Các bác tài phải đối mặt với thời gian làm việc kéo dài, tư thế ngồi cố định, chế độ ăn uống thất thường,… Chính vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe khi lái xe đường dài không còn là điều nên làm mà là điều bắt buộc phải làm nếu muốn gắn bó lâu dài với nghề tài.
Vậy làm thế nào để giữ được thể lực bền bỉ, đầu óc tỉnh táo và tinh thần thoải mái trên từng cung đường? Hãy cùng Ô tô Phú Cường liệt kê ra những bí quyết giữ gìn sức khỏe khi lái xe đường dài được đúc kết từ chính những tài xế có nhiều kinh nghiệm lái xe.
NỘI DUNG
I. Cách giữ sức khỏe khi lái xe đường dài
1. Ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái và không sử dụng chất kích thích
Một giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ giúp bác tài giữ được tinh thần sảng khoái, tỉnh táo và duy trì sự hứng khởi trong suốt hành trình dài. Hãy cố gắng ngủ đủ từ 7 tiếng trở lên và đảm bảo nạp đủ năng lượng trước chuyến đi.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu trước ngày khởi hành. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và giảm sự tập trung vào sáng hôm sau.
Đối với những chặng đường dài, lý tưởng nhất là có từ hai tài xế trở lên luân phiên điều khiển xe. Một hành trình có thể kéo dài từ 300km đến hơn 1000km, vì vậy việc chỉ có một người cầm lái suốt cả quãng đường là điều rất nguy hiểm.
Tuyệt đối không nên cố lái thêm 50–100km khi cơ thể đã mệt, bởi sự gắng sức lúc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
2. Trang phục thoải mái, thư giãn
Việc lựa chọn trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt cùng một đôi giày êm ái sẽ giúp bác tài cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt hành trình dài.
Ngoài ra, đừng ngần ngại trang bị thêm một chiếc gối tựa lưng, vật dụng nhỏ nhưng cực kỳ hữu ích để giảm đau lưng và tránh mỏi mệt khi ngồi lái xe lâu.
Đặc biệt, khi lái xe trong những ngày nắng gắt, làn da rất dễ bị tổn thương bởi tia UV dẫn đến cháy nắng, viêm da, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.
Vì vậy, đừng xem nhẹ dùng kem chống nắng đều đặn 2 lần mỗi ngày để bảo vệ làn da một cách toàn diện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
3. Ăn uống nhẹ nhàng, uống đủ nước
Trước khi lên xe, bác tài hãy ăn uống nhẹ nhàng, chuẩn bị nước uống và đảm bảo cơ thể “đủ ấm” lên xe. Tránh xa đồ ăn gây đầy bụng, các món lạ hay ăn 1 bữa quá lớn. Ăn quá no sẽ khiến hai mắt ríu, buồn ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc.
Các thực phẩm gây đầy bụng mà bác tài cần tránh trước khi lái xe tải đường dài:
- Các sản phẩm từ sữa, sữa chua và đậu
- Các loại ngũ cốc, yến mạch
- Quá nhiều đồ chiên rán
- Hành củ
- Bánh mặn
- Táo, mận, chà là,… các loại quả có hàm lượng fructose cao
4. Tránh tiêu thụ thực phẩm nhanh
Việc giảm thiểu tiêu thụ thức ăn nhanh và các món ăn thiếu lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể trạng tốt khi lái xe đường dài. Những loại thực phẩm như đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt hay nước uống chứa nhiều đường thường khiến cơ thể trở nên uể oải, dễ mệt mỏi và mất tập trung trong lúc lái xe.
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đường tinh luyện và lượng calo cao, có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ, ảnh hưởng đến khả năng phản xạ và độ tỉnh táo sau nhiều giờ lái xe liên tục.
Việc ăn uống lành mạnh cũng góp phần ngăn ngừa các bệnh lý phổ biến như béo phì, tiểu đường hay rối loạn huyết áp. Những vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và sự an toàn khi cầm lái.
5. Thường xuyên tập thể dục
Việc duy trì thói quen vận động đều đặn là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và giảm bớt áp lực tinh thần cho những người lái xe đường dài.
Ngồi lâu trên cabin xe tải dễ gây đau nhức cơ bắp, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và căng cứng.
Vì vậy, việc tranh thủ tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày không chỉ tốt cho thể chất mà còn giúp tinh thần được thư giãn, tỉnh táo hơn.
Tuy nhiên, với đặc thù công việc luôn phải di chuyển và ít có thời gian rảnh, các bác tài có thể ưu tiên những bài tập giãn cơ đơn giản như xoay vai, xoay cổ, duỗi chân tay… thực hiện trong lúc dừng xe hoặc chờ hàng.
6. Kiểm tra sức khỏe
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe là một điều rất quan trọng đối với các tài xế, đặc biệt là khi phải điều hành phương tiện giao thông trong thời gian dài. Việc đi khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp đảm bảo rằng cơ thể của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất có thể để có thể hoạt động hiệu quả trên đường.
Các vấn đề sức khỏe như tình trạng tim mạch, huyết áp, thị lực và các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tổng thể có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sự an toàn trên đường.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề này, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông do vấn đề sức khỏe gây ra.
7. Không để điều hòa quá lạnh
Khi nhiệt độ bên trong khoang xe lạnh thì cơ thể sẽ sinh ra một loại phản ứng mà các nhà khoa học gọi là cân bằng nội sinh nhiệt độ. Cơ thể chúng ta mặc định nhiệt độ từ 36 – 38 độ C.
Lái xe trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế có thói quen mở điều hòa ở mức cao nhất. Điều này rất nguy hiểm. Việc hạ nhiệt độ xuống thấp đột ngột sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái buồn ngủ. Do đó, hãy duy trì nhiệt độ ở mức vừa phải.
8. Ngừng lái xe khi cảm thấy cơ thể bất ổn
Cơ thể mệt mỏi, có cảm giác nôn nao, chóng mặt hay buồn ngủ nhưng bạn vẫn cố tình lái xe sẽ mất đi sự tỉnh táo cần thiết khi lái xe.
Do vậy, để có một chuyến đi vui vẻ, an toàn bạn hãy chuẩn bị một sức khỏe thật tốt bằng việc ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và không sử dụng các thức uống có cồn.
9. Lái xe với một người bạn đồng hành
Tất nhiên rồi, chuyến đi sẽ mất đi sự thú vị nếu bạn đi một mình. Do vậy, hãy chọn một người có khả năng lái xe tốt để hỗ trợ bạn lái xe.
Khi cần có thể đổi lái mà vẫn giữ được không khí vui vẻ cho các thành viên còn lại. Ngoài ra, hãy chọn những chủ đề vui nhộn để khuấy động không khí bên trong xe.
II. Các nguyên tắc và kỹ năng lái xe an toàn đường dài
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi chuyến đi, việc nắm vững các nguyên tắc và kỹ năng lái xe an toàn cũng là yếu tố quan trọng mà tài xế cần đặc biệt lưu tâm khi di chuyển đường dài.
1. Tuân thủ làn đường quy định
Di chuyển đúng làn không chỉ thể hiện ý thức tuân thủ luật giao thông mà còn giúp người lái xe phòng tránh hiệu quả các tình huống va chạm bất ngờ. Ngược lại, việc thay đổi làn liên tục sẽ khiến tài xế dễ rơi vào tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự an toàn của cả người và phương tiện.
2. Kiểm soát tốc độ hợp lý
Trên những hành trình dài, việc duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp hạn chế cảm giác mệt mỏi cho người ngồi trong xe, đồng thời đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận hành.
Tài xế nên tránh tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột, đặc biệt là khi đi qua những đoạn đường trơn trượt hoặc thời tiết xấu như mưa lớn, bão gió. Trong trường hợp này, tốc độ nên giảm ít nhất 10 km/h so với mức tối đa cho phép để giảm thiểu rủi ro.
3. Duy trì khoảng cách an toàn
Giữ khoảng cách hợp lý với các phương tiện phía trước là nguyên tắc giúp tài xế có đủ thời gian và không gian xử lý khi có sự cố xảy ra.
Tuyệt đối không bám sát xe trước, không cố gắng vượt ẩu hay đi song song với các phương tiện lớn như xe tải nặng, xe bồn, xe chở hàng cồng kềnh… vì đây là những “điểm mù” nguy hiểm dễ gây tai nạn.
Mặc dù các dòng xe tải hiện nay đều được trang bị nhiều tính năng hỗ trợ và hệ thống an toàn hiện đại, nhưng tài xế vẫn không thể chủ quan trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong suốt hành trình.
Vì thế, để chuyến đi được diễn ra suôn sẻ và an toàn, người lái nên kiểm tra kỹ tình trạng phương tiện trước khi khởi hành, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý khi lái xe đường dài.
III. 5 bài tập thể dục cho tài xế
Các bài tập thể dục đơn giản dưới đây sẽ giúp bác tài cải thiện được tình trạng đau lưng, nhức mỏi xương khớp, giúp chuyến đi trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
1. Bài tập Xoa bóp nhẹ nhàng
Động tác này giúp xoa bóp nhẹ nhàng các vùng cơ tê, mỏi trong quá trình lái xe thời gian lâu
Bước 1: Dùng tay vuốt thẳng từ cằm lên tới trán, sau đó vuốt lên đầu, xuống gáy và sang 2 vai.
Bước 2: Dùng tay phải nắn bóp và xoa từ ót đến vai trái.
Bước 3: Ngồi thẳng, đặt 2 tay sau lưng, sau đó vuốt mạnh lên, xuống.
Bước 4: Dùng các đầu ngón tay ấn và xoay tròn trên vùng cơ lưng và 2 vai.
Bước 5: Nắm 2 tay lại gõ đều đặn trên vùng cơ lưng.
Xoa bóp nhẹ nhàng các vùng cơ tê, mỏi giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả
2. Bài tập “Tư thế con bọ”
Bài tập này củng cố nhóm cơ mông và đùi, giúp giảm áp lực gây đau cột sống lưng.
Nhiều người lựa chọn bài tập Dead Bug để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng.
Bước 1: Nằm ngửa người lên sàn, đầu gối cong, tay duỗi thẳng đặt trên đầu gối.
Bước 2: Thắt chặt cơ bụng. Từ từ duỗi chân phải và tay phải ra và giữ trong vòng 5 giây, hít thở đều.
Bước 3: Từ từ thu chân phải và tay phải về và thực hiện tương tự với tay trái và chân trái.
Thực hiện 3 hiệp mỗi bên. Mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập củng cố nhóm cơ mông và đùi, giúp giảm áp lực gây đau cột sống lưng
3. Tư thế ngồi xổm
Tư thế này giúp kích hoạt các cơ quan trong ổ bụng, giảm các rối loạn tiêu hóa.
Bước 1: Đứng, hai chân rộng bằng hông, mũi chân hướng ra ngoài, hạ thấp xương chậu xuống sàn, chắp tay cầu nguyện.
Bước 2: Khuỷu tay ép vào đầu gối và ngược lại.
Bước 3: Giữ yên trong 5 nhịp thở trước khi thả lỏng.
Tư thế ngồi xổm giúp kích hoạt các cơ quan trong ổ bụng, giảm các rối loạn tiêu hóa.
4. Bài tập Nghiêng người
Bước 1: Đứng thẳng, lưng dựa vào thành xe.
Bước 2: Hít vào, nâng 2 tay lên cao.
Bước 3: Thở ra, nghiêng người về bên phải. Sau đó đổi bên.
Động tác giúp vận động cơ, giãn đốt sống, giảm đau lưng, mỏi vai
5. Bài tập căng cổ sang bên
Với các động tác đơn giản nhưng thường xuyên thực hiện bài tập căng cổ sang một bên sẽ hỗ trợ giảm đau khá tốt.
Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn, chân bắt chéo nhau.
Bước 2: Tay phải duỗi thẳng, tay trái đặt trên đỉnh đầu.
Bước 3: Nhẹ nhàng kéo đầu sang trái và giữ tư thế này trong khoảng 15 giây. Sau đó, từ từ trả đầu về vị trí ban đầu.
Lặp lại động tác này 2-3 lần cho mỗi bên.
Thường xuyên thực hiện bài tập căng cổ sang một bên sẽ hỗ trợ giảm đau khá tốt
IV. Các lưu ý cho bác tai khi lái xe đường dài
1. Chủ động phòng tránh
Lái xe đường dài thường gặp nhiều tình huống bất ngờ như xe máy băng ngang, người đi bộ lao ra đường, xe khác lấn làn hay phanh gấp đột ngột.
Điểm khác biệt giữa tài xế kinh nghiệm và tài mới là khả năng phán đoán và xử lý chủ động. Lái xe giỏi là người bình tĩnh, nhanh nhưng không ẩu.
Việc phòng tránh nguy hiểm tưởng khó mà dễ, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc an toàn như giữ khoảng cách, đúng tốc độ, giảm tốc ở nút giao, và chấp hành biển báo.
Thay vì tập trung xử lý tình huống xấu, hãy luôn lái xe với tinh thần chủ động phòng ngừa rủi ro.
2. Không vượt ẩu
Vượt xe sai cách là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn. Để an toàn, hãy quan sát kỹ gương chiếu hậu, đảm bảo không có xe nào đang vượt mình, rồi bật xi nhan, bóp còi hoặc nháy đèn xin vượt.
Đợi vài giây để xe trước phản ứng, sau đó vượt dứt khoát, không chạy song song.
Chỉ nhập làn khi đủ khoảng cách an toàn. Tuyệt đối không vượt ở khúc cua hay đường cong, và nên tránh chạy cạnh xe lớn.
3. Nhường cho xe xin vượt
Khi xe sau xin vượt, một số người dù thấy phía trước thông thoáng nhưng vẫn không tạo điều kiện. Có thể họ sợ rằng sau khi cho vượt sẽ bị choán đường, hoặc thấy khó chịu khi bị vượt, hoặc đơn giản chỉ là không quan tâm.
Thật sự không nên. Bởi khi tham gia giao thông, nhất là lái xe ô tô đường dài thì rất cần sự hỗ trợ lẫn nhau. Điều này thể hiện ý thức của một người tham gia giao thông có văn hoá.
Nếu thấy phía trước đủ điều kiện để vượt thì hãy nhường đường bằng cách bật xi nhan phải, giảm tốc độ, hơi lách nhẹ sang phải, tạo điều kiện để xe sau vượt lên.
Tuyệt đối không tăng ga, ép trái khi người khác chuẩn bị vượt hay đang vượt. Vì hành động này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn.
Trong trường hợp thấy phía trước không đủ điều kiện an toàn cho xe khác vượt lên thì có thể bật xi nhan trái để ra tín hiệu.
4. Giữ khoảng cách an toàn
Một điều khiến rất nhiều tài xế đường dài bực bội là khi mình giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước thì y như rằng có xe khác “điền vào chỗ trống” ngay.
Hãy bình tĩnh, không có gì phải bực tức vì những “nhân vật” thiếu ý thức, không tuân thủ quy tắc an toàn này cả! Và đặc biệt cũng đừng vì những “nhân vật” này mà vượt lên giành đường hay phá bỏ quy tắc an toàn của mình.
Khi lái xe trong thành phố, chạy tốc độ chậm thì bám đuôi có thể tạm chấp nhận được. Nhưng khi lái xe đường cao tốc, đường trường thì bám đuôi vô cùng nguy hiểm.
Bởi sẽ không xử lý kịp nếu xe phía trước gặp chướng ngại vật lách qua, xe phía trước phanh gấp hoặc xe phía trước tông trực diện vào chướng ngại vật
5. Cảnh giác khi chạy sát con lươn
Cảnh giác khi chạy sát con lươn là một trong những điều cần biết khi lái xe đường dài. Nhiều người thường khá chủ quan khi chạy cạnh con lươn vì cho rằng chỉ cần quan sát phần đường bên phải. Thực tế điều này rất sai lầm.
Vì khi chạy sát con lươn vẫn có thể gặp nhiều tình huống bất ngờ từ phía con lươn như: người đi bộ đột ngột lao ra ngoài để băng qua đường, xe máy thậm chí cả ô tô chạy ngược chiều sát con lươn, xe máy luồn vào chạy giữa xe bạn và con lươn… Do đó cần cảnh giác nếu chạy sát con lươn, nhất là vào buổi tối.
Việc đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe tốt khi lái xe là một trong những vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với riêng từng tài xế mà còn là một bài toán đặt ra đối với từng doanh nghiệp để đảm bảo việc phát triển bền vững cho đội ngũ nhân sự và công ty.
Hy vọng thông qua bài viết này, các bác tài sẽ chú ý hơn sức khỏe bản thân cũng như đã rút ra cho mình những lời khuyên giữ gìn sức khoẻ phù hợp.
Nếu bác tài đang tìm xe tải chất lượng, đầu tư tiết kiệm mà còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn thì hãy liên hệ ngay cho Ô tô Phú Cường.
Otophucuong.vn