Do đặc thù công việc nên các tài xế lái xe phải đối mặt với rất nhiều bệnh. Trong đó bệnh trĩ là căn bệnh rất dễ mắc phải do phải ngồi lâu khi lái xe đường dài.
Bài viết dưới đây, Phú Cường gửi đến các bác tài cách để tránh bị trĩ khi ngồi lâu và những thói quen hạn chế được bệnh. Cùng với các bài tập hỗ trợ sức khoẻ cho các bác tài nhé.
Cùng cô Ba tới nhà máy xe tải JAC Quốc tế xem có gì nào
NỘI DUNG
- I. Các phương pháp giảm tình trạng bệnh trĩ với người phải ngồi nhiều như tài xế xe tải
- II. Cách điều trị bệnh trĩ cho dân văn phòng và tài xế
- III. Các loại thuốc dân gian để hạn chế bệnh trĩ bị nặng hơn
- 1. Sử dụng thuốc là cách điều trị bệnh trĩ phổ biến
- 2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
- 3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại với đu đủ xanh
- 4. Nha đam là cách trị bệnh trĩ hiệu quả
- 5. Bệnh trĩ nội và cách chữa cùng dầu dừa
- 6. Chữa triệt để bệnh trĩ bằng nghệ
- 7. Ngâm nước muối – cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
- 8. Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị với lá thiên lý
- 9. Cách trị bệnh trĩ ngoại lành tính với quả sung
- 10. Lá diếp cá chính là thuốc chữa bệnh trĩ nội an toàn
- IV. Các tip để hạn chế bệnh trị mà ai cũng nên biết?
- V. Tại sao tài xế lái xe dễ mắc bệnh trĩ?
- VI. Tài xế lái xe cần xem các triệu chứng nào để biết mình có bị trĩ hay không:
- VII. Tài xế lái xe nên làm gì để khắc phục trĩ cấp tăng nặng
- VIII. Các bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp
- IX. Cách phòng tránh các bệnh tài xế
I. Các phương pháp giảm tình trạng bệnh trĩ với người phải ngồi nhiều như tài xế xe tải
Với người bệnh có đặc thù công việc là phải ngồi lâu thì điều chỉnh, cải tạo tư thế ngồi khi làm việc hay việc thay đổi một vài thói quen thiếu khoa học là cần thiết.
Điều không chỉ giúp hạn chế các đơn đau, giảm thiểu sự phát triển của bệnh lý mà còn mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái hơn.
1. Sử dụng đệm lót mềm để ngồi
Ắt hẳn có không ít người bệnh phải đối mặt với các cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn khi phải ngồi hàng giờ trên chiếc ghế gỗ hay nhựa cứng.
Nếu có thể, bạn hãy cải thiện tình trạng này bằng cách lót một tấm đệm mềm ở dưới hoặc một chiếc gối ngồi chuyên dụng.
Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hãy làm thử và cảm nhận kết quả nhé.
Các miếng đệm lót mềm dưới ghế ngồi giúp bệnh nhân giảm các cơn đau và thoải mái hơn
2. Vận động, đi lại thường xuyên hơn
Ngồi quá lâu có thể khiến tình trạng trĩ của bệnh nhân tiến triển nhanh chóng và nặng hơn.
Chính vì vậy, thay vì việc ngồi quá nhiều, bệnh nhân nên vận động thường xuyên hơn, cũng như dành các khoảng thời gian nhỏ để đi lại.
Cứ khoảng 50 phút cho đến 1 tiếng đồng hồ, bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ trong khoảng 5 – 10 phút.
Điều này không chỉ giúp máu lưu thông tốt, giảm áp lực tại hậu môn mà còn giúp tinh thần của bạn được cải thiện tốt hơn.
3. Uống nhiều nước
Đây là một trong những giải pháp giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh trĩ được các bác sĩ khuyến cáo với người bệnh.
Cung cấp nước đầy đủ giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng táo bón, từ đó làm giảm khả năng hình thành búi trĩ, thúc đẩy và cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.
Bệnh nhân trĩ nên uống nhiều nước mỗi ngày
4. Đi cầu theo thời gian cố định
Để hạn chế sự phát triển của trĩ, người bệnh nên tạo cho mình thói quen đi cầu theo những giờ cố định. Tư thế đi cầu đúng cũng là điều mà người bệnh cần lưu ý.
Đặc biệt không được nhịn đi cầu, rặn quá mạnh khi đi ngoài hoặc dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Bởi đây đều là những nguyên nhân khiến bệnh trĩ đến “chào hỏi” bạn một cách nhanh chóng.
5. Chế độ ăn uống lành mạnh
Với người bị trĩ, một chế độ ăn uống lành mạnh – khoa học là điều vô cùng quan trọng. Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ thay vì các thực phẩm có quá nhiều chất béo.
Ngoài ra, bệnh nhân đúng các nguyên tắc ăn uống ăn đúng bữa, đúng giờ, nhai chậm và kỹ.
Người bị trĩ nên ăn nhiều hoa quả và các loại thực phẩm giàu chất xơ
II. Cách điều trị bệnh trĩ cho dân văn phòng và tài xế
Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ở dân văn phòng nói riêng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như:
1. Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Các loại thuốc giảm triệu chứng trĩ thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh như corticosteroid, thuốc bôi glyceryl trinitrate 0,2% cho người bệnh trĩ cấp I hoặc II.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng Prep-H (Pfizer Incorporated, Kings Mountain, NC) để giảm triệu chứng cấp tính như chảy máu và đau khi đại tiện.
2. Can thiệp bằng thủ thuật
Một số thủ thuật được sử dụng phổ biến để loại bỏ búi trĩ có thể kể đến như:
Thắt dây chun: Phù hợp với dân văn phòng mắc trĩ độ II và III. Thắt dây chun sẽ chặn đứng nguồn cung cấp máu đến búi trĩ. Từ đó khiến búi trĩ co lại và rụng đi.
Liệu pháp xơ hóa: Phù hợp với trĩ độ I và II hoặc người đang điều trị với thuốc đông máu. Thông qua ống nội soi, các búi trĩ được định vị và tiêm vào chất xơ hóa để làm tiêu biến mô trĩ.
Quang đông hồng ngoại (HCPT): Chiếu sóng ánh sáng hồng ngoại vào các mô trĩ để triệt tiêu chúng. Phù hợp với các trường hợp trĩ nội độ I và II. Thủ thuật này rất an toàn, chỉ gây đau và chảy máu nhẹ.
Đốt laser: Phương pháp phổ biến dành cho các nhân viên văn phòng mắc trĩ độ I đến độ III. Phương pháp laser có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp khác.
3. Phẫu thuật loại bỏ trĩ cho dân văn phòng và tài xế
Với các trường hợp trĩ nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ các búi trĩ cho người bệnh. Một số phương pháp phổ biến được áp dụng có thể kể đến như:
- Phẫu thuật kinh điển (mổ mở)
- Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo
- Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler (THD)
- Cắt trĩ dưới niêm mạc (thủ thuật Parks)
III. Các loại thuốc dân gian để hạn chế bệnh trĩ bị nặng hơn
1. Sử dụng thuốc là cách điều trị bệnh trĩ phổ biến
Sử dụng thuốc là cách chữa bệnh trĩ nhẹ mà nhiều người đã áp dụng và đây cũng là cách thức chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay.
Thông thường thuốc chữa bệnh trĩ được chỉ định khi búi trĩ ở giai đoạn đầu, búi trĩ còn nhỏ nên việc chữa trị bệnh trĩ bằng thuốc sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng giúp kiểm soát sự giãn nở quá mức của các mạch búi trĩ và giúp giảm các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng bệnh trĩ có khả năng xảy ra. Có thể nói, sử dụng thuốc chính là cách chữa bệnh trĩ nhanh chóng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc trị trĩ nội cũng như thuốc chữa bệnh trĩ ngoại khác đa dạng và có công dụng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh. Đa số các loại thuốc chữa triệt để bệnh trĩ đều có những công dụng như sau:
- Thuốc có công dụng giảm đau và giảm triệu chứng trĩ
Thông thường thì đây là dạng thuốc trị bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ được bôi loại thuốc kê đơn lên vùng hậu môn đều đặn 2 – 3 lần sau khi đi đại tiện nhằm giúp giảm đau và giảm ngứa hậu môn.
- Thuốc nhuận tràng, giúp làm mềm phân
Cách trị bệnh trĩ hiệu quả, bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc có công dụng giúp nhuận tràng, trị táo bón và làm mềm phân hơn. Từ đó cũng giảm thiểu áp lực cho các cơ và tĩnh mạch vùng hậu môn.
- Thuốc tăng độ bền vùng tĩnh mạch
Với các loại thuốc tăng độ bền cho tĩnh mạch, bệnh nhân có thể sử dụng để điều trị trĩ ngoại, đây cũng là thuốc trị trĩ nội hiệu quả. Thuốc sẽ được kê đơn và sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng bệnh mau chóng được cải thiện tốt hơn.
2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Cách chữa bệnh trĩ nội nào hiệu quả? Cách trị trĩ ngoại nào an toàn? Các bạn có thể sử dụng lá trầu là nguyên liệu để điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Dùng lá trầu là cách chữa bệnh trĩ hiệu quả đã được rất nhiều người tin dùng.
Trong lá trầu không có chứa đa dạng các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp cầm máu, giảm đau rát ngứa ngáy hậu môn. Không những thế còn rất dồi dào các loại vitamin và khoáng chất khác nhau giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khu vực hậu môn trực tràng.
Bệnh trĩ và cách chữa trị bằng lá trầu không như sau:
- Ngâm nước lá trầu không:
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không như sau: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, các bạn lấy khoảng 10 lá trầu rửa sạch ngâm qua nước muối cho hết bụi bẩn.
Tiếp theo cho lá vào nồi nước và đun sôi lên sau đó đổ ra chậu để ngâm hậu môn khi nước còn âm ấm.
- Đắp lá trầu vào búi trĩ:
Cách trị bệnh trĩ hiệu quả với lá trầu tiếp theo được kể đến là sử dụng lá trầu để đắp lên hậu môn. Sau khi rửa sạch và ngâm lá với nước muối, các bạn đem lá trầu giã nát cùng chút muối tinh.
Tiếp theo lọc lấy nước cốt lá trầu để chấm lên vùng bị trĩ, phần bã sẽ dùng để đắp vùng hậu môn, để khoảng 20 phút rồi rửa lại sạch sẽ.
3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại với đu đủ xanh
Cách chữa trĩ ngoại bằng đu đủ xanh có hiệu quả không? Đu đủ xanh chính là loại thuốc trị trĩ ngoại từ thiên nhiên mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng.
Trong đu đủ xanh cũng có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và làm se niêm mạc rất tốt, vì thế mà có thể sử dụng loại quả này để điều trị bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ với đu đủ như sau: Các bạn chọn lựa 1 quả đu đủ xanh còn tươi vì lúc này quả sẽ có nhiều nhựa, công dụng điều trị bệnh trĩ sẽ tốt hơn. Đem đu đủ rửa sạch và bổ đôi ra, buộc úp đu đủ vào 2 bên cẳng chân , quay cuống đu đủ lên phía trên và cứ để qua đêm đến sáng hôm sau.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ này có vẻ sẽ khiến mọi người cảm thấy buồn cười và khá kỳ lạ nhưng đây chính là cách làm teo búi trĩ hiệu quả.
4. Nha đam là cách trị bệnh trĩ hiệu quả
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả tiếp theo được kể đến đó là sử dụng nha đam. Hoặc các bạn cũng có thể áp dụng để làm cách điều trị trĩ nội cũng rất an toàn. Trong nha đam có chứa hoạt chất kháng khuẩn và tiêu viêm tự nhiên, giúp ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, từ đó giúp ngừa viêm nhiêm búi trĩ.
Không những thế, trong nha đam có chứa hoạt chất enzym bradykinin cũng giúp giảm đau nhức, sưng tấy và làm dịu niêm mạc.
Cách chữa trĩ nội và trĩ ngoại bằng nha đam khá đơn giản. Chuẩn bị nguyên liệu là 1 lá nha đam và dầu ô liu.
Nha đam sơ chế sạch sẽ lấy phần thịt và gel trộn đều với dầu ô liu theo tỷ lệ 2:1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng hậu môn và búi trĩ, để 30 phút và rửa sạch lại với nước. Đây là cách trị trĩ nội và trĩ ngoại an toàn, hiệu quả.
5. Bệnh trĩ nội và cách chữa cùng dầu dừa
Dầu dừa cũng là một loại nguyên liệu đa dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ làm đẹp, chế biến thực phẩm cho đến việc hỗ trợ chữa bệnh. Cụ thể, dầu dừa được sử dụng để điều trị trĩ ngoại và trĩ nội khá hiệu quả.
Trong dầu dừa có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và kháng khuẩn giúp vùng hậu môn tổn thương được lành lại nhanh chóng, từ đó cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Các bạn có thể sử dụng dầu dừa là cách điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại như sau: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau đó dùng miếng bông thấm vào dầu dừa đắp lên vùng búi trĩ, giữ nguyên miếng bông khoảng 30 – 60 phút thì gỡ bông ra.
Áp dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại và trĩ nội này mỗi ngày 2 lần, liên tục khoảng 4 tuần để thấy được hiệu quả điều trị. Hoặc uống 1 thìa cafe dầu dừa mỗi ngày cũng là cách chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả.
6. Chữa triệt để bệnh trĩ bằng nghệ
Nghệ vàng là một loại dược liệu có nhiều công dụng và dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày. Nghệ vàng theo đông y là loại thảo dược quý có tính ôn, vị cay đắng, giúp tuần hoàn lưu thông khí huyết rất tốt, giảm sưng viêm, mờ thâm, tiêu độc,…
Nghệ thường được ứng dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, chữa trị bệnh trĩ hoặc bệnh ngoài da cực kỳ tốt.
Ngoài ra, tinh chất curcumin có trong nghệ cũng giúp chống oxy hóa, tiêu viêm, phục hồi vết loét và kháng khuẩn hiệu quả. Nghệ vàng cũng chính là cách điều trị bệnh trĩ an toàn dành cho các bạn có thể tham khảo.
Bệnh trĩ và cách điều trị với nghệ vàng như sau: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi sơ chế sạch sẽ, gọt vỏ và giã nhuyễn. Sau đó cho vào 1 ít nước để vắt lấy nước cốt nghệ.
Người bệnh sử dụng tăm bông thấm đều nước cốt nghệ lên vùng hậu môn đã vệ sinh sạch sẽ. Nên kiên trì 2 – 3 lần/ ngày để thấy được hiệu quả điều trị tốt.
Hoặc có thể dùng cách điều trị trĩ ngoại với hỗn hợp nghệ vàng, diếp cá, muối tinh, quả sung đun sôi lên với 2 lít nước, sau đó đợi nước ấm rồi dùng ngâm hậu môn.
7. Ngâm nước muối – cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Muối tinh là nguyên liệu đã quá quen thuộc và không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Muối không những có công dụng trong việc chế biến món ăn hàng ngày, tăng cường sức khỏe mà còn có thể được dùng để điều trị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội hiệu quả.
Trong muối chứa các hoạt chất có khả năng sát trùng, diệt vi khuẩn cực tốt.
Vì thế, bệnh nhân có thể của thiện được các tình trạng như sưng viêm, tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu,… xuất hiện ở khu vực búi trĩ.
Cách trị bệnh trĩ ngoại và trĩ nội bằng ngâm nước muối không những được truyền tai trong dân gian, mà nó còn là phương pháp phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại.
Trĩ ngoại và cách điều trị với muối như sau: Chuẩn bị một chiếc chậu to để có thể ngồi vào chậu và muối tinh sạch. Đổ nước ấm vào chậu với nhiệt độ ấm vừa phải khoảng 40 – 50 độ C.
Sau đó đổ lượng muối vừa phải vào nước ấm khuấy đều cho muối tan hết, ngâm ngập hậu môn trong chậu nước ấm khoảng 20 phút hoặc cho đến khi nước nguội đi.
Cách điều trị trĩ ngoại và trĩ nội này nên được thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt. Đây chính là phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả tuy nhiên cách này không thể áp dụng điều trị cho bệnh trĩ cấp độ 3, độ 4.
8. Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị với lá thiên lý
Cây thiên lý cũng được dân gian truyền tai nhau về công dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả. Hoa thiên lý ngoài công dụng dùng để chế biến những món ăn thơm ngon thì còn được dùng như cách chữa trĩ ngoại và trĩ nội an toàn.
Theo đông y, thiên lý có vị ngọt, tính bình, được ứng dụng chữa các bệnh như chống rôm sảy, tiêu độc, điều trị bệnh trĩ,… Ngoài việc sử dụng hoa thì những bộ phận khác của thiên lý đều có công dụng trong điều trị các bệnh lý khác nhau.
Thiên lý có chứa các thành phần vitamin, khoáng chất cùng các loại hoạt chất chống viêm sát trùng khác giúp vết thương mau phục hồi tốt hơn.
Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh bằng lá thiên lý như sau: Lá thiên lý rửa sạch sau đó giã nát cùng chút muối tinh, đổ chút nước lọc vào để lọc lấy nước cốt. Dùng bông chấm nước cốt lá thiên lý đắp lên vùng hậu môn 2 lần mỗi ngày.
9. Cách trị bệnh trĩ ngoại lành tính với quả sung
Một trong số những loại dược liệu được kể đến để chữa trị bệnh trĩ nữa đó là quả sung. Quả sinh có tính bình, hàm lượng chất xơ chứa trong quả sung cũng khá cao.
Ngoài ra, trong quả sung còn có các khoáng chất khác như magie, canxi,… hay các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả rất có lợi trong việc điều trị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị với quả sung như sau: chuẩn bị 15 quả sung còn xanh rửa sạch sẽ. Thả sung vào nồi nước và chút muối tinh sau đó đun sôi lên.
Dùng nước này để xông hậu môn sau đi đã vệ sinh sạch sẽ. Hoặc các bạn cũng có thể đợi nước nguội bớt và dùng ngâm hậu môn giúp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.
10. Lá diếp cá chính là thuốc chữa bệnh trĩ nội an toàn
Lá diếp cá là một trong những thần dược giúp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Diếp cá là loại thảo dược có tính hàn, giúp kháng viêm cực tốt, thanh nhiệt, giải độc và nhuận tràng,… Vì thế mà lá diếp cá được ứng dụng là cách điều trị trĩ nội đạt hiệu quả cao.
Bệnh trĩ nội và cách chữa như sau: Lấy một nắm diếp cá, rửa sạch và để ráo. Tiếp theo sẽ dùng lá giã nát ra, thêm chút muối tinh vào để giã cùng.
Sau đó sử dụng bã diếp cá đắp lên vùng hậu môn mỗi ngày, kiên trì 2 lần/ ngày để thấy được kết quả se búi trĩ an toàn từ loại thảo dược này.
Các bạn cũng có thể sử dụng diếp cá làm cách trị trĩ nội hiệu quả bằng việc uống nước diếp cá xay hoặc dùng để ăn hàng ngày.
Hoặc lá diếp cá đun sôi lên lấy nước dùng xông hậu môn cũng là cách chữa trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả.
IV. Các tip để hạn chế bệnh trị mà ai cũng nên biết?
Tip 1: Có chế độ ăn uống lành mạnh
- Cần ăn đủ chất, đủ bữa để nhu động ruột hoạt động bình thường, tránh tình trạng thức ăn lắng đọng gây táo bón.
- Lựa chọn thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Các thực phẩm nên bổ sung như: Rau dền, rau lang, mồng tơi…
- Tránh các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng…
Tip 2: Kiểm soát tâm trạng, tránh làm việc quá sức
Lên kế hoạch làm việc khoa học, tránh thức khuya dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, nên chú trọng khám sức khỏe định kỳ để sớm có phương pháp điều trị trĩ kịp thời và hiệu quả.
Tip 3: Hạn chế đi đại tiện quá lâu
Thói quen đại tiện lâu có thể làm rối loạn chức năng đường ruột. Khi thời gian hậu môn mở quá dài sẽ khiến chất thải bị tích tụ, lượng máu tĩnh mạch ở khu vực này giảm, dẫn đến bệnh trĩ.
Tip 4: Tăng cường vận động phòng ngừa bệnh trĩ
Thường xuyên vận động là cách phòng tránh bệnh trĩ cho dân văn phòng vô cùng hiệu quả. Dân văn phòng nên đứng lên đi lại khoảng 5-10 phút giúp khí huyết lưu thông, đồng thời giảm căng thẳng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa để phòng táo bón. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Nhân viên văn phòng nên chọn các môn thể thao phù hợp như: chạy bộ, bơi lội, yoga, nhảy dây…
Như vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ những người làm việc văn phòng cần tập thói quen như tích cực vận động, đứng lên đi lại sau mỗi giờ làm việc, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, rèn luyện thói quen đi đại tiện hàng ngày…
Đây là những thói quen tốt không những giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn phòng tránh được nhiều bệnh khác như xương khớp, mắt, tim mạch…
V. Tại sao tài xế lái xe dễ mắc bệnh trĩ?
Đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, tư thế thăng bằng và trong tình trạng hết sức tập trung nên tạo áp lực lên hậu môn. Làm dễ xảy ra tình trạng xung huyết và dẫn đến hiện tượng đại tiện ra máu.
Những tuyến đường không bằng phẳng, ngồi lâu dễ chèn ép lên búi trĩ. Ngồi thường xuyên cũng khiến cho búi trĩ mất vệ sinh, không thông thoáng, dễ nhiễm trùng.
Đặc thù công việc nên thường ăn uống không điều độ, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, ít bổ sung nước, uống cà phê, thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ táo bón. Yếu tố thuận lợi để gây bệnh trĩ.
VI. Tài xế lái xe cần xem các triệu chứng nào để biết mình có bị trĩ hay không:
Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn. Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường có các triệu chứng như: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
Phân biệt các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác.
Nhóm đối tượng ngồi nhiều như tài xế lái xe hoặc dân văn phòng, các thợ may… có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
VII. Tài xế lái xe nên làm gì để khắc phục trĩ cấp tăng nặng
Cụ thể người tài xế lái xe muốn phòng và khắc phục trĩ cấp tăng nặng cần áp dụng như sau: Uống nhiều nước: uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày, nó sẽ giúp phân mềm và dễ đi cầu.
Ăn uống đều đặn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Không nên sử dụng đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, hạn chế uống nhiều bia, rượu, cà phê.
Tăng cường chất xơ, nhiều rau lang, rau đay, mồng tơi, rau diếp cá, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ bỏ hạt, khoai lang, chuối.
Nên tập đi đại tiện hàng ngày vào đúng giờ nhất định vào sáng sớm, không nên cố rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện. Sau mỗi lần đại tiện, lau bằng giấy vệ sinh ẩm hay rửa sạch bằng nước sẽ giúp tránh gây kích ứng cho vùng hậu môn.
Giữ vệ sinh vùng hậu môn: ngâm hậu môn vào nước muối 0,9% ấm 15 phút, ngày 2 lần giúp chống viêm, co búi trĩ tốt hơn.
Tăng cường tập luyện thể dục: vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, tập thu – co hậu môn. Thư giãn hoặc đi bộ xung quanh tại các điểm dừng chân.
VIII. Các bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp
Bên cạnh những bệnh trên, theo nhiều người trong nghề chia sẻ có một số bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp sau nhiều năm lái xe như:
1. Bệnh đau lưng
Nghề tài xế có đặc thù là phải ngồi lái xe trong thời gian dài. Khi ngồi lâu, cột sống thường chịu áp lực lớn vì phải gánh trọng lượng nửa trên của cơ thể.
Bên cạnh đó, các bác tài cũng ít có cơ hội vận động nhiều nên dễ khiến máu lưu thông không được tốt, dẫn đến cơ co cứng. Đây chính là nguyên nhân khiến ngồi lái xe nhiều bị đau lưng, cũng như là nguyên nhân gây ra các bệnh hệ xương khớp nói chung.
2. Bệnh mỏi cổ, vai gáy
Mỏi cổ, vai gáy khi lái xe là một bệnh thường gặp ở các bác tài. Nguyên nhân chủ yếu do khi ngồi lái xe lâu, dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, tuần hoàn máu không được tốt, cơ căng cứng… Bệnh mỏi cổ, đau vai khi lái xe còn có thể do một số nguyên nhân khác như ngồi sai tư thế, tuổi tác, thoái hoá đốt sống cổ…
3. Bệnh đau dạ dày
Một bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp khác chính là đau dạ dày (hay đau bao tử). Nguyên nhân thường do thói quen ăn uống như ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya, ăn nhiều thực phẩm chua/cay/nóng, uống nhiều rượu/bia, đồ ăn thức uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
4. Bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao tài xế dễ bị trĩ. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu vì đặc thù của nghề lái xe là phải ngồi lâu một chỗ ở tư thế thăng bằng với sự tập trung cao nên dễ tạo áp lực lên ổ bụng, tăng áp lực ổ bụng, cản trở sự hồi lưu máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
Ngoài ra nguyên nhân có thể còn do thường xuyên “nhịn” đi vệ sinh, chế độ ăn ít chất xơ, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ táo bón…
5. Bệnh béo phì
Béo phì cũng là một bệnh tài xế thường gặp. Nguyên nhân do ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động và thường xuyên ăn đồ ngọt, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn (nhiều phụ gia, chất bảo quản, chất béo)…
6. Bệnh mất ngủ
Tưởng lạ nhưng thật ra mất ngủ cũng là một bệnh nghề nghiệp của tài xế không phải hiếm gặp. Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu sự lịch lái xe không cố định dẫn đến rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày.
Bên cạnh đó với các bác tài, nhất là bác tài lái xe đường dài sẽ ngủ nhiều nơi, nhiều chỗ khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra thường xuyên sử dụng cà phê, trà, thuốc lá… cũng dễ gây mất ngủ.
7. Bệnh về mắt
Thêm một bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp khác là bệnh về mắt. Nguyên nhân chủ yếu do tài xế phải thường xuyên tập trung cao độ. Ngoài ra không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng dễ khiến mắt bị suy yếu, mắt bị khô, gây tật viễn thị…
Thêm một bệnh nghề nghiệp của tài xế thường gặp khác là bệnh về mắt
IX. Cách phòng tránh các bệnh tài xế
Để giữ gìn sức khoẻ thật tốt, cũng như phòng tránh các bệnh nghề nghiệp của tài xế, các bác tài nên:
Ngồi đúng tư thế: Nên chỉnh ghế lái xe, chỉnh vô lăng xe sao cho có tư thế ngồi thoải mái và chuẩn xác nhất. Khi ngồi lái, toàn bộ người phải áp sát vào tựa lưng ghế.
Đầu được nâng đỡ bởi tựa đầu. Nếu có thể nên mua thêm đệm lót ghế xe ô tô và gối tựa đầu ô tô để tạo thêm sự nâng đỡ, giảm áp lực cho các đốt sống.
————————————————————————————
***Cập nhật những chương trình mới tháng 10/2024 tại Ô tô Phú Cường
Rất nhiều khách hàng tin tưởng mua xe tải tại Ô tô Phú Cường, vợ chồng đồng lòng tự ra làm chủ quyết định kinh tế, lo cho gia đình cuộc sống no đủ.
Chào tháng 10 cùng với chương trình ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng dành cho các dòng xe tại Ô Tô Phú Cường.
- Xe tải Teraco ưu đãi tiền mặt 5 triệu và tặng 100% lệ phí trước bạ.
- Chương trình tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
- Ưu đãi tại showroom lên đến 100 triệu cho dòng xe FAW
- Đặc biệt, giảm 50% lệ phí trước bạ cho một số dòng xe lắp ráp trong nước.
Cơ hội để mua xe với giá tốt, tiết kiệm chi phí đầu tư, thuận vợ thuận chồng mua xe tải làm ăn lo cho gia đình ấm no.
Phú Cường là đại lý chính hãng của các thương hiệu uy tín như JAC, Teraco,…
Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, khách hàng an tâm bảo dưỡng và bảo hành.
Có xưởng đóng thùng riêng, đảm bảo nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Ngoài xe tải, Ô Tô Phú Cường còn cung cấp các dòng xe chuyên dụng như xe bồn nước, xe trộn bê tông, xe rồng,… có sẵn phiếu đăng ký, chuẩn quy định pháp luật.
Đội ngũ nhân viên Phú Cường tận tâm, nhiệt tình, tư vấn kỹ lưỡng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.
Dịch vụ giao xe tận nhà sẵn sàng phục vụ quý khách hàng, giúp thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Hỗ trợ thủ tục giấy tờ nhanh chóng, hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng sớm có xe làm ăn, tránh mất thời gian và tận dụng nguồn vốn đầu tư tốt.
Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.
Otophucuong.vn
(Bài viết cập nhật: 07/10/2024)