Khám sức khỏe định kỳ cho tài xế: Quy định, thủ tục và thông tin liên quan

NGÀY ĐĂNG: 02/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Việc đảm bảo sức khỏe của tài xế lái xe cực kỳ quan trọng để bảo đảm an toàn cho bản thân tài xế và cho những người tham gia giao thông khác.

Ô Tô Phú Cường gửi đến bạn thông tin chi tiết và toàn diện nhất về khám sức khỏe định kỳ cho tài xế.

I. Có phải tất cả tài xế lái xe đều phải khám sức khỏe định kỳ?

Việc khám sức khỏe định kỳ cho tài xế là cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, không phải tất cả tài xế lái xe đều áp dụng quy định khám sức khỏe định kỳ.

Hiện nay chỉ áp dụng đối với người lái xe kinh doanh vận tải (kinh doanh vận tải người và vận tải hàng hóa).

Các phương tiện ô tô vận tải đều có kích thước lớn, cồng kềnh, trọng tải cao.

Nếu tài xế không đảm bảo sức khỏe mà không may gây tai nạn giao thông thì thiệt hại cho xã hội rất lớn.

Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ cho các lái xe ô tô vận tải là hết sức cần thiết.

Đối với lái xe không kinh doanh vận tải, hiện có quy định khám sức khỏe khi đến hạn cấp đổi bằng lái.

Còn với người lái xe mô tô, xe máy quy định khám sức khỏe khi cấp bằng hoặc nâng hạng bằng lái, không quy định khám sức khỏe định kỳ.

Chỉ áp dụng khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe kinh doanh vận tải

II. Quy định khám sức khỏe định kỳ cho tài xế ô tô

Bạn cần lưu ý quy định khám sức khỏe định kỳ cho tài xế chỉ áp dụng đối với người lái xe kinh doanh vận tải.

Nội dung tại khoản 3, Điều 34, Nghị định 10/2020/NĐ-CP và khoản 2, Điều 11, Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định.

Người sử dụng lái xe ô tô phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ.

Và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục vụ trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động lái xe ô tô bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần/năm cho người lao động.

Tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân tài xế và gia đình mà có thể được yêu cầu thời gian khám định kỳ ngắn hơn 1 năm.

Người lao động (bao gồm lái xe và nhân viên phục vụ trên xe) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của bản thân.

Và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.

Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.

Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.

Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế.

Hoặc của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải gồm Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lái xe ô tô phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm cho tài xế

III. Thủ tục khám sức khỏe định kỳ cho tài xế ô tô

Thủ tục khám, trả sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 của Thông tư số 14/2013/TT-BYT.

Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe cơ bản thực hiện như khám sức khỏe thông thường.

1. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ

Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3- Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015.

Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ.

Hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.

Số lượng hồ sơ:  01 bộ.

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho tài xế khá đơn giản

2. Quy trình khám sức khỏe định kỳ

Bước 1: Các cá nhân, đơn vị có nhu cầu khám sức khỏe định kỳ đến và nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở khám sức khỏe đủ điều kiện.

Khi cơ sở khám sức khỏe triển khai khám chữa bệnh định kỳ theo hợp đồng, các cơ sở đã ký hợp đồng cần xuất trình hồ sơ khám sức khỏe (đối với khám sức khỏe tập trung).

Đối với khám sức khỏe đơn lẻ thì người khám sức khỏe cần xuất trình thêm giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đề nghị khám sức khỏe định kỳ.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện các công việc:

Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám.

Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định.

Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người được khám.

Bước 3: Cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc thăm khám theo quy trình và theo tiêu chuẩn khám sức khỏe riêng của ngành nghề tài xế.

Bước 4: Kết luận và trả sổ khám sức khỏe định kỳ.

Các cá nhân, đơn vị nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở khám sức khỏe đủ điều kiện

IV. Khám sức khỏe định kỳ cho tài xế gồm hạng mục gì, bao nhiêu tiền?

1. Khám sức khỏe lái xe bao gồm những hạng mục gì?

Theo quy định, người lái xe cần đáp ứng tiêu chuẩn theo bảng tiêu chuẩn sức khỏe về:

Tâm thần, thần kinh

Mắt, tai, mũi, họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp

Nội tiết và sử dụng chất kích thích

Khi khám sức khỏe định kỳ cho tài xế, danh mục khám sức khỏe lái xe thông thường sẽ bao gồm:

Khám tâm – thần kinh

Khám Nội chung

Các chỉ định kiểm tra chất kích thích

Danh mục khám sức khỏe này sẽ kiểm tra hết các tiêu chuẩn sức khỏe yêu cầu đối với tài xế.

Trong quá trình này, việc xét nghiệm và kiểm tra các yếu tố như chất gây nghiện và chất ma túy cũng được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, tùy vào độ tuổi khi đến khám, ngoài các nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ trên.

Còn thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi.

Người lái xe cần đáp ứng tiêu chuẩn về thị lực, thần kinh, tim mạch,…

2. Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe

Chi phí khám sẽ khác nhau tùy vào bệnh viện, gói khám cơ bản dao động trung bình khoảng từ 350.000 đồng – 450.000 đồng/ lượt khám.

Mức chi phí này có thể nhiều hơn nếu phát sinh các hạng mục khám khác.

Chi phí cho các hoạt động khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp, và điều trị bệnh nghề nghiệp phải được người sử dụng lao động chi trả.

Trường hợp người khám sức khỏe định kỳ để lái xe có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe thì phải nộp thêm phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe dao động từ 350.000 đồng/ lượt khám

V. Cơ sở khám chữa bệnh nào đủ điều kiện khám sức khỏe cho lái xe ô tô?

Không phải có thể đến bất cứ cơ sở y tế nào để khám sức khỏe cho tài xế ô tô.

Cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe ô tô khi đáp ứng các tiêu chí.

Được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị được quy định theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp để khám, phát hiện được các tình trạng bệnh, tật theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có thiết bị đo điện não.

Thì được phép ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.

Cơ sở khám chữa bệnh phải đủ điều kiện được khám sức khỏe

Tại TP HCM: Tham khảo một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã được công bố khám sức khỏe lái xe có thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Bệnh viện Quận 1

Trung tâm Y tế Quận 3

Bệnh viện Quận 4

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Trung tâm Y tế Quận 5

Bệnh viện Quận 6

Bệnh viện Quận 7

Bệnh viện Quận 8

Bệnh viện Trưng Vương

PKĐK thuộc Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viện Quận 11

Bệnh viện Quận 12

Bệnh viện huyện Bình Chánh

Bệnh viện Gia An 115

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bệnh viện huyện Củ Chi

Bệnh viện quận Gò Vấp

Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn

Bệnh viện huyện Nhà Bè

Bệnh viện quận Phú Nhuận

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh viện quận Tân Bình

Trung tâm Y tế quận Tân Phú – Cơ sở 1

Bệnh viện quận Tân Phú

Bệnh viện Lê Văn Việt

Bệnh viện thành phố Thủ Đức,…

Tại Hà Nội: Tham khảo một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội đã được công bố khám sức khỏe lái xe có thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe.

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Bệnh viện Bắc Thăng Long

Bệnh viện Đức Giang

Bệnh viện huyện Ba Vì

Bệnh viện Đa khoa An Việt

Bệnh viện Hòe Nhai

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà

Bệnh viện huyện Gia Lâm

Bệnh viện huyện Hoài Đức

Bệnh viện Đa khoa Medlatec

Bệnh viện Đa khoa tư nhân Thăng Long

Phòng khám Đa khoa quốc tế Thanh Chân

Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tràng An

Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây

Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Bên cạnh đó, còn có các phòng khám gồm:

Phòng khám Đa khoa Việt Hàn

Phòng khám Đa khoa YKAO

Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Đạt

Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt Nga

Phòng khám Đa khoa Tây Hồ

Phòng khám Đa khoa 5 sao

Phòng khám Đa khoa Yên Hòa

Phòng khám Đa khoa SBB,…

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hiện nay bạn có thể đăng ký khám sức khỏe ô tô tại các bệnh viện thuộc tuyến huyện/quận trở lên.

VI. Khám sức khỏe định kỳ cho tài xế ô tô cần lưu ý những gì?

1. Lựa chọn đơn vị khám sức khỏe định kỳ cho tài xế đủ tiêu chuẩn

Người đi khám cần lưu ý, chỉ có các đơn vị được Sở Y tế phê duyệt về chất lượng chuyên môn và dịch vụ mới được phép cấp giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện lái xe.

Do đó, bạn đọc hãy tìm hiểu kỹ thông tin về các phòng khám đạt tiêu chuẩn trước khi lựa chọn đi khám.

Lựa chọn đơn vị khám sức khỏe định kỳ cho tài xế đủ tiêu chuẩn

2. Cung cấp trung thực thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh

Người đi khám sức khỏe trước hết cần đảm bảo đã đủ 18 tuổi, có đủ giấy tờ cần thiết, có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật.

Nếu có tiền sử mắc bệnh, cần cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ để có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe.

Điều này rất quan trọng vì sẽ giúp tài xế tầm soát các vấn đề sức khỏe cũng như góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

3. Lưu ý về ăn uống trước khi khám sức khỏe

Tài xế khám sức khỏe định kỳ không cần thực hiện chế độ nhịn ăn trước khi đến khám.

Tuy nhiên, để có kết quả đúng nhất, người đi khám sức khỏe lái xe không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn trước 5 ngày tính đến ngày khám.

Không sử dụng chất gây nghiện, nước uống tăng lực, thuốc cảm cúm có codein… bởi những tác nhân trên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.

Người đi khám sức khỏe lái xe không nên uống rượu bia trước ngày khám 5 ngày

VII. Mức xử phạt khi không khám sức khỏe định kỳ cho tài xế ô tô

Theo quy định tại Khoản 7 của Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Vi phạm hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc thực hiện khám nhưng không đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định.

Sẽ bị áp dụng các mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân.

Và từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.

Không khám sức khỏe định kỳ cho tài xế xe tải sẽ bị phạt theo quy định

Trên đây là tất cả thông tin toàn diện về khám sức khỏe định kỳ cho tài xế mà Ô Tô Phú Cường gửi đến bạn.

Cần nhấn mạnh rằng, quy định về việc kiểm tra sức khỏe bắt buộc đối với tài xế tham gia giao thông trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải là cực kỳ cần thiết và mang tính cộng đồng cao.

Đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đến toàn bộ xã hội.

Ngoài ra, các bác tài cần lựa chọn các dòng xe chất lượng, bảo hành bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.


Nếu bạn đang muốn mua xe tải chất lượng với giá tốt nhất thị trường, hãy liên hệ Ô Tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi giá trị.

* Xem ngay các dòng xe tải Howo  đang được nhiều khách hàng lựa chọn và nhận nhiều ưu đãi giá trị lên đến 100 triệu đồng.

Otophucuong.vn