoay người
Bước 1: Ngồi thẳng, giữ tay trên thành ghế.
Bước 2: Xoay vai trái về bên phải, sau đó xoay vai phải về bên trái.
Động tác này giúp thư giãn cơ lưng, giảm cảm giác đau mỏi
3. Động tác 3: Giãn cơ vai gáy
Động tác này có tác dụng giúp giãn cơ vai gáy, giảm đau lưng, đau vai cho tài xế.
Bước 1: Xoa ấm 2 lòng bàn tay với nhau và đan lại.
Bước 2: Choàng ra sau gáy đồng thời ma sát lướt qua trái, qua phải. Vẫn ở tư thế này, bóp cổ gáy 5 lần.
Bước 3: Tiếp tục giữ tư thế đan tay sao cho lòng bàn tay phải úp vào tai phải, lòng bàn tay trái úp lên đỉnh đầu, kéo căng về bên trái.
Bước 4: Thực hiện động tác với bên ngược lại.
Động tác này nhằm vận động cơ, khớp và đốt sống, lưu thông máu vùng cổ gáy, chống thoái hóa khớp.
Động tác này nhằm vận động cơ, khớp và đốt sống, lưu thông máu vùng cổ gáy, chống thoái hóa khớp
4. Động tác 4: Nghiêng đầu
Bước 1: Ngồi thẳng, nghiêng đầu sang phải cho lỗ tai chạm vào vai phải.
Bước 2: Nghiêng đầu sang trái cho lỗ tai trái chạm vào vai trái.
5. Động tác 5: Gập người
Tập động tác này giúp tài xế thư giãn cơ lưng, cơ đùi
Bước 1: Ngồi thẳng, dang 2 chân ra, 2 gối thẳng.
Bước 2: Đặt 2 tay trên 2 đùi, hít vào, thẳng người lên.
Bước 3: Thở ra, nghiêng người xuống bên phải, đồng thời bàn tay phải lướt dọc theo cẳng chân phải.
Bước 4: Làm tương tự với bên trái
IV. Bài tập bên ngoài cabin giúp giảm đau lưng cho tài xế
Khi có thời gian nghỉ lâu và không gian rộng hơn, tài xế có thể thực hiện các động tác giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu và giúp tỉnh táo với bài tập ngoài xe.
1. Động tác 1: Đá chân
Động tác đá chân này là một trong những động tác để phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng.
Bước 1: Đặt tay phải ra sau gáy, tay trái để ngửa và đưa ra sau thắt lưng.
Bước 2: Duỗi chân trái ra sau và hít vào.
Bước 3: Gập gối vào sát bụng, đồng thời thở ra.
Bước 4: Hít vào và duỗi chân trái ra sau.
Lặp lại 5 lần mỗi bên.
Bài tập ngoài xe bao gồm động tác đơn giản, dễ thực hiện
2. Động tác 2: Vươn vai
Động tác vươn vai này cũng là một cách hiệu quả để giúp anh em tài xế giãn các đốt sống lưng, giúp máu huyết lưu thông và giảm đau lưng hiệu quả.
Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay giơ lên cao, lòng bàn tay ngửa.
Bước 2: Xoay hai lòng bàn tay úp vào nhau, hít sâu bằng mũi và thở ra.
Bước 3: Buông lỏng 2 tay xuôi theo thân.
Động tác này để thư giãn thần kinh và xả cơ, giãn đốt sống
3. Động tác 3: Đá chân trước
Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng dọc theo thân người.
Bước 2: Hít vào, đưa chân phải ra trước, 2 tay đưa thẳng lên khỏi đầu, ưỡn bụng về phía trước.
Bước 3: Thở ra, hạ 2 tay xuống, rút chân phải về vị trí ban đầu. Sau đó đổi bên.
4. Động tác 4: Gập người
Bước 1: Đứng thẳng, hít vào, đưa 2 tay lên khỏi đầu.
Bước 2: Thở ra, gập người xuống cho 2 tay chạm vào bàn chân.
Động tác gập người giúp giảm đau lưng hiệu quả
5. Động tác 5: Ưỡn ngực
Bước 1: Đứng thẳng, lưng quay vào thành xe, 2 tay đặt trên eo.
Bước 2: Hít vào, 2 cùi chỏ chạm vào thành xe, ưỡn ngực ra phía trước.
Bước 3: Thở ra, 2 cùi chỏ trở về vị trí ban đầu.
6. Động tác 6: Nghiêng người
Bước 1: Đứng thẳng, lưng dựa vào thành xe.
Bước 2: Hít vào, nâng 2 tay lên cao.
Bước 3: Thở ra, nghiêng người về bên phải. Sau đó đổi bên.
Động tác này giúp vận động cơ, giãn đốt sống
V. Các bài tập thể dục tại nhà giúp giảm đau lưng cho tài xế
Một số động tác tập thể dục tại nhà có tác dụng kéo giãn cơ lưng, giúp giảm đau hiệu quả.
1. Động tác 1: Kéo đầu gối lên ngực
Động tác kéo đầu gối lên ngực có thể giúp kéo giãn cơ lưng dưới, giảm căng và đau.
Bước 1: Nằm ngửa, duỗi thẳng chân, kéo từng bên đầu gối lên gần ngực cho đến khi bạn cảm thấy lưng dưới căng nhẹ.
Bước 2: Giữ đầu gối phải áp vào ngực trong 30–60 giây, đảm bảo rằng chân, hông và lưng dưới được thư giãn.
Bước 3: Đồng thời đưa cả hai đầu gối lên ngực trong 15–20 giây.
Thực hiện động tác này 3 lần, cách nhau 30 giây nghỉ.
Động tác kéo đầu gối lên ngực có thể giúp kéo giãn cơ lưng dưới, giảm căng và đau
2. Động tác 2: Kéo giãn xoay thân
Động tác kéo giãn xoay thân có thể giúp giảm căng thẳng ở thắt lưng. Nó cũng hoạt động các cơ cốt lõi, bao gồm cả cơ bụng, cơ lưng và cơ xung quanh xương chậu.
Bước 1: Nằm ngửa, mở rộng hoàn toàn cánh tay sang hai bên, lòng bàn tay úp xuống sàn.
Bước 2: Đưa hai đầu gối lên, hướng về phía ngực, nhẹ nhàng cuộn cả hai đầu gối sang mỗi bên và giữ trong 15–20 giây.
Lặp lại 5–10 lần cho mỗi bên.
Động tác kéo giãn xoay thân có thể giúp giảm căng thẳng ở thắt lưng
3. Động tác 3: Tư thế con bướm
Tư thế con bướm không chỉ cải thiện tính dẻo dai cho phần hông và đùi, mà còn chữa đau lưng dưới hiệu quả.
Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, uốn cong hai chân sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau. Đồng thời, hai đầu gối đưa sang phía hai bên.
Bước 2: Đưa gót chân càng gần cơ thể càng tốt, sau đó nghiêng người về phía trước.
Bước 3: Hai tay nắm lấy gót chân để cố định, tiếp đến bạn chuyển động đầu gối lên xuống nhiều lần.
Tư thế con bướm không chỉ cải thiện tính dẻo dai cho phần hông và đùi, mà còn chữa đau lưng dưới hiệu quả
4. Động tác 4: Tư thế con mèo – con bò
Động tác co duỗi bò – mèo là một bài tập hữu ích giúp tăng tính linh hoạt và giảm căng thẳng ở lưng dưới và các cơ cốt lõi.
Bước 1: Chống tay xuống sàn và quỳ đầu gối, vai và hai đầu gối mở rộng bằng hông.
Bước 2: Vòm lưng bằng cách kéo rốn về phía cột sống, thả lỏng đầu về phía trước. Đây là phần mèo. Giữ trong 5–10 giây. Bạn sẽ cảm thấy căng nhẹ ở lưng dưới.
Bước 3: Quay trở lại vị trí bắt đầu. Ngẩng đầu lên và để xương chậu đổ về phía trước, cong võng lưng. Đây là phần bò. Giữ trong 5–10 giây.
Lặp lại động tác mèo-bò 15-20 lần.
Đây là một bài tập hữu ích giúp tăng tính linh hoạt và giảm căng thẳng ở lưng dưới và các cơ cốt lõi
VI. Một số bài thuốc dân gian giảm đau lưng hiệu quả
1. Bài thuốc chữa đau lưng tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt có tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trừ phong hàn, giảm đau.
Mẹo chữa đau lưng bằng lá lốt được sử dụng khá phổ biến.
Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm 200g rễ lá lốt đã rửa sạch với 1,5l rượu trắng để trong vòng một tháng.
Bước 2: Sử dụng rượu lá lốt để xoa bóp vùng lưng bị đau.
Thoa rượu rễ lá lốt giúp chống viêm, giảm đau lưng hiệu quả
2. Rượu gừng giảm đau lưng
Trong gừng chứa nhiều hoạt chất zingiberene, kích thích quá trình lưu thông máu và giảm đau, chống viêm.
Cách thực hiện
Bước 1: Lấy 1kg gừng tươi rửa sạch, đập dập, ngâm cùng 2 lít rượu trắng trong 3 ngày.
Bước 2: Dùng rượu gừng để xoa bóp vùng lưng bị đau mỗi tối trước khi đi ngủ.
Dùng rượu gừng xoa bóp vùng lưng bị đau mỗi tối trước khi đi ngủ giúp giảm đau hiệu quả
3. Bài thuốc giảm đau lưng từ trái nhàu
Bước 1: Lấy trái nhàu phơi khô ngâm với rượu nếp trong khoảng 5 tháng.
Bước 2: Dùng rượu này để massage vùng lưng, có tác dụng giảm đau hiệu quả.
4. Rễ đinh lăng
Bước 1: Lấy 10g rễ đinh lăng rửa sạch rồi phơi khô.
Bước 2: Đem đinh lăng sắc với 1 lít nước cho tới khi cạn còn 1/2 rồi chia 3 lần uống trong ngày.
5. Bài thuốc giảm đau lưng từ đỗ đen, cỏ tranh
Trong đậu đen có thành phần kháng viêm, tiêu sưng. Do đó, đậu đen thường được dùng để chữa đau lưng do viêm cột sống.
Cách thực hiện
Bước 1: Rửa sạch 100g đậu đen, 15g rễ cỏ tranh.
Bước 2: Hầm đậu đen cùng rễ cỏ tranh để lấy nước uống trong ngày.
Nước đậu đen, cỏ tranh có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau lưng hiệu quả
Như vậy qua bài viết này, Ô tô Phú Cường đã gửi đến bạn 21 cách giảm đau lưng khi lái xe hiệu quả. Các bác tài cần lưu ý những mẹo trên để có một hành trình di chuyển thật thoải mái.
Ngoài các mẹo giảm đau lưng, bác tài cũng nên trang bị một chiếc xe thật tốt để có những hành trình an toàn, thoải mái, hạn chế tình trạng đau lưng khi đi đường dài.
Nếu anh em đang có nhu cầu mua xe tải làm ăn, hãy liên hệ Ô tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Tại sao nên mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:
- Giá cả cạnh tranh: Ô tô Phú Cường cam kết mang đến cho khách hàng giá xe tải tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Đa dạng chủng loại: Showroom trưng bày đầy đủ các dòng xe tải từ các thương hiệu uy tín như JAC, Dongfeng, Chiến Thắng, Tera, Wuling,… đáp ứng mọi nhu cầu vận tải của khách hàng.
- Hỗ trợ vay vốn: Ô tô Phú Cường liên kết với nhiều ngân hàng uy tín, hỗ trợ khách hàng vay vốn mua xe với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn xe phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc.
- Bảo hành chính hãng: Xe được bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng.
- Quà tặng hấp dẫn: Khách hàng mua xe tải sẽ được tặng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn như: bao da tay lái, thảm lót sàn, camera hành trình,…
Đặc biệt, Ô tô Phú Cường triển khai chương trình ưu đãi cực khủng với giá trị lên đến 100 triệu đồng cho khách hàng mua xe tải.
Nhanh tay liên hệ với Ô tô Phú Cường để được tư vấn và nhận ưu đãi ngay hôm nay!
——————————————————–
***Cập nhật những chương trình mới tháng 11/2024 tại Ô tô Phú Cường
Ô tô Phú Cường được rất nhiều khách hàng tin tưởng để lựa chọn trải nghiệm chiếc xe của cuộc đời mình.
Cuối năm khuyến mãi lớn cho anh em tài xế mua xe làm ăn tại Ô tô Phú Cường:
- Xe tải Teraco tặng 100% lệ phí trước bạ và phiếu nhiên liệu cho các dòng xe
- Ưu đãi đến 20 triệu và tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
- Quà tặng lớn dành cho các dòng xe FAW, Chiến Thắng, DongFeng đến 100 triệu
- Tặng 1 chỉ vàng và khuyến mại trước bạ cho dòng xe TQ Wuling.
- Ưu đãi lên đến 45 triệu và hỗ trợ thuế trước bạ dành cho các dòng xe SRM.
Đây là cơ hội tốt để mua xe làm ăn với giá ưu đãi, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Với hành trình 10 năm kinh doanh xe tải, Phú Cường hiện là đại lý chính hãng của nhiều thương hiệu xe tải uy tín như JAC, Teraco,…
Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, thuận tiện, an tâm bảo hành, bảo dưỡng.
Đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.
Đặc biệt, Phú Cường luôn dành cho khách hàng mức giá tốt nhất thị trường, cùng chính sách mua xe trả góp lãi suất ưu đãi, nhanh gọn.
Hấp dẫn hơn nữa với quà tặng giá trị lên đến 100 triệu dành riêng cho khách hàng đến trực tiếp Showroom Phú Cường.
Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.
Otophucuong.vn
(Bài viết cập nhật: 10/11/2024)