Cách quay vô lăng ô tô đúng cách cho người mới (Chuẩn xác/ An toàn)

NGÀY ĐĂNG: 01/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Phía trước tay lái là sự sống, vậy nên bác tài cần nắm rõ kỹ thuật quay vô lăng đúng cách để có thể xử lý mọi tình huống xảy ra trên đường, đặc biệt với bác tài mới.

Việc này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, vừa tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng cho mỗi chuyến đi.

Qua bài viết này, Ô Tô Phú Cường gửi đến các bác tài kỹ thuật quay vô lăng đúng cách cho người mới chuẩn xác, an toàn và những lưu ý cần biết khi cầm lái.

I. Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật quay vô lăng đúng cách cho người mới

1. Tư thế cầm vô lăng xe hơi đúng cách

Để đánh lái, trả lái ô tô chuẩn xác, an toàn người điều khiển cần phải biết nguyên tắc cầm vô lăng đúng cách.

Tư thế chuẩn khi cầm vô lăng ô tô:

Đặt tay phải ở hướng 3 giờ, còn tay trái đặt ở hướng 9 – 10 giờ.

Hai ngón tay cái tỳ lên mặt trên của vô lăng.

Vai và tay thả lỏng tự nhiên.

Tư thế chuẩn khi cầm vô lăng ô tô đặt tay vị trí 3 giờ – 9 giờ

Cách cầm vô lăng này là tư thế thuận lợi để lái xe, giúp người lái dễ dàng điều hướng và đánh, trả lái dễ dàng, không bị mệt mỏi.

Chú ý: Trên vô-lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi  khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn.

Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.

3. Nguyên tắc chung của kỹ thuật quay vô lăng đúng cách

Khi muốn cho xe chuyển động sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó.

Mức độ quay của vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng.

Khi ô tô đã chuyển hướng xong phải trả lái kịp thời để ổn định chuyển hướng mới.

Cụ thể, muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ.

Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì nhấc tay phải ra và vòng qua tay trái và nắm vào vị trí (10-11) giờ và tiếp tục đẩy vành vô lăng lái .

Đồng thời, tay trái xòe ra và xoay cổ tay trên vành vô lăng và nắm lại vô lăng ở vị trí vô lăng cân bằng.

Ngược lại, muốn quay vô lăng lái về phía bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy theo chiều ngược kim đồng hồ.

Khi tay trái đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì nhấc tay trái ra và vòng qua tay phải và nắm vào vị trí (1-2) giờ và tiếp tục đẩy vành vô lăng lái.

Đồng thời, tay phải xòe ra và xoay cổ tay trên vành vô lăng và nắm lại vô lăng ở vị trí vô lăng cân bằng.

Nguyên tắc chung muốn cho xe chuyển động hướng nào thì quay vô lăng sang hướng đó

3. Các kỹ thuật đánh lái ô tô cơ bản

*Kỹ thuật bắt chéo tay – Áp dụng ở tốc độ dưới 25km/h

Kỹ thuật đánh lái chéo tay là kỹ thuật đơn giản, hầu như các tài mới đều biết.

Về cơ bản, kỹ thuật này sẽ dùng hai tay bắt chéo nhau để kéo vô lăng về phía mong muốn.

Giúp bác tài có góc đánh lái lớn hơn, phù hợp để áp dụng khi lưu thông trong đô thị.

Lợi ích kỹ thuật này là giúp tài xế tận dụng được lực tay nhiều hơn để đánh lái nhẹ nhàng hơn.

Theo khuyến cáo, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi tài xế lái ở tốc độ dưới 25km/h, không nên áp dụng khi lái ở tốc độ cao hoặc khi rẽ.

Vì hành động này sẽ này sẽ làm giảm khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ và hiệu quả của túi khí.

Kỹ thuật đánh lái chéo tay là kỹ thuật đơn giản, hầu như các tài mới đều biết

Hướng dẫn đánh lái vô lăng ô tô chéo tay (giả sử trường hợp đánh lái để xe rẽ về bên trái)

Bước 1: Đặt tay theo cách cầm vô lăng chuẩn là vị trí 9:15 phút (hay còn gọi là 9 giờ – 3 giờ)

Bước 2: Tay phải và tay trái cùng đẩy vô lăng xoay vòng về bên trái.

Bước 3: Khi tay trái đang xuống gần điểm thấp như vị trí 8 giờ thì buông tay trái ra, rồi bắt chéo tay trái lên phía trên vị trí 12 giờ hoặc 1 giờ.

Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng.

Bước 4: Tiếp tục thao tác kéo xuống và bắt chéo tay như vậy

Kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay là tập hợp các chuyển động nối tiếp nhau một cách tuần tự.

Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô lăng ở vị trí chuẩn như trên.

Nếu tính được góc độ quay vô lăng có thể linh hoạt chọn vị trí nắm vô lăng của 2 tay theo ý muốn.

Cách đánh lái này gồm các bước xoay vô lăng đòi hỏi độ chính xác cao, cả 2 tay đều phải thao tác nhanh và chuẩn.

Lưu ý bác tài tuyệt đối không để tay lái quay tự do khi đánh lái, vì có thể mất kiểm soát gây nguy hiểm.

Kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay đòi hỏi các bước xoay vô lăng độ chính xác cao

*Đánh lái kéo – đẩy(push & pull) – Áp dụng khi rẽ tốc độ cao

Kỹ thuật đánh lái này có phần nâng cao hơn so với kỹ thuật chéo tay phía trên và nên sử dụng khi rẽ ở tốc độ cao.

Hướng dẫn kỹ thuật đánh lái kéo đẩy (giả sử trường hợp đánh lái để xe rẽ về bên trái)

Bước 1: Kéo 2 tay đặt ở vị trí 12 giờ trên vô lăng

Bước 2: Muốn rẽ hướng nào, người lái sẽ dùng bàn tay ở hướng đó để chủ động đánh vô lăng.

Ví dụ rẽ về bên trái nên sử dụng tay trái để kéo vô lăng xuống. Tay còn lại để hờ và cũng di chuyển cùng lúc với tay kia xuống phía dưới​

Bước 3: Sau khi 2 tay gặp nhau ở vị trí 6 giờ thì tay trái sẽ truyền lại cho tay phải phần chủ động động kéo vô lăng lên ngược phía trên.

Lúc này thì tay trái sẽ để hờ theo và di chuyển cùng lúc với tay phải ngược lên vị trí 12 giờ.

Bước 4: Cứ thế lặp lại như bước 2 và 3 với 2 bàn tay thay phiên nhau đánh vô lăng.

Kỹ thuật đánh lái kéo – đẩy này khắc phục những nhược điểm của đánh lái chéo tay khi đi ở tốc độ cao.

Nó giúp tài xế đánh lái được mượt hơn, định hướng chiếc xe chính xác hơn cũng như là ít phải dùng quá nhiều lực khiến tay mau mỏi lái xe đường dài.

Kỹ thuật đánh lái kéo đầy giúp đánh lái mượt hơn, định hướng chiếc xe chính xác hơn

*Kỹ thuật vần vô lăng – Áp dụng khi đánh lái những góc gắt

Kỹ thuật này đòi hỏi khả năng xử lý phức tạp hơn và chỉ nên được áp dụng khi tài xế muốn đánh lái ở những góc cua gắt.

Kỹ thuật vần vô lăng đòi hỏi người lái phải chuyển tay nhiều hơn, nhanh hơn.

Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp tài xế đánh lái sang hai hướng nhưng vẫn kiểm soát xe được tối đa.

Lúc này, tay trái vẫn ở bên trái, tay phải vẫn ở bên phải. Vô lăng có thể dễ dàng xoay từ hướng này sang hướng khác mà không cần chéo tay. 

Hướng dẫn kỹ thuật vần vô lăng

Bước 1: Người lái xe đặt tay trái ở vị trí 10 giờ và tay phải vị trí 2 giờ.

Bước 2: Khi xe rẽ trái, tay trái ở vị trí 10 giờ kéo vô lăng xuống vị trí 6 giờ. Đồng thời tay phải ở vị trí 2 giờ đẩy vô lăng lên vị trí 12 giờ.

Ngược lại, khi quay phải, tay phải kéo vô lăng từ vị trí 2 đến 6 giờ trong khi tay trái đẩy vô lăng từ vị trí 10 đến vị trí 12 giờ.

Kỹ thuật vần vô lăng đòi hỏi khả năng xử lý phức tạp hơn

*Quay vô lăng bằng một tay – Áp dụng trong tình huống khẩn cấp

Kỹ thuật này chỉ nên áp dụng khi xe đi chậm, ở tốc độ cao hoặc các tình huống gấp.

Nếu không biết cách sử dụng không những làm phản tác dụng mà còn gây nguy hiểm cho chính bạn và những người ngồi trong xe.

Hướng dẫn kỹ thuật quay vô lăng bằng một tay

Bước 1: Đặt tay trái vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.

Bước 2: Nới lỏng tay nắm vô lăng như bình thường

Bước 3: Sử dụng lòng bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.

Bước 4: Người điều khiển quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay.

Bước 5:. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.

Bước 6: Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.

Kỹ thuật này chỉ nên áp dụng khi xe đi chậm, ở tốc độ cao hoặc các tình huống gấp

 

Bác tài cần lưu ý, khi di chuyển trên mỗi địa hình khác nhau thì sẽ có cách xử lý và thao tác khác nhau.

Vậy nên bác tài phải biết sử dụng linh hoạt những kỹ năng quay vô-lăng.

Cũng như có thể dựa trên cảm nhận kinh nghiệm của bản thân mình thông qua vô-lăng để điều khiển xe an toàn và đúng cách.

4. Kỹ thuật trả lái xe ô tô

Ngoài việc đánh lái xe ô tô, bác tài cũng cần thành thạo kỹ thuật trả lái an toàn.

Đây là thao tác điều khiển vô lăng theo hướng ngược lại với cách đánh lái đã hướng dẫn ở trên trong khi vẫn giữ thẳng các bánh xe. 

Để thực hiện, bác tài hãy quay vô lăng sang trái và trả lái ngược lại bên phải sao cho vô lăng quay về đúng vị trí ban đầu trước khi đánh lái.

Bác tài cần thành thạo kỹ thuật trả lái an toàn

II. Cách đánh lái ô tô khi vào cua an toàn

1. Thời điểm đánh lái khi xe vào cua

Với trường hợp xe cua góc, thời điểm đánh lái thích hợp nhất là khi gương chiếu hậu chạm góc vuông của cua.

Lúc này, bạn nên cố gắng lái hết vòng cua hẹp, tránh tình trạng lấn nhiều phần đường của người khác.

2. Tốc độ xe ngược với tốc độ đánh lái

Đây là nguyên tắc quan trọng mà bác tài cần nhớ khi thực hiện đánh lái vào cua. 

Cụ thể, nếu tốc độ đang nhanh, bác tài cần đánh lái chậm. Ngược lại, nếu tốc độ đang chậm thì cần đánh lái nhanh.

Lưu ý, nếu xe vào cua tốc độ cao, bạn nên hạn chế đánh lái nhiều để đảm bảo sự ổn định cho xe.

Tốc độ xe ngược với tốc độ đánh lái

3. Số vòng quay vô lăng khi thực hiện đánh lái vào cua

Hiện không có một con số cụ thể nào quy định về số vòng quay vô lăng khi vào cua vì quay bao nhiêu vòng sẽ tùy vào tình tình thực tế.

Vì vậy, nếu là tài xế mới chưa có kinh nghiệm, bạn nên quan sát từ từ.

Nếu thực hiện đánh lái mà vẫn thấy đầu xe hướng về phía ngoài thì cần đánh lái tiếp.

Ngược lại, nếu đánh lái mà thấy đầu xe hướng nhiều về phía trong thì cần trả lái một chút.

Sau nhiều lần thực hành, bạn sẽ tự phán đoán được số vòng quay phù hợp khi vào cua.

Số vòng quay vô lăng khi thực hiện đánh lái vào cua tùy vào tinh hình thực tế

III. Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đánh, trả lái ô tô cho người mới

Để thực hiện thao tác đánh trả lái xe ô tô đúng kỹ thuật, người điều khiển cần lưu ý.

1. Đặt tay và cầm vô lăng đúng cách

Nên đặt tay cầm vô lăng đúng vị trí, thả lỏng bàn tay để tránh đau cơ khi lái xe trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, người điều khiển cũng không nên cầm vô lăng quá nhẹ, dễ mất kiểm soát khi gặp tình huống bất ngờ.

Không được quay vô lăng bằng cách nắm chấu vô lăng, điều này sẽ khiến hạn chế phạm vi hoạt động.

Đối với những người mới bắt đầu lái xe nên dùng cả hai tay di chuyển vô lăng để đảm bảo an toàn.

Nên đặt tay cầm vô lăng đúng vị trí và đúng cách

2. Không nên đánh lái chết

Người lái hạn chế đánh lái chết bởi xoay vô lăng khi xe đang dừng khiến lốp xe dễ mòn, hại hệ thống lái 

Đồng thời khó cảm nhận được hướng xe sẽ dịch chuyển, dễ mất phương hướng khi xe chuyển động lại. 

3. Hạn chế đánh hết lái

Ngay cả khi trong tình huống bắt buộc thì cũng không nên quay vô-lăng quá mạnh và ghì chặt quá lâu hoặc đánh lái hoàn toàn

Vì điều này dễ gây tụt áp lực dầu trong bơm trợ lực và là nguyên nhân gây hỏng bơm trợ lực, làm hư hỏng toàn bộ hệ thống lái của xe ô tô.

Cách tốt nhất là đánh lái nhẹ nhàng, vừa đủ, khi vừa vào hết lái thì trả lái lại từ từ.

4. Trả thẳng lái

Trong một số trường hợp, khi đã trả vô lăng về đúng vị trí ban đầu nhưng bánh xe ô tô vẫn không thẳng so với thân xe.

Lúc này người lái nên đặt tay thẳng theo hướng của vô lăng rồi di chuyển nhẹ khoảng 5 – 10 cm để xem xe có bị lệch hay không.

Nếu xe dịch chuyển lệch hướng thì cần điều chỉnh vô lăng ngược lại.

5. Không buông 2 tay khi đánh lái trả lái ô tô

Trong quá trình đánh lái, trả lái các tài xế tuyệt đối không được buông cả hai tay khỏi vô lăng.

Thói quen này khiến người lái không kiểm soát được xe khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Ngoài ra, không đặt tay trên vô lăng còn khiến chiếc xe có thể bất ngờ mất lái, dễ gây tai nạn giao thông.

Tuyệt đối không được buông cả hai tay khỏi vô lăng khi lái xe

6. Hạn chế dùng khuỷu tay để đánh lái trả lái ô tô

Bác tài khi lái xe tuyệt đối không dùng khuỷu tay hoặc đầu gối để điều khiển vô lăng.

Hành vi này dễ xảy ra tai nạn giao thông do người lái không điều hướng được vô lăng khi có sự cố bất ngờ trên đường.

7. Kiểm soát vị trí của xe trên đường

Dù đã xác định cung đường và áp dụng các kỹ thuật lái xe cần thiết thì bác tài cũng cần quan sát kỹ để kiểm soát vị trí của xe trên đường.

Cách tốt nhất là nhìn về phía trước, quan sát ngoại biên giúp xác định tâm xe và giữ vị trí xe phù hợp trên đường.

Khi đánh lái, nhìn về phía trước theo chiều bạn muốn xoay, cách này giúp quá trình đánh lái uyển chuyển hơn.

Kiểm soát vị trí của xe trên đường, quan sát ngoại biên giúp xác định tâm xe

IV. Những kiểu cầm vô lăng sai phổ biến không nên thực hiện

1. Kiểu đặt tay dưới đáy vô lăng

Đây là cách cầm vô lăng sai mà các bác tài thường mắc phải nhất.

Nhiều người đặt tay dưới đáy vô lăng và thậm chí chỉ điều khiển bằng một tay.

Mặc dù có thể giúp giảm mệt mỏi vai, nhưng cách này sẽ hạn chế rất nhiều về khả năng đánh lái.

Người lái chỉ có thể mở rộng góc lái trong phạm vi hẹp, không thể đánh lái được góc lớn, điều này làm tăng nguy cơ nếu có tình huống bất ngờ.

Đây là cách cầm vô lăng sai mà các bác tài thường mắc phải nhất

2. Kiểu đặt tay gần người lái

Cách cầm vô lăng này phổ biến nhất ở chị em phụ nữ và những người có chiều cao thấp.

Để giảm mỏi tay, nhiều người thường cầm vô lăng gần người lái.

Tuy nhiên, thói quen này cần phải được thay đổi vì nó sẽ hạn chế góc đánh lái và giảm hiệu quả của túi khí.

Ngoài ra, trong trường hợp tai nạn, người lái có thể chịu tổn thương nặng hơn.

3. Phong cách cầm chấu

Cách cầm vô lăng này rất nguy hiểm khi lái ở tốc độ cao hoặc khi cần phải phản ứng nhanh.

Tư thế cầm chấu vô lăng làm giảm lực từ cánh tay và khó bẻ lái nhanh, đồng thời tài xế có thể bị thương khi túi khí phát nổ.

Cách cầm chấu vô lăng rất nguy hiểm khi lái ở tốc độ cao hoặc khi cần phải phản ứng nhanh

4. Phong cách cầm vô lăng một tay, một tay để bên hông

Đôi khi mỏi tay hoặc đi vào đoạn đường vắng, cung đường thẳng, bác tài thường chủ quan cầm vô lăng ở trên và sử dụng một tay, đặt một tay ở bên hông.

Tuy nhiên, cách cầm vô lăng này tiềm ẩn nguy hiểm vì bác tài đang ở tư thế bị động.

Nếu cần xoay vô lăng cua gấp hay xe di chuyển với tốc độ nhanh thì sẽ không thể phản ứng.

Khi có sự cố bất ngờ dễ mất khả năng kiểm soát vô lăng và góc đánh lái, nguy cơ xảy ra tai nạn cao.

Cách này chỉ nên áp dụng khi đang di chuyển trong nội đô thành phố và tốc độ của xe khá chậm. Nhưng hạn chế là tốt nhất.

5. Điều khiển vô lăng bằng chân

Không phải không có trường hợp bác tài coi nhẹ an toàn của bản thân và người khác mà thực hiện điều khiển vô lăng bằng chân.

Đây chắc chắn là cách sử dụng vô lăng cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra tai nạn giao thông.

Do đó, bác tài tuyệt đối không sử dụng bất kỳ bộ phận nào ngoài tay để điều khiển vô lăng khi không có chế độ tự lái.

Đây là cách điều khiển vô lăng coi nhẹ an toàn của bản thân và người khác

V. Tham khảo thêm cách sử dụng vô lăng ô tô cho người lái mới

1. Làm quen các ký hiệu trên vô lăng ô tô

Cấu tạo vô lăng xe ô tô có các hệ thống điều khiển tích hợp là các nút bấm.

Tùy từng dòng xe khác nhau mà hệ thống điều khiển trên vô lăng xe ô tô sẽ khác nhau.

Một số nút điều khiển phổ biến trên các xe đều tích hợp như:

Nút cộng (+), trừ (-) dùng để tăng giảm âm lượng loa.

Nút để chuyển bài, chuyển kênh trên màn hình LCD của ô tô. 

Hai nút điện thoại để nhận cuộc gọi đến và thực hiện cuộc gọi đi. 

Nút TEMP để điều chỉnh hệ thống điều hòa trên xe ô tô. 

Nút DISP để thay đổi hiển thị trên taplo theo yêu cầu của người lái. 

Nút có hình đầu người dùng để điều khiển bằng giọng nói .

Ngoài ra, vô lăng có thêm túi khí giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp khẩn cấp.

HIểu các ký hiệu trên vô lăng ô tô để biết khi sử dụng

2. Cách mở khóa vô lăng

Khóa vô lăng là một tính năng an toàn của xe và cách mở khóa khá đơn giản.

Bước 1: Người điều khiển khởi động lại động cơ

Bước 2: Lắc nhẹ vô lăng sang trái hoặc phải.

Bước 3: Tra chìa khóa vào ổ và tiến hành nổ máy.

Thao tác đúng các bước này, người lái có thể mở khóa vô lăng và điều khiển xe bình thường.

Khóa vô lăng là một tính năng an toàn của xe và cách mở khóa khá đơn giản

3. Cách tháo vô lăng

Tháo vô lăng cũng là một kỹ thuật mà bạn nên biết để thực hiện trong những trường hợp cần thiết.

Bước 1: Tìm mở vít được đặt chìm dưới vô lăng

Bước 2: Mở núm còi để thấy được con ốc ở trục vô lăng

Bước 3: Tháo đầu dây chạy từ trục vô lăng xe đến còi, cầm đầu giắc rút nhẹ.

Bước 4: Lấy tua vít mở con ốc vô lăng có phe che bên cạnh. Như vậy bạn đã có thể tháo vô lăng ra một cách an toàn.

Cách tháo vô lăng thực hiện khá đơn giản

VI. Cách xử lý khi vô lăng ô tô gặp lỗi

Sau một thời gian sử dụng vô lăng xe hơi có thể sẽ xuất hiện một số lỗi như bị lệch hoặc phát ra tiếng kêu.

Nếu không thể mang xe đi kiểm tra tức thì, bạn có thể xử lý tạm thời bằng một vài thao tác chỉnh vô lăng ô tô đơn giản.

1. Trường hợp vô lăng bị lệch

Khi bạn đang đi thẳng, nhưng vô lăng lại không nằm ở vị trí cân bằng thì vô lăng của xe đã bị lệch.

Bạn có thể tự khắc phục điều này bằng bộ đồ sửa chữa được trang bị sẵn trên xe.

Tuy nhiên việc tự sửa chữa có thể làm hỏng túi khí sau vô lăng, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Bước 1: Bạn điều khiển xe sao cho các bánh xe đều đứng thẳng, sau đó hãy tắt máy xe và cố định vị trí.

Bước 2: Sử dụng tua vít 6 khía luồn vào 2 lỗ dưới tay lái để tháo túi khí.

Bước 3: Dùng ống điếu để vặn ốc dưới túi khí và rút vô lăng ra khỏi trục.

Bước 4: Cuối cùng bạn lắp vô lăng lại, chú ý các khớp sao cho khi lắp vào vô lăng nằm chính giữa.

Trong trường hợp bị lệch, hãy tháo ra lại cho đến khi đúng khớp.

Lưu ý rằng việc tự chỉnh vô lăng có thể làm hỏng túi khí sau vô lăng

2. Trường hợp vô lăng phát ra tiếng kêu lạ

Khi đang điều khiển xe, nếu thấy vô lăng phát ra tiếng kêu lạ thì khả năng cao là hệ thống trợ lực trên xe bạn đang có vấn đề.

Lỗi này không thể tự xử lý tại nhà được, nên di chuyển xe đến gara gần nhất để sửa chữa.

Để an toàn hơn bạn hãy gọi cứu hộ đến sửa chữa rồi hãy tiếp tục điều khiển xe.

Trường hợp vô lăng phát ra tiếng kêu lạ nên đến gara để kiểm tra

Trên đây là tất cả những thông tin về kỹ thuật quay vô lăng đúng cách cho người mới mà Ô Tô Phú Cường muốn gửi đến các bác tài.

Hy vọng sẽ giúp các bác tài hiểu và có thể áp dụng thực tế, mang lại sự thoải mái và an toàn trong mỗi chuyến đi.

Ngoài ra, các bác tài nên bảo dưỡng, bảo hành xe đầy đủ để kiểm tra các lỗi xe gặp phải và xử lý kịp thời, góp phần đảm bảo an toàn khi di chuyển.


Nếu bạn đang tìm mua xe chất lượng, giá tốt nhất thị trường, hãy liên hệ ngay Ô Tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Otophucuong.vn