15 đồ vật cấm kỵ để trong ô tô để đảm bảo an toàn, tránh sự cố

NGÀY ĐĂNG: 01/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Nhiều người có xu hướng để rất nhiều đồ sẵn trong xe ô tô để thuận tiện sử dụng, cũng như trang trí, mang lại phong thủy cho xe.

Tuy nhiên, không phải tất cả đồ vật đều an toàn khi để trong xe, đặc biệt dưới thời tiết nắng nóng.

Ô Tô Phú Cường chia sẻ đến các bác tài 15 đồ vật cấm kỵ để trong ô tô để đảm bảo an toàn, 

I. Những đồ vật tuyệt đối không để trong ô tô dưới trời nắng vì dễ gây cháy, nổ

1. Thiết bị điện tử, sạc dự phòng

Không nên để các thiết bị điện tử như đồng hồ, máy tính, điện thoại, máy tính laptop, máy ảnh, máy quay phim…. hay sạc dự phòng trong ô tô.

Vì dưới trời nắng, nhiệt độ bên trong ô tô có thể tăng lên rất cao, làm hỏng mạch điện tử, pin và màn hình, gây hư hỏng cho các thiết bị.

Đặc biệt, hầu hết trong các thiết bị điện tử, sạc dự phòng đều dùng pin, phổ biến là pin lithium.

Loại pin này tuy đạt chuẩn an toàn nhưng vẫn có rủi ro phát nổ, nhất là với pin kém chất lượng hay khi các cell bên trong pin bị vỡ do nhiệt độ cao.

Ngoài ra, để các thiết bị điện tử có giá trị trong ô tô cũng là một mục tiêu hấp dẫn cho kẻ trộm, có thể bị mất mát tài sản.

Nguy hiểm hơn là bị chiếm đoạt thông tin cá nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, lừa đảo,…

Không nên để các thiết bị điện tử, sạc dự phòng lâu trong ô tô dưới trời nắng

2. Bật lửa

Bật lửa là đồ vật mà bạn tuyệt đối không nên để trong ô tô vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là khi để trên xe ôtô dưới trời nóng.

Thông thường khi nhiệt độ trong xe ô tô bình thường sẽ không có gì nguy hiểm.

Nhưng khi nhiệt độ trong xe tăng cao, lượng gas trong bật lửa bị giãn nở mạnh và có thể cháy nổ bất ngờ.

Do đó, tốt nhất ngày hè nắng nóng không nên để bật lửa trong xe ôtô.

Nếu bạn hút thuốc, hãy nhớ đừng để riêng bật lửa ra ngoài, mà hãy đút vào trong bao thuốc và đem theo bên cạnh.

Điều này tuy nhỏ nhưng lại là một trong những cách để bảo vệ an toàn cho bạn và chiếc xe của bạn.

Để bật lửa trong ô tô dưới trời nắng nóng có thể gây cháy nổ bất ngờ

3. Bình chữa cháy khí nén

Bạn không nên để bình chữa cháy trong ô tô nếu đậu xe dưới trời nắng trong thời gian dài.

Bình chữa cháy loại khí nén áp suất cao thông thường cần được bảo quản tại những nơi có nhiệt độ từ -10 độ C đến 55 – 60 độ C (tuỳ loại).

Xe ô tô đậu lâu dưới trời nắng, không có vật che chắn, nhiệt độ khoang cabin có thể lên đến 60 độ hoặc hơn.

Nhiệt độ này sẽ vượt quá ngưỡng chịu của bình chữa cháy, gây ra nguy cơ cháy nổ.

Vì khi nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng bên trong bình cũng tăng theo, nếu áp suất đủ lớn sẽ phát nổ.

Để tránh nguy hiểm, chỉ nên dùng bình chữa cháy loại bọt chất lượng cao, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Và không quên đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật trên bình khi chọn mua.

Không nên đặt bình chữa cháy ở những nơi hứng ánh nắng mặt trời, nơi nhiệt độ dễ tăng cao.

Như sau kính lái, khu vực taplo, bệ trung tâm, cửa xe, kính sau xe… 

Thay vào đó có thể để ở khoang ẩn sau cốp xe, nơi ít bị tác động bởi nhiệt độ bên ngoài.

Nhiệt độ quá nóng trong ô tô có thể gây ra nguy cơ nổ bình chữa cháy khí nén

4. Bình xịt

Các loại bình xịt khí nén như nước xịt phòng, bình xịt đánh bóng ôtô,… là những vật dụng nguy hiểm không nên để trong ôtô khi thời tiết nóng.

Khi nhiệt độ trong xe tăng, áp suất trong bình xịt cũng có thể tăng cao nhanh chóng.

Nếu áp suất vượt quá giới hạn bình, bình có thể bị nổ và gây cháy, cực kỳ nguy hiểm.

Để tránh nguy cơ này, hãy bảo quản bình xịt khí ở nơi thoáng mát và an toàn, không tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng.

Bình xịt là vật dụng nguy hiểm không nên để trong ôtô khi thời tiết nóng

5. Đồ uống có ga

Nhiều người yêu thích đồ uống có ga như bia, nước ngọt Coca Cola, Pepsi… và thường mang chúng trên xe để giải khát.

Tuy nhiên, lượng ga trong những loại nước này là rất lớn và có thể nở ra, dẫn đến phát nổ khi áp suất của chúng tăng cao dưới trời nắng. Trường hợp ô tô đóng kín kính còn là điều kiện lý tưởng để những loại nước này phát nổ, gây nguy hiểm đến người lái và hành khách.

Do đó, bạn cần tránh mang theo đồ uống có ga lên xe ô tô nếu cảm thấy thời tiết và nhiệt độ trên xe quá cao.

Hoặc nếu có mang thì nên bảo quản lạnh chúng trong suốt quá trình di chuyển.

Lượng ga loại nước này có thể nở ra, dẫn đến phát nổ khi niệt độ quá nóng

6. Nước rửa tay hoặc cồn sát khuẩn

Thành phần bên trong nước rửa tay có chứa cồn. Nếu để bên trong ô tô, gặp phải nhiệt độ cao thì nguy cơ bị phát nổ là rất lớn.

Do đó các chuyên gia đã sớm đưa ra cảnh báo tránh để nước rửa tay trong xe ô tô dưới trời nắng nóng.

Tránh để nước rửa tay trong xe ô tô dưới trời nắng nóng

7. Chai nước bằng nhựa

Nước đóng trong chai nhựa rất tiện dụng, nên hầu hết mọi người đều lựa chọn sử dụng khi đi xe.

Tuy nhiên, việc để chai nước trên xe ô tô vào thời tiết nắng nóng là điều không nên.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu và khảo sát, ánh nắng chiếu qua thân chai nước sẽ như một thấu kính hội tụ, tập trung ánh sáng và đốt cháy bề mặt tiếp xúc.

Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe đã nhiều lần khuyến cáo mọi người không nên để chai nước bên trong xe, đặc biệt là vào mùa nóng.

Vì nhiệt độ cao có thể khiến các thành phần hóa học trong vỏ chai nhiễm vào nước, nước sẽ trở nên độc hại.

Do vậy, bạn không nên để chai nước nhựa quá lâu trên xe trong trời nắng nóng hoặc nếu vô tình đã để thì đừng nên uống.

Chai nước dưới ánh nắng sẽ như một thấu kính hội tụ đốt cháy bề mặt tiếp xúc

8. Mắt kính, đồ vật bằng thủy tinh

Không nên để kính trong xe ôtô khi đỗ xe dưới trời nắng vì tiềm ẩn nguy cơ gây cháy xe rất lớn.

Khi ánh sáng chiếu qua mắt kính, đồ vật thủy tinh sẽ hội tụ tại một điểm.

Năng lượng tích tụ dưới dạng nhiệt năng sẽ đốt cháy bề mặt tiếp xúc.

Do vậy, các tài xế nên cẩn trọng, thói quen tưởng như vô hại này, vì chỉ một sơ suất có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Các tài xế nên cẩn trọng, thói quen để mắt kính trên ô tô khi đậu dưới trời nắng

II. Những đồ vật không nên để lâu trong ô tô dưới thời tiết nắng nóng để tránh hư hỏng

9. Thuốc

Nhiều người có thói quen để dược phẩm gồm các loại thuốc, thực phẩm chức năng,… trong xe phòng có dùng ngay lúc cần thiết.

Tuy nhiên, khi ra khỏi xe tốt nhất bạn nên mang theo, không nên để trên xe.

Vì nhiệt độ cao trong xe dễ làm dược phẩm bị biến đổi tính chất, giảm chất lượng, thậm chí còn có thể gây ra các phản ứng hoá học, sản sinh độc tố.

Nhiệt độ cao trong ô tô dễ làm dược phẩm bị biến đổi tính chất, giảm chất lượng

10. Mỹ phẩm

Mỹ phẩm là thứ phụ nữ hay phải mang theo bất kể mùa nào, bất kể ở đâu như kem chống nắng, son môi, mỹ phẩm dưỡng da,…

Tuy nhiên, kem chống nắng nếu để lâu trong xe ô tô sẽ có nguy cơ bị nổ lọ kem do nhiệt độ cao, đặc biệt những loại dạng xịt.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao đốt nóng tuýp kem, khiến bạn không thể sử dụng ngay lập tức trên da.

Son môi làm từ bột màu, dầu, sáp và chất làm mềm da nên sẽ tan trong môi trường nhiệt độ cao, làm biến đổi thành phần bên trong.

Để lại những ảnh hưởng lâu dài như thay đổi thành phần, biến đổi màu sắc.

Do vậy, tốt nhất bạn nên để mỹ phẩm trong nhiệt độ thấp, tránh xa ánh nắng mặt trời.

Nên mang mỹ phẩm theo khi bạn rời khỏi xe

11. Thực phẩm

Nhiều người hay có thói quen đem theo thực phẩm lên ô tô ăn khi đói hoặc khi buồn chán.

Tuy nhiên, nếu bạn để đồ ăn lâu trong xe ô tô không mở máy lạnh sẽ rất dễ bị ôi thiu, hư hỏng, ám mùi, đặc biệt là đối với những thực phẩm ăn nhanh.

Một số thực phẩm như bánh, kẹo,… dễ tan chảy dưới nhiệt độ cao còn làm ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh trên xe.

Để đồ ăn lâu trong xe ô tô không mở máy lạnh sẽ rất dễ bị ôi thiu, hư hỏng,

III. Những đồ vật tuyệt đối không để trong ô tô để tránh mất cắp

12. Giấy tờ quan trọng

Các loại giấy tờ quan trọng như chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe,… không nên để lại trong ô tô đậu lâu dưới trời nắng.

Vì nhiệt độ cao bên trong ô tô có thể gây hư hỏng cho giấy tờ, làm mất mát thông tin quan trọng và khiến chúng không còn hợp lệ.

Ngoài ra, để lại giấy tờ cá nhân trong ô tô cũng làm tăng nguy cơ bị mất cắp hay sử dụng sai mục đích.

Điều này có thể gây ra các vấn đề về gian lận, giả danh tính,… Vì vậy, bạn nên lưu ý luôn luôn mang theo giấy tờ cá nhân khi rời khỏi xe.

Để lại giấy tờ cá nhân trong ô tô làm tăng nguy cơ bị mất cắp hay sử dụng sai mục đích

13. Tiền mặt, thẻ ngân hàng

Việc để tiền mặt và thẻ ngân hàng trong xe ô tô có thể mang lại một số rủi ro và là việc không nên.

Vì điều này có thể thu hút sự chú ý của tội phạm và dẫn đến nguy cơ bị mất trộm tài sản.

Kẻ gian có thể phá khóa hoặc phá cửa xe để lấy đi tiền hoặc thẻ ngân hàng của bạn.

Hơn nửa, tiền mặt có thể trở thành vật liệu bắt cháy trong trường hợp có nguồn lửa hoặc tác động nhiệt cao.

Để thẻ ngân hàng trong xe, nếu chẳng may mất sẽ có nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và ngân hàng của bạn.

Kẻ xấu có thể sử dụng thông tin này để tiến hành gian lận tài chính, gây thiệt hại cho bạn.

Để tiền mặt trong xe có thể thu hút sự chú ý của tội phạm, dễ bị mất trộm tài sản

IV. Những đồ vật tuyệt đối không để trong ô tô theo phong thủy, tránh vận xui

14. Tượng con vật kỵ với tuổi của chủ xe

Vạn vật vận hành theo thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc theo quan niệm phương Đông.

Do đó, tài xế nên sử dụng những vật trang trí hợp mệnh và tuổi để mang lại bình an, may mắn, tài lộc.

Tuyệt đối không bày con vật tương xung với bản mệnh của chủ xe ở trong xe ô tô.

Vì tương xung tức là tác động xấu giữa đôi bên, ngụ ý là va chạm, biểu hiện của tai nạn, đâm vào nhau, rất hung.

Người tuổi Tý: con vật kỵ bài trí trên xe là ngựa.

Người tuổi Sửu: con vật kỵ bài trí trên xe là dê.

Người tuổi Dần: con vật kỵ bài trí trên xe là khỉ.

Người tuổi Mão: con vật kỵ bài trí trên xe là gà.

Người tuổi Thìn: con vật kỵ bài trí trên xe là chó.

Người tuổi Tỵ: con vật kỵ bài trí trên xe là lợn.

Người tuổi Ngọ: con vật kỵ bài trí trên xe là chuột.

Người tuổi Mùi: con vật kỵ bài trí trên xe là trâu.

Người tuổi Thân: con vật kỵ bài trí trên xe là hổ.

Người tuổi Dậu: con vật kỵ bài trí trên xe là mèo.

Người tuổi Tuất: con vật kỵ bài trí trên xe là rồng.

Người tuổi Hợi: con vật kỵ bài trí trên xe là rắn.

Ngoài ra, mỗi người còn có Tứ hành xung (là những con vật kỵ tuổi) và Tam hợp (là những con vật hợp tuổi).

Bạn nên dựa theo những thông tin này để tránh lựa chọn vật kỵ và chọn đúng vật hợp để được bình an trong quá trình sử dụng xe.

Tuyệt đối không bày con vật tương xung với bản mệnh của chủ xe ở trong xe ô tô

15. Vật sắc nhọn, mãnh thú

Phong thủy trong xe ô tô kị nhất là trang trí đao, kiếm, hổ, báo, hung khí, mãnh thú.

Càng không nên tạo hình cho xe theo phong cách mãnh liệt, dữ dằn.

Vì người ta quan niệm những vật này mang theo sát khí lớn, sẽ làm tiêu tan vận tốt, ảnh hưởng đến phong thủy trên xe, ảnh hưởng tới sự an toàn của các chuyến đi.

Ngược lại, để mong bình an, may mắn, người dùng nên bố trí trên xe các vật phẩm phong thủy.

Như bùa bình an, thẻ bài mã đáo thành công…nên chọn có thêm tua rua màu đỏ để hút thêm tài lộc.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí các bộ tượng phật di lặc, tượng quan âm bồ tát, khánh treo xe, tượng tứ không…

Để cầu may mắn, bình an, xua đuổi những điều không may mắn, mang lại an toàn cho những chuyến đi.

Phong thủy trong xe ô tô kị nhất là trang trí đao, kiếm, hổ, báo, hung khí, mãnh thú

V. Một số lưu ý khác khi để đồ trong xe ô tô

1. Không để đồ vật cồng kềnh, che khuất tầm nhìn

Khi có quá nhiều đồ vật cồng kềnh trên xe có thể cản trở tầm nhìn của bác tài.

Đặc biệt, nếu những vật cồng kềnh che khuất gương chiếu hậu hoặc tầm nhìn qua cửa sổ.

Làm giảm khả năng quan sát các điểm mù và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ngoài ra, trong trường hợp phanh gấp, đồ vật cồng kềnh có thể di chuyển hoặc rơi ra khỏi vị trí ban đầu, gây nguy hiểm cho người ngồi trong xe.

2. Sắp xếp đồ gọn gàng, vị trí phù hợp

Trong thời tiết nắng nóng, các đồ vật như thiết bị điện tử, bình chữa cháy, chai nước uống,… để ở những vị trí ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ có nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn.

Nhưng nếu được để ở vị trí phù hợp, tránh nắng chiếu, sắp xếp gọn gàng trong túi, trong hộp thì sẽ mang lại tiện ích, không còn nguy hiểm.

Do đó, nếu bạn cẩn thận, biết cách sắp xếp đồ đạc sao cho hợp lý thì sẽ hạn chế được tối đa những vấn đề phát sinh.

Đồng thời, sắp xếp đồ gọn gàng cũng giúp chiếc xe của bạn thẩm mỹ hơn, đẹp hơn, tạo cảm giác thoải mái khi ngồi.

Sắp xếp đồ đạc hợp lý thì sẽ hạn chế được tối đa những vấn đề phát sinh

3. Giữ xe thông thoáng, vệ sinh xe ô tô sạch sẽ

Xe ô tô bẩn tạo nên một môi trường không lành mạnh và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người ngồi bên trong.

Bụi, mảnh vụn và vi khuẩn có thể tích tụ trong xe và gây dị ứng hoặc vấn đề hô hấp.

Do vậy, bạn nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, vệ sinh xe thường xuyên, giữ không gian thông thoáng để giảm nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe.

Ngoài ra, đây cũng là một cách giúp bạn thu hút tài lộc, may mắn, giải trừ xui xẻo khi lái xe.

Giữ xe thông thoáng, vệ sinh xe ô tô sạch sẽ

4. Trang bị hệ thống cảnh báo, chống trộm cho xe

Hệ thống cảnh báo và chống trộm giúp bảo vệ xe ô tô và tài sản bên trong khỏi nguy cơ bị mất trộm.

Khi có các tác động như mở cửa xe, cốp xe, hệ thống sẽ cảnh báo âm thanh hoặc hình ảnh.

Giúp làm tăng khả năng phát hiện và ngăn chặn hành vi trộm cắp kịp thời.

Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo thu hút sự chú ý người xung quanh còn giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị tấn công khi ngồi trong xe.

Hệ thống cảnh báo và chống trộm giúp bảo vệ xe ô tô và tài sản bên trong

VI. Hướng dẫn xử lý sự cố cháy nổ do để đồ vật dễ cháy nổ trong xe ô tô

Khi xe ô tô của bạn bị cháy nổ do để đồ vật trong xe, việc đầu tiên và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để xử lý tình huống cháy nổ xe ô tô.

1. Đảm bảo an toàn cho bản thân và người bên trong xe

Khi gặp sự cố cháy nổ xe ô tô, đầu tiên cần đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người trong xe.

Nếu bạn cảm thấy có mùi khét hoặc thấy dấu hiệu của cháy nổ, hãy ngay lập tức dừng xe và thoát ra ngoài.

Đồng thời đảm bảo mọi người khác trong xe cũng thoát ra ngoài an toàn.

Trường hợp có người bị nạn trong xe, hãy cố gắng đưa họ ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Sử dụng khăn ướt hoặc quần áo để che miệng và mũi nạn nhân để tránh hít phải khói độc.

Sau khi đưa nạn nhân ra khỏi xe, đưa họ đến nơi an toàn, rộng rãi và thoáng mát và thực hiện sơ cứu.

Để nạn nhân ngồi xuống hoặc nằm nghiêng nếu tỉnh táo, sau đó nới lỏng quần áo và hỏi các triệu chứng họ đang gặp phải.

Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và nới lỏng quần áo, trong khi chờ cấp cứu đến.

Lập tức dừng xe và thoát ra ngoài khi phát hiện xe có dấu hiệu cháy

2. Gọi cấp cứu (nếu có người bị nạn)

Ngay sau khi thoát ra khỏi xe, hãy gọi cấp cứu (số điện thoại khẩn cấp 911 hoặc số cấp cứu tại địa phương).

Để thông báo về sự cố cháy nổ và yêu cầu sự giúp đỡ chuyên nghiệp.

Cần cung cấp thông tin chính xác về vị trí của bạn và tình trạng sự cố một cách chi tiết để có sự chuẩn bị.

3. Gọi cứu hỏa

Gọi điện thoại cho cơ quan phòng cháy chữa cháy theo số 114 hoặc cơ quan chức năng để thông báo về sự cố cháy nổ.

Cung cấp thông tin về địa điểm xảy ra cháy, tình trạng đám cháy và số người bị nạn (nếu có).

Cung cấp thông tin về vật phẩm dễ cháy nổ có thể có trong xe, ví dụ như nhiên liệu dự phòng, bình xịt chữa cháy hoặc các vật liệu nguy hiểm khác.

Điều này giúp cơ quan chức năng đưa ra phản ứng nhanh chóng và hiệu quả.

Gọi cứu hỏa nếu đám cháy lớn không thể kiểm soát

4. Dập lửa nếu cháy nhỏ

Nếu đám cháy còn nhỏ và bạn được đào tạo, có thể sử dụng bình chữa cháy mini để dập lửa.

Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa các thiết bị điện, vì sẽ không dập được lửa mà còn dễ gây tình trạng giật điện

Nếu lửa đã cháy mạnh, bạn hãy di chuyển ra xa và chờ đợi sự hỗ trợ của lực lượng cứu hỏa.

Nếu đám cháy nhỏ và bạn được đào tạo, có thể sử dụng bình chữa cháy mini để dập lửa

5. Tránh tiếp xúc đồ vật dễ cháy nổ

Không nên cố gắng tiếp cận để lấy đồ vật, đặc biệt là các vật phẩm dễ cháy nổ hoặc các chất lỏng gây cháy.

Tránh xa khu vực xung quanh xe và đảm bảo không có người hoặc phương tiện khác trong phạm vi nguy hiểm.

Đồng thời không sử dụng điện thoại di động hoặc các vật dụng tạo ra bất kỳ tia lửa như bật lửa, diêm,… gần khu vực cháy nổ.

6. Giữ bình tĩnh và theo dõi, tuân thủ hướng dẫn

Bạn cần giữ cho mình sự bình tĩnh để thực hiện các việc cần thiết, đảm bảo an toàn cho mình và người khác trên xe.

Luôn lắng nghe hướng dẫn từ nhân viên cứu hỏa hoặc cơ quan chức năng.

Để biết cách xử lý tình huống và di chuyển an toàn khỏi khu vực nguy hiểm.

Giữ sự bình tĩnh để thực hiện các việc cần thiết, đảm bảo an toàn

VII. Cách giảm nhiệt độ cho xe khi dừng đỗ lâu dưới trời nắng nóng

Vấn đề nhiệt độ trong xe tăng cao khi đỗ lâu dưới ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố dẫn đến nguy cơ cháy nổ khi có đồ vật để ở trong xe.

Trường hợp không có chỗ đỗ xe dưới bóng cây hoặc trong bãi đỗ có mái che.

Bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây để giảm nhiệt độ cho xe khi đỗ dưới trời nắng nóng.

1. Dán phim cách nhiệt toàn bộ xe

Sử dụng phim cách nhiệt ô tô giúp ngăn ánh nắng chiếu vào khoang xe và làm giảm nhiệt độ khi đậu xe hoặc di chuyển dưới trời nắng.

Ngoài ra, lưu ý khi đỗ xe ngoài trời nắng, nếu có thể, hãy đỗ xe xuôi chiều ánh mặt trời để hạn chế tia nắng chiếu vào xe.

Sử dụng phim cách nhiệt ô tô giúp ngăn ánh nắng chiếu vào xe

2. Sử dụng bức chắn nhiệt độ

Đặt một bức chắn nhiệt độ trên kính chắn gió khi đỗ xe dưới trời nắng.

Bức chắn sẽ giúp chặn ánh nắng trực tiếp và giảm nhiệt độ bên trong xe.

Nếu có thể, chọn bức chắn có mặt ngoài màu sáng để phản xạ ánh nắng mặt trời.

3. Sử dụng bạt phủ che đậy xe

Khi đỗ xe, nếu có thể hãy cố gắng tìm nơi có bóng râm của cây cối, bên các tòa nhà…

Nếu không còn cách nào khác thì nên chuẩn bị tấm bạt che nắng cho xe, các tấm phản quang để bên trong xe.

Trước khi rời xe, bạn có thể trùm bạt phủ lên xe ô tô, để các tấm phản quang lên ghế ngồi để hạn chế nắng chiếu trực tiếp vào xe.

Việc này giúp nhiệt độ bên trong xe không bị tăng quá cao và tránh các bề mặt trong xe ô tô cháy nóng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Ngoài ra, sử dụng bạt phủ cũng giúp bảo vệ ngoại hình xe, giữ cho vỏ ngoài tránh bị giòn, bong tróc sơn.

Sử dụng bạt phủ che đậy xe ô tô để chống nắng

4. Mở cửa và cửa sổ

Trước khi rời xe ô tô, bạn hãy mở cửa và cửa sổ trong một khoảng thời gian ngắn để giảm nhiệt độ trong xe.

Việc này giúp thoát hơi nóng và cung cấp luồng không khí tươi mát vào bên trong xe, giúp giảm nhiệt độ bên trong.

5. Hạ kính xe

Bấm hạ kính xe ở mỗi cửa xuống khoảng 1cm để tạo độ thông gió cho bên trong xe.

Đặc biệt lưu ý, không được để các vật dụng dễ cháy nổ bên trong như bình chữa cháy, bật lửa ga, điện thoại di động, nước ngọt có ga…  khi xe đỗ ngoài trời nắng lâu.

Đồng thời, cần đảm bảo an ninh khu vực đậu xe, tránh bị cạy cửa lấy cắp đồ đạc, tài sản.

Cần đảm bảo an ninh khu vực đậu xe khi hạ kính xe để giảm nhiệt độ trong xe

Lưu ý rằng các biện pháp này chỉ giúp giảm nhiệt độ trong một mức độ nhất định.

Bạn cần chú ý các vật dụng không nên để trong xe ô tô dưới trời nắng để tránh vấn đề cháy nổ không mong muốn.

Bên cạnh đó, tài xế cũng cần trang bị cho mình những kiến thức an toàn khi sử dụng xe để có thể xử lý tình huống phát sinh tốt nhất.

Với những thông tin về đồ vật cấm kỵ để trong ô tô mà Phú Cường chia sẻ, hy vọng bạn sẽ lưu ý để tránh những tình huống không may xảy ra.


Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe tải chất lượng, giá tốt nhất thị trường, liên hệ ngay với Phú Cường để được tư vấn và nhận quà tặng hấp dẫn trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Otophucuong.vn