9 cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở cánh tài xế truyền tai nhau

NGÀY ĐĂNG: 03/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Sau những cuộc nhậu, một số người thường mách nhau các cách làm giảm nồng độ cồn thần tốc trong hơi thở.

Với ý định qua mặt máy đo nồng độ cồn, tránh được mức phạt có thể lên đến vài chục triệu đồng và không bị tước giấy phép lái xe.

I. Hiệu quả thực sự của các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà anh em tài xế thường mách nhau

1. Nhai kẹo cao su, ăn kẹo chua hoặc dùng xịt thơm miệng

Kẹo cao su, kẹo bạc hà hay xịt thơm miệng có mùi thơm dễ chịu, có thể lấn át được mùi của rượu bia.

Các loại kẹo có vị chua kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng.

Tuy nhiên, ăn kẹo cao su hay dùng xịt thơm miệng chỉ giải quyết được mùi cồn tồn tại trong khoang miệng tạm thời.

Không thể thay đổi được lượng cồn trong hơi thở được đẩy lên từ phổi như một số người đã truyền tai.

Nhai kẹo cao su chỉ giải quyết được mùi cồn tồn tại trong khoang miệng tạm thời

2. Hút thuốc lá

Nhiều anh em tài xế tin rằng, hút thuốc lá để mùi thuốc lá che lấp mùi rượu bia, sẽ giảm được nồng độ cồn trong hơi thở khi đo nồng độ cồn.

Tuy nhiên, điều này sẽ “phản tác dụng”, khiến nồng độ cồn trong hơi thở tăng cao hơn.

Vì thuốc lá khi đốt sẽ sinh ra khí acetaldehyde, đây là chất mà máy đo xác định nồng độ cồn trong máu.

Thế nên, hút thuốc lá không chỉ tổn hại sức khỏe mà còn khiến mức phạt vi phạm nồng độ cồn của bạn tăng lên.

Hút thuốc lá làm “phản tác dụng”, khiến nồng độ cồn trong hơi thở tăng cao hơn

3. Ăn mắm tôm

Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở đơn giản và không ngờ tới của dân nhậu chính là ăn mắm tôm.

Sau khi uống rượu, bia cứ uống hoặc ăn cái gì đó với mắm tôm thật nhiều, sau đó không súc miệng.

Mùi đặc trưng của mắm tôm sẽ át chế phần nào mùi rượu bia và nồng độ cồn trong hơi thở.

Họ tin rằng đây là “thần dược” giúp tiêu diệt nồng độ cồn một cách nhanh chóng nhất.

Tuy nhiên, cách này cũng giống cách ăn kẹo cao su hay dùng xịt thơm họng.

Hơi thở được đẩy lên từ phổi, những cách dùng mùi thơm để che lấp mùi bia rượu không thể làm thay đổi được nồng độ cồn trong hơi thở.

Mùi đặc trưng của mắm tôm chỉ át chế phần nào mùi rượu bia, không thể làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở

4. Đánh răng, súc miệng trước khi lái xe

Không ít người cho rằng sau khi uống rượu bia chỉ cần súc miệng, đánh răng kỹ thì sẽ không còn nồng độ cồn trong hơi thở.

Khi đó, bạn chắc chắn sẽ qua mặt được máy đo nồng độ cồn và cảnh sát giao thông.

Tuy nhiên, hơi thở được thổi vào máy đo nồng độ cồn là hơi thở được đẩy từ phổi lên.

Việc bạn đánh răng, súc miệng thật sạch cũng không còn hiệu quả.

Đánh răng không đem lại hiệu quả giảm nồng độ cồn trong hơi thở

Lượng cồn được loại bỏ sau khi súc miệng, đánh răng là cực kỳ ít ỏi, không đáng kể.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa cồn.

Nếu bạn dùng các loại này đánh răng, súc miệng sau khi uống rượu bia thì nồng độ cồn trong hơi thở có thể sẽ cao hơn.

Cũng như nhai kẹo cao su, dùng nước súc miệng cũng không đem lại kiệu quả giảm nồng độ cồn

5. Nín thở, thở gấp hoặc vận động mạnh trước khi thổi

Theo một nghiên cứu ở đại học Linköping, Thụy Điển thì việc hoạt động với cường độ mạnh hoặc thở gấp trong 20 giây ngay trước khi kiểm tra nồng độ cồn có thể giảm chỉ số cồn tới 10%.

Nhưng việc này có thể khiến bạn bị thiếu oxy, chóng mặt sau khi vận động mạnh.

Ngoài ra, hành động này có thể sẽ thu hút sự chú ý của cảnh sát giao thông, họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng hơn với bạn.

Với tác dụng giảm 10% nồng độ cồn, cách này cũng không có tác dụng cao đối với những người uống nhiều rượu bia hay sử dụng các loại cực mạnh.

Hơn nữa, cũng trong nghiên cứu này, khi bạn nín thở đến 30 giây trước khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, máy có thể báo chỉ số tăng lên đến 15.7%.

Do đó, sử dụng cách này không khéo léo có thể dẫn đến những kết quả không như ý, tác dụng ngược.

Nín thở không phải cách tốt để giảm nồng độ cồn trong hơi thở

6. Thổi nhẹ, không thổi vào máy hoặc hít ngược vào phổi

Khi không thể thay đổi nồng độ cồn trong hơi thở, nhiều người đã nghĩ ra cách làm sao để hơi thở thổi vào máy là ít nhất.

Hoặc thậm chí hít ngược vào phổi, để lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch.

Máy sẽ không phát hiện được nồng độ cồn, cho ra kết quả bình thường.

Nhưng với máy móc hiện đại ngày nay, cách này hoàn toàn không có hiệu quả.

Máy đo nồng độ cồn của cảnh sát có thiết lập bộ phận cảm biến áp suất.

Có thể phát hiện được sự chuyển động của các luồng khí bên trong máy.

Nếu không đủ mẫu thử, máy sẽ không cho ra được kết quả, nên bắt buộc bạn phải thổi đúng cách.

Đương nhiên, khi đó cảnh sát giao thông sẽ có cách để bạn phải thực hiện hoặc có thể phạt vì phát hiện bạn không chấp hành.

Rất khó để “qua mặt” được máy đo nồng độ cồn

7. Ngậm đồng xu khi thổi nồng độ cồn

Một cách khác giúp giảm nồng độ cồn mà các bác tài hay bảo nhau đó là ngậm đồng xu trong miệng khi thổi nồng độ cồn.

Theo cách này, lượng đồng có trong đồng xu sẽ làm lượng cồn trong hơi thở bị vô hiệu hóa.

Do đó, máy đo nồng độ cồn sẽ không thể phát hiện và cho kết quả bình thường.

Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm, máy đo vẫn sẽ đo đúng lượng cồn có trong hơi thở lấy từ phổi.

Ngoài ra, tác dụng giảm nồng độ cồn của đồng thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

Do đó, bạn không nên tin và áp dụng biện pháp này để cố gắng qua mặt cảnh sát giao thông.

Tác dụng giảm nồng độ cồn của đồng thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh

8. Uống cà phê và những loại nước có gas

Nhiều người uống cà phê và những loại nước có gas như Coca, Pepsi như là một cách giúp giảm nồng độ cồn.

Tuy nhiên, thu nạp các chất kích thích có cafein, đường nhiều chỉ giúp tỉnh táo hơn nhưng vẫn không giảm được nồng độ cồn trong hơi thở hoặc trong máu.

Đồ uống có cafein chỉ giúp tỉnh táo hơn chứ không giảm được nồng độ cồn trong hơi thở

9. Uống thuốc giải rượu

Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất là uống thuốc giải rượu kết hợp uống thật nhiều nước.

Nhưng nó không thể có tác dụng tức thì, mà sau khi uống thuốc bạn cần ngồi nghỉ ít nhất 2 tiếng hoặc ngủ 1 giấc ngắn.

Việc uống nhiều nước cũng sẽ giúp giảm nồng độ cồn trong máu, thúc đẩy hoạt động bài tiết, đào thải rượu bia ra ngoài.

Nồng độ cồn sẽ giảm xuống, thậm chí là hết say rượu bia và bạn sẽ đủ tỉnh táo, an toàn để về nhà.

Cần mua thuốc giải rượu ở các nhà thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giải rượu cũng không phải là cách tốt.

Do đó, dù là lý do gì cần uống rượu bia, bạn cũng đừng quên ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu.

Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất là uống thuốc giải rượu kết hợp uống thật nhiều nước

Nhìn chung, hầu hết các cách trên đều chỉ có tác dụng giảm mùi rượu bia trong khoang miệng.

Không có hiệu quả cao trong việc giảm nồng độ cồn trong cơ thể.

Nồng độ cồn không thể hết ngay, mà nó cần thời gian để đào thải ra khỏi cơ thể.

Do vậy, các bác tài chỉ nên áp dụng các cách trên với mục đích giảm mùi bia rượu, lượng cồn trong khoang miệng tạm thời.

Không thể sử dụng với mục đích giảm nồng độ cồn trong hơi thở để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông.

II. Thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể sau khi uống rượu, bia

Khi uống rượu bia, cồn hấp thu rất nhanh vào hơi thở, máu và nước tiểu thông qua đường tiêu hoá.

Thời gian từ lúc uống rượu, bia đến khi không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Như lượng rượu, bia đã uống, nồng độ cồn, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói,…

Ngoài ra, vấn đề trên còn tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe.

Do đó, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể sau khi uống rượu, bia khác nhau ở mỗi người

Tuy nhiên, đây là một số thông tin bạn cần lưu ý:

Sau uống rượu bia 6 – 12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

Sau 12 – 24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Các chất này tồn tại trong cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng nếu sử dụng nhiều.

Biểu hiện như nôn mửa, khó thở, chóng mặt, mất thăng bằng, giảm trí nhớ,…

Trên thực tế đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến vấn đề lái xe sau khi uống rượu bia.

Say bia rượi gây cảm giác chóng mặt, nôn mửa, ảnh hưởng sức khỏe

III. Quy định phạt vi phạm nồng độ cồn năm 2023

CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

1. Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô.

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô có thể lên đến vài chục triệu đồng

2. Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe đối với người lái xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Trường hợp nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Bị phạt kịch khung từ 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Người lái xe máy vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt kịch khung từ 6 – 8 triệu đồng

3. Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định:

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 – 600.000 đồng.

Người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn vẫn bị phạt theo quy định của pháp luật

IV. Nên làm gì để an toàn và không vi phạm nồng độ cồn sau khi uống rượu, bia

Sau khi uống rượu bia, bạn không nên tham gia giao thông vì lúc đó bạn không làm chủ được bản thân, rất nguy hiểm.

Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, cũng như không lo vi phạm luật giao thông là gọi người thân, taxi, xe ôm đến đón về.

Nếu như bắt buộc phải chạy xe về, bạn có thể sử dụng cách uống thuốc giải rượu kết hợp uống nhiều nước.

Cần ngồi nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 tiếng để thuốc có tác dụng và cơ thể có thể thải bớt rượu bia thông qua đường bài tiết.

Sau thời gian nghỉ ngơi, cần đảm bảo cơ thể đã hoàn toàn tỉnh táo, không còn các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ,… thì hãy chạy xe.

Uống nhiều nước giúp cơ thể có thể thải bớt rượu bia thông qua đường bài tiết

V. Một số cách giúp tỉnh rượu, bia hiệu quả

1. Uống một số loại nước có tác dụng giải rượu bia

Một số loại thực phẩm, nước uống có tác dụng giúp tỉnh rượu rất hiệu quả như gừng, chanh, cà chua, trái cây, nước mía, nước dừa,…

Một số loại nước bạn có thể tham khảo như nước gừng ấm, chanh nóng, nước cam mật ong, nước ép cà chua, nước đậu xanh,…

Uống sữa, nước lọc cũng là lựa chọn hoàn hảo để giúp tỉnh rượu nhanh.

Các loại trà như trà xanh, trà atiso, trà bạc hà,… cũng có tác dụng giải rượu bia hiệu quả.

Một số loại nước uống có tác dụng giúp tỉnh rượu hiệu quả

Cách chế biến một số loại nước giải rượu cũng khá đơn giản.

Nước gừng ấm

Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, sau đó thái lát mỏng. 

Bước 2: Dùng gừng đã được thái lát mỏng để đun với nước uống trong khoảng 5 phút.

Bước 3: Thêm 1 muỗng mật ong vào nước gừng ấm, khuấy đều cho tan trước khi uống.

Gừng có tính nóng nên sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, khắc phục những cơn đau đầu, buồn nôn

Uống nước gừng ấm giúp tăng cường lưu thông máu, khắc phục những cơn đau đầu, buồn nôn

Nước chanh nóng

Bước 1: Rửa sạch 1 trái chanh và thái thành từng lát mỏng hoặc vắt chanh để lấy nước cốt.

Bước 2: Pha nước cốt chanh với 300ml nước ấm hoặc thả những lát chanh đã được thái mỏng vào một cốc nước ấm. 

Bước 3: Cho thêm 1 muỗng mật ong, ít muối để giải rượu nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Nhưng lưu ý là không nên uống nước chanh vào lúc dạ dày rỗng.

Nước chanh ấm giúp cơ thể tỉnh táo sau khi say rượu

Nước ép cà chua

Bước 1: Cà chua rửa sạch, để ráo, cắt đôi hoặc cắt làm 4.

Bước 2: Cho 2 trái cà chua vào máy ép, ép lấy nước cà chua.

Nếu không có máy ép bạn có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lại qua rây.

Bước 3: Cho nước ép cà chua vào ly, cho thêm 1 ít đường, một xíu muối rồi dùng muỗng khuấy đều để dễ uống hơn.

Nước ép cà chua có tác dụng giúp tỉnh rượu bất ngờ

Nước trà Atiso

Bước 1: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, sau đó cho khoảng 50gr hoa Atiso vào.

Bước 2: Nấu sôi bùng lên với lửa lớn, sau đó nấu nhỏ lửa để hoa Atiso chiết xuất hết tinh chất.

Bước 3: Sau khi nấu xong thì cho trà ra ly, để nguội âm ấm rồi uống.

Hoặc bạn cũng có thể dùng các loại trà atiso túi lọc, sử dụng tiện lợi và nhanh chóng hơn.

Trà Atiso thanh mát, giải độc, có tác dụng giải rượu tốt

2. Ăn một số món ăn để giải rượu bia

Sau khi say rượu, cơ thể hay bị mất nước. Việc bổ sung một số món ăn nước, nóng sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, bổ sung nước đã mất đi.

Một chén cháo trắng nấu loãng, một chén canh, súp nóng giúp làm dịu cơn nôn nao trong dạ dày do uống nhiều rượu.

Bổ sung thêm dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe cho người say như cá hồi, trứng gà, chuối, sữa chua,… giúp cơ thể mau tỉnh táo, hồi phục.

Cách chế biến một số món ăn giải rượu.

Cháo trắng nấu loãng

Bước 1: Cho vào thau 50gr gạo tẻ, vo sạch qua nước 2 – 3 lần, sau đó ngâm gạo khoảng 1 tiếng.

Bước 2: Cho gạo vào nồi, thêm 1.5 lít nước, 1/4 muỗng cà phê muối, bắc lên bếp mở lửa vừa.

Bước 3: Cháo sôi khoảng 2 – 3 phút thì chỉnh lửa nhỏ, dùng muỗng đảo nhẹ nhàng thêm 15 phút trên bếp cho hạt cháo nở mềm, tắt bếp.

Bước 4: Bạn có thể cho thêm hành lá, tía tô cắt nhỏ để hiệu quả giải rượu tốt nhất.

Cháo trắng giúp lấp đầy bao tử trống rỗng sau khi nôn ói do say rượu

Canh giá đỗ thịt bò

Bước 1: Rửa sạch, gừng, tỏi và 200gr thịt bò.

Bước 2: Thái mỏng thịt bò sau đó trộn với tỏi băm nhỏ, gừng thái chỉ và mắm, muối, ướp khoảng 30 phút.

Bước 3: Rửa sạch 200gr giá đỗ, ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 phút sau đó vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 4: Cho thịt bò vào chảo, thêm chút dầu và xào trên lửa to khoảng 2 đến 3 phút, cho thêm nước lọc vừa đủ, nấu cho sôi.

Bước 5: Khi nước sôi cho giá vào nồi, thêm gia vị vừa đủ và tắt bếp.

Tô canh nóng giúp ấm bụng, tỉnh rượu nhanh chóng

Sữa chua trái cây, granola

Bước 1: Trái cây rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút, sau đó cắt miếng vừa ăn

Bước 2: Cho 1 hũ sữa chua ra ly, xếp trái cây cắt nhỏ và 15gr granola lên trên, trộn đều lên là có thể ăn được.

Ăn sữa chua trái cây kết hợp granola giúp dễ tiêu hóa, tỉnh rượu nhanh và bổ sung dinh dưỡng đa dạng

3. Xoa bóp, ấn huyệt giải rượu

Theo Y học Cổ truyền, bấm huyệt là quá trình áp dụng các điểm cụ thể dọc theo các kinh mạch để giúp khôi phục lại sự cân bằng vốn có cho các tạng phủ.

Còn theo Đông y, bấm huyệt để giải rượu là kích thích các kinh mạch, giúp điều chỉnh sự luân hồi của năng lượng trong cơ thể hiệu quả.

Day bấm huyệt bách hội khoảng 3 – 5 phút, huyệt này ở giữa đỉnh đầu.

Để tăng hiệu quả, cần kết hợp với các động tác massage vùng sau gáy và đáy hộp sọ để giảm bớt mệt mỏi.

Day bấm huyệt dũng tuyền khoảng 3 – 5 phút để tăng phần dương khí, huyệt này ở giữa bàn chân.

Day bấm huyệt yêu nhãn từ 3 – 5 phút. Huyệt yên nhãn nằm ở giữa đốt lõm giữa đốt sống thắt lưng số 4 do ngang ra 3.8 tấc.

Day bấm huyệt thái xung từ 3 – 5 phút. Huyệt này nằm giữa đường nối đầu ngón chân cái lên 2 tấc.

Ấn vào các huyệt này giúp máu lưu thông nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình lọc máu, giúp người say mau tỉnh.

Xoa xát toàn bộ mu bàn chân: Dùng gót chân này giẫm mạnh và xoa mu bàn chân kia từ 5-6 phút, thực hiện cho cả 2 chân.

Ấn huyệt giúp tăng cường máu lưu thông, đẩy nhanh quá trình lọc máu, giúp người say mau tỉnh

Trên đây là một số thông tin mà Ô Tô Phú Cường đã tổng hợp được để giúp các bác tài xử lý nồng độ cồn đúng cách.

Hãy luôn nhớ đã uống rượu bia thì không lái xe để bảo vệ an toàn cho chính bạn và của người khác.


Anh em tài xế khi lái các dòng xe chở hàng SRM 930 như các dòng xe tải nhỏ trong thành phố cần chú ý đặc biệt không nên uống rượu bia khi lái xe nhé.

>>> Xem ngay các dòng xe tải nhỏ chở hàng SRM 930 đang được ưu đãi lớn tại Ô tô Phú Cường.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 01/3/2024)