Kinh nghiệm lái xe đường trường: Đường đèo, đường hẹp, đường trơn

NGÀY ĐĂNG: 01/08/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Lái xe ô tô trên đường xấu như “ổ gà”, trơn trượt, đường hẹp hoặc trong điều kiện thời tiết xấu cần phải thao tác đúng và bình tĩnh để tránh những va chạm không đáng có, giữ cho động cơ xe tổn hại ít nhất có thể…

Bài viết dưới đây, Ô tô Phú Cường chia sẻ những kinh nghiệm sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn khi phải đi qua đường xấu, nhiều nguy hiểm.

I. Những kinh nghiệm khi lái xe vào đoạn đường xấu

NỘI DUNG

1. Đường nhiều “ổ gà”

Xuất hiện nhiều “ổ gà” trên con đường vừa thảm nhựa - Báo Công an Nhân dân điện tử

Khi lái xe trên mặt đường có nhiều ổ gà phải giảm tốc độ, về số thấp và giữ đều ga.

Vượt qua rãnh nhỏ cắt ngang đường, phải giảm tốc độ, về số thấp và từ từ cho xe ô tô vượt qua rãnh rồi mới tăng tốc độ và chạy bình thường.

Vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường phải gài số 1, từ từ cho 2 bánh trước xuống rãnh, tăng ga cho 2 bánh trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh sau từ từ xuống rãnh rồi tăng ga dần cho xe ô tô lên khỏi rãnh.

Trường hợp rãnh lớn và sâu, phải lái xe vượt chéo qua rãnh, cho từng bánh xe lần lượt xuống và vượt lên khỏi rãnh, không bị va quệt gầm xe.

a. Giữ tốc độ chậm

Đối với trường hợp xe phải vượt qua những ổ gà bé, rãnh nhỏ cắt ngang qua mặt đường, người lái không nên phanh đột ngột mà chỉ cần giảm tốc độ, về số thấp để xe từ từ vượt qua nhẹ nhàng, và sau đó tăng tốc trở lại, chạy bình thường.

Đối với trường hợp gặp phải những rãnh lớn cắt ngang qua mặt đường hay ổ gà rộng, sâu, hãy về số 1 và điều khiển từ từ cho bánh xe xuống rãnh trước rồi tăng ga cho bánh xe trước vượt lên.

Sau đó lại giảm tốc độ từ từ cho bánh sau rơi xuống ổ gà rồi mới tăng ga gần cho bánh sau lên khỏi rãnh để tránh va quệt gầm xe, hạn chế ảnh hưởng tới các bộ phận khác của xe và đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.

FD700

Việc lái xe qua những cung đường xấu, nhiều ổ gà chắc chắn sẽ ít nhiều gây nguy hại tới cả phương tiện cũng như người điều khiển ô tô.

Tuy nhiên những nguy hại tới người và xe hoàn toàn có thể được hạn chế nếu như người điều khiển phương tiện xử lý tình huống đúng cách và kịp thời.

Chính vì vậy, các bạn cần hết sức bĩnh tĩnh để phản ứng kịp thời, nhanh nhạy để xử lý tình huống đúng cách và an toàn nhất.

b. Sử dụng phanh đúng cách

Thực tế, có rất nhiều người sẽ đạp chân phanh và đánh lái để tránh ổ gà khi bất ngờ gặp trên đường. Đây là phản xạ có điều kiện trong trường hợp bất ngờ.

Nếu như bạn cảm thấy phanh lại và có thể đánh lái theo hướng khác để tránh ổ gà thì rất tốt, vì sẽ không bị lao vào ổ gà.

Nhưng nếu như bạn phát hiện ổ gà muộn, và quá bất ngờ, không kịp phản ứng mà bất đắc dĩ phải đi qua nó, đặc biệt là đối với những cung đường nhiều ổ gà thì càng khó để tránh thì cách tốt nhất là nên đi bình thường, giữ vững tay lái mà không cần giữ phanh.

Bởi nếu như phanh xe lại mà bạn vẫn không thể tránh khỏi ổ gà thì việc sử dụng phanh lại càng làm cho chiếc xe bị va chạm mạnh hơn với mép ổ gà.

Theo đó lại càng gây ra nhiều nguy hại tới cả chiếc xe và người điều khiển phương tiện.

c. Tập trung quan sát, giữ khoảng cách với xe phía trước

Chạy xe trên những con đường nhiều ổ gà thường tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nhất là những cung đường mật độ tham gia giao thông cao.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, tài xế luôn cần tập trung lái xe quan sát đường, giữ khoảng cách với những chiếc xe phía trước.

Điều này sẽ giúp cho người lái tránh có thể quan sát được mặt đường, không bị bất ngờ khi gặp phải ổ gà và kịp thời phản ứng xử lý tình huống đúng cách, an toàn nhất, tránh được những nguy hại đối với cả người và xe.

d. Thắt dây an toàn

Khi lái ô tô qua những cung đường đầy ắp ổ gà, người lái xe sẽ thường sử dụng phanh để giảm tốc độ và tránh ổ gà.  

Nhưng trong trường hợp bất ngờ người lái không kịp phản ứng để đánh lái sang hướng khác để tránh thì xe sẽ bị rơi xuống ổ gà.

Năm 2022, không thắt dây an toàn bị phạt bao nhiêu?

Nếu như lúc này người lái theo phản xạ dùng chân nhấn phanh gấp, sẽ khiến cho va chạm giữa bánh xe với ổ gà mạnh hơn, làm cho người trong xe có thể bị xóc nẩy lên và lao đầu về phía trước.

Vì vây, để hạn chế ảnh hưởng tới xe cũng như nguy hiểm cho người ngồi trong xe, tốt nhất các hành khách nên thắt dây an toàn nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.

e. Lựa chọn cung đường khác đẹp hơn nếu có thể

Top 6 Cung đường biển đẹp nhất ở Việt Nam - toplist.vn

Trước khi bắt đầu hành trình của mình, người điều khiển phương tiện chắc chắc đã xác định được điểm đến của mình là ở đâu.

Nếu như đó là những cũng đường quen thuộc, tài xế nên lựa chọn cho mình những con đường đẹp, thuận lợi nhất cho việc di chuyển.

Nếu như bạn quan sát thấy con đường phía trước gồ gề, địa hình xấu, khó đi và nhiều ổ gà, bạn có thể lựa chọn chuyển sang cung đường khác đẹp và an toàn hơn.

Nhưng nếu không còn sự lựa chọn nào khác, người lái nên về số thấp, giảm tốc độ xe và giữ đều ga để không bị bất ngờ khi đột ngột gặp phải ổ gà.

2. Đường trơn, lầy

Lái xe trên đường trơn trượt phải giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm. Khi vào đường cua vòng phải giữ đều tay ga, không lấy lái nhiều, không phanh gấp, chỉ phanh nhẹ để cảm nhận mặt đường.

Khi xe ô tô chuyển động trên đường lầy bánh xe dễ bị trượt quay và trượt lết ngang; cần nhả bàn đạp ga, đánh tay lái điều chỉnh hai bánh xe phía trước vừa đủ để giữ cho chúng quay theo hướng định tiến ra khỏi chỗ lầy.

Không được đánh tay lái điều chỉnh hai bánh xe trước nhiều hơn, sẽ làm tăng lực cán khi xe ra khỏi chỗ lầy, trượt.

Để tránh bị lún, kẹt xe trong bùn lầy nên chuẩn bị sẵn dây xích trong xe. Mắc dây xích vào bánh trước khi lái xe vào trong bùn lầy

Ngoài các biện pháp nêu trên, có thể xả bớt hơi trong lốp để xe ô tô vượt qua đoạn đường lầy, trượt.

Cách đi xe đường lầy lội

a. Chọn số thấp

Cách đi xe ô tô đường lầy lội dễ dàng đó là chuyển xe về số thấp. Bởi số càng nhỏ thì sẽ càng có lực kéo mạnh hơn, giúp xe vượt qua chướng ngại dễ dàng.

Nếu chạy xe hộp số tự động thì có thể chủ động chuyển về chế độ số tay thông qua lẫy chuyển số trên vô lăng hoặc chọn chế độ số thấp thông qua cần số.

Tại sao lại xuất hiện tình trạng vô lăng ôtô không tự động trả lái

Cách đi xe đường lầy lội dễ dàng đó là chuyển xe về số thấp

b. Chạy chậm, không nhồi ga

Khi lái xe vào đường lầy lội, nguyên tắc thứ hai cần tuân thủ đó là chạy chậm. Bởi càng đi nhanh trên đường bùn lầy xe sẽ càng dễ bị mất độ bám.

Ngoài ra nếu đi nhanh, gặp tình huống bất ngờ phải phanh gấp thì bánh xe sẽ dễ bị trượt hoặc bị lún sâu.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm lái xe đường lầy, không nên tăng ga, đạp nhồi ga không dứt khoát. Bởi điều này sẽ khiến bánh xe quay nhanh. Đây như là một hành động tự “đào hố” làm bánh xe lún sâu.

c. Hạn chế phanh gấp

Khi xe chạy đường lầy nên phanh càng ít càng tốt, nhất là tuyệt đối không phanh gấp. Bởi càng phanh sẽ càng khiến xe dễ bị lún.

Thay vào đó hãy phanh động cơ bằng việc chuyển về số thấp. Trong trường hợp cần phanh hãy nhấp nhả phanh từ từ tương tự như nguyên lý của phanh ABS.

Khi xe đường lầy, càng phanh sẽ càng dễ bị lún

d. Không chạy theo vệt bánh xe

Nếu lái xe đường trơn bình thường thì nên chạy theo vệt bánh xe vì phần nước hay bùn đất có thể đã được xe trước “dọn sạch”.

Còn lái xe đường sình lầy nhiều thì theo kinh nghiệm không nên chạy theo vệt bánh xe của xe đi trước. Bởi nơi có vệt bánh xe thường bị lún sâu hơn, tăng nguy cơ lún bánh.

  • Cách xử lý khi xe bị trượt

Nếu thấy xe có dấu hiệu bị trượt và có xu hướng chạy ra ngoài thì hãy từ từ đánh vô lăng hướng vào trong và đạp phanh nhấp nhả liên tục. Điều này sẽ giúp làm chậm lại tốc độ xe cũng như tránh xe bị trượt ra ngoài đường.

  • Cách xử lý khi xe bị lún

Nếu thấy xe chính thức bị lún bùn, lún cát thì hãy chuyển cần số về số đỗ, ra khỏi xe kiểm tra tình trạng lún để chọn cách xử lý phù hợp. Có các cách xử lý khi xe bị lún có thể áp dụng sau:

Dùng ống tuýp tháo ốc

Ống tuýp tháo ốc để thay lốp xe cũng là một công cụ giúp xe thoát lầy. Hãy lắp ống tuýp vào ốc trên mâm xe, sau đó cố định thật chặt. Phần đầu tuýp hướng về phía trước. Khi xe di chuyển, ống tuýp sẽ bị ghim sâu, tạo ra đòn bẩy để bẩy bánh ra khỏi vũng lầy.

Dùng rơm rạ, lá cây, gỗ, sỏi

Một cách xử lý khi xe bị lún hiệu quả khác đó là sử dụng rơm rạ, lá cây, thanh gỗ, sỏi đá… lót phía trước tạo đường đi để bánh xe bám vào và thoát lầy.

Nếu xe cầu trước hãy lót ở phía trước hai bánh xe trước. Nếu xe dẫn động cầu sau hay hai cầu hãy lót ở phía trước hai bánh xe sau.

Trong trường hợp xe bị lún quá sâu có thể sử dụng kích để nâng bánh xe lên rồi lót rơm rạ, lá cây, thanh gỗ, sỏi đá… ngay bên dưới để lốp xe có độ bám.

Một cách xử lý khi xe bị lún hiệu quả khác đó là sử dụng rơm rạ, lá cây, thanh gỗ, sỏi đá… lót phía trước tạo đường đi để bánh xe bám vào và thoát lầy

Gắn thanh gỗ hay xích vào bánh xe

Để thoát lầy cần triệt tiêu ma sát trượt của bánh xe. Để triệt tiêu ma sát trược này có thể gắn thanh gỗ hay xích sắt vào bánh xe.

Thanh gỗ hay xích sắt sẽ giúp bánh xe có được độ bám và thoát lún nhanh chóng.

Dùng tời

Trong trường hợp đã thử hết những cách xử lý xe bị lún cát, lún bùn trên mà vẫn không thể thoát được thì có thể sử dụng tời để kéo xe.

Tuy nhiên khi sử dụng tời cần lưu ý lắp đúng chuẩn. Đầu còn lại của tời gắn vào một điểm cố định nằm gần đó và cần đảm bảo chắc chắn.

Nhờ xe khác kéo lên

Nếu xe bị lún nặng thì có thể nhờ xe khác kéo lên. Khi nhờ xe khác kéo lên cần lưu ý lắp đúng điểm gắn dây kéo, sử cụng dây kéo có khả năng chịu lực cao.

Để kéo xe thoát lấy dễ hơn nên giảm trọng lượng xe bằng cách tạm đem hết vật dụng nặng trên xe ra ngoài.

3. Qua đường và cầu hẹp

Khi lái xe ô tô qua cầu rộng và phẳng thì thao tác lái xe giống như trên đường phẳng.

Lái xe ô tô qua cầu hẹp và bề mặt không phẳng thì gài số thấp, giữ đều ga cho xe qua từ từ, không đi sát rìa cầu. Không nên tăng ga đột ngột và không nên đổi số hoặc phanh gấp trên cầu.

a. Nhìn và quan sát không gian xung quanh

Khi lái xe trong những con đường nhỏ, hẹp thì không gian tầm nhìn của người lái xe sẽ bị hạn chế.

Chính vì thế, để quan sát tốt hơn bạn có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như camera lùi, hệ thống cảnh báo điểm mù,… nhằm nhìn thấy rõ các góc khuất mà mắt thường, gương chiếu hậu không thấy được.

b. Điều chỉnh tốc độ di chuyển của xe hợp lý

Việc lái xe trong các đường hẹp, ngõ nhỏ sẽ bị hạn chế về tầm quan sát xung quanh nên việc điều chỉnh tốc độ chậm sẽ giúp người lái bình tĩnh, kiểm soát xử lý tình huống tốt hơn hay giúp giảm khả năng va chạm khi các phương tiện xuất hiện bất ngờ hay đi ngược chiều.

c. Nguyên tắc ưu tiên đầu xe

Khi bạn lùi xe, quay xe cần ưu tiên đầu xe trước. Nghĩa là nơi nào có không gian rộng hơn thì cần hướng đầu xe vào đó, điều này sẽ giúp góc của phía trước xe được mở rộng, xe có thể dễ di chuyển cũng như người lái dễ đánh lái hơn.

d. Quan sát và xác định không gian quay xe

Trong các đoạn đường nhỏ, hẹp thì việc lùi xe, quay đầu xe trở nên khó khăn, bởi có sự hạn chế về không gian.

Vì thế, người lái cần tìm và xác định địa điểm quay xe phù hợp, bạn nên quan sát dọc theo mặt ngõ, lưu ý tới những con hẻm rộng ở sâu bên trong, lựa chọn các nhà có sân lớn hay bất kì các khoảng trống nào đủ rộng để cho đầu hoặc thân xe di chuyển. 

e. Căn góc chuẩn khi thực hiện mở cua  

Trở ngại lớn nhất ở những người chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe đó là việc căn góc khi mở cua. Ở những con đường chật hẹp, người lái cần phải mở góc hẹp hơn và bám theo đường bao quanh ngõ.

Bạn có thể tìm hiểu nguyên tắc “tiến bám lưng, lùi bám bụng” thường dành cho người mới bắt đầu lái xe.

Với nguyên tắc này, người lái khi di chuyển về phía trước cần bám sát lưng (phần cận dưới khi cua xuống cùng cận trên khi cua lên) và lúc lùi xe cần bám sát phần bụng (ngược so với lưng) của cung đường. 

f. Nhường đường khi lái xe từ đường chật hẹp 

Theo Điều 24 Luật Giao thông đường bộ ban hành, phương tiện giao thông khi lái xe từ đường nhỏ, đường không ưu tiên cần nhường đường cho xe bên trục đường chính và đường ưu tiên.

Chính vì thế, người lái cần chú ý quan sát phương tiện di chuyển trước khi đánh lái. Nếu ở vị trí giao nhau giữa đường quá chật hẹp, phương tiện di chuyển ngược chiều nhau thì xe nào tiện lùi hơn sẽ nhường cho xe còn lại.

4. Qua phà

Trước khi qua phà phải đỗ đúng nơi quy định, thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn: Kéo chặt phanh tay, gài số 1 hoặc số lùi tùy theo hướng dốc của mặt đường; chèn xe chắc chắn khi thấy cần thiết.

Các thao tác khi cho xe xuống phà như sau: Gài số 1 điều khiển xe ô tô đi theo phương vuông góc với mép cầu của phà (trừ xe con có thể đi chéo do gầm thấp). Kết hợp nhịp nhàng các thao tác ga, phanh để bánh xe tiếp cận và vượt cầu phà êm dịu.

Căn đường chính xác, kết hợp các thao tác điều khiển ly hợp, phanh để từ từ tiến vào vị trí đỗ.

Cần giữ khoảng cách cần thiết với xe đi trước đề phòng xe trước tụt dốc, điều khiển cho bãnh xe tiếp cầu phà êm dịu.

5. Lái xe ban đêm


Lái xe an toàn ban đêm phải có khả năng dừng xe trong phạm vi khoảng cách mà bạn có thể nhìn thấy. Sử dụng đèn sương mù bất cứ lúc nào khi có sương mù, mưa.

Khi tới gần xe chạy ngược chiều, phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần (đèn pha sang đèn cốt) để không làm chói mắt người lái xe ngược chiều.

Không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều, nên nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.Khi cần vượt xe nên chọn chỗ rộng, bằng phẳng, bật đèn cốt và nháy đèn xin đường.

Nếu có chướng ngại vật xuất hiện phải nhường đường hoặc chủ động dừng xe.

Khi lùi xe, quay đầu xe hoặc chạy xe ở đường vòng hẹp phải có người hướng dẫn hoặc phải xuống quan sát địa hình trước.

a. Vệ sinh sạch kính lái, choá đèn

Để có được tầm nhìn sáng rõ nhất cũng như giảm tình trạng loá mắt khi lái xe ban đêm thì kính chắn gió cần phải thật sạch. Do đó nên chú ý vệ sinh kính lái thường xuyên.

Kiểm tra tình trạng gạt mưa và nước rửa kính định kỳ để thay thế kịp thời. Trong trường hợp kính lái bị mờ do trầy xước thì cần đánh bóng xoá xước kính lái càng sớm càng tốt.

4 cách vệ sinh kính chắn gió xe hơi sạch bóng tức thì

Bên cạnh đó, để đèn xe cung cấp ánh sáng tốt nhất khi lái xe ban đêm thì cần vệ sinh đèn pha ô tô thường xuyên.

Ngoài ra cần định kỳ kiểm tra tình trạng đèn pha xem cường độ ánh sáng có bị yếu không, chùm sáng phát ra có lệch không… để kịp thời khắc phục. Nếu choá đèn pha bị mờ cũng cần đánh bóng đèn pha để choá đèn trong hơn.

b. Giữ tốc độ và khoảng cách an toàn

Đây là kinh nghiệm, kỹ thuật lái xe ô tô ban đêm được nhiều “bác tài già” truyền dạy. Tuy nhiên lại hiếm ai chú ý và xem đây chỉ là lời nhắc nhở bình thường.

Nhưng thực sự điều đơn giản nhất đôi khi là bí quyết “cao siêu” nhất.

Chạy xe vào ban đêm, trời mát, đường vắng nên phần lớn người lái sẽ thích chạy nhanh, thậm chí đạp ga hơi quá đà. Điều này rất nguy hiểm, bởi tầm quan sát khi lái xe ban đêm không tốt như ban ngày.

Thế nên chỉ cần chủ quan một chút, lái nhanh, không giữ khoảng cách an toàn một chút cũng đủ để dẫn đến nhiều rủi ro. Do đó dù có đang nôn nóng đến nơi hay tâm trạng có phấn khích ra sao thì cũng hãy chú ý giữ tốc độ và khoảng cách an toàn.

c. Sử dụng đèn chế độ pha/cos hợp lý

Đèn chế độ cos – chiếu gần sử dụng khi chạy xe trong đô thị, khu dân cư, đường nhiều xe qua lại… Còn đèn chế độ pha – chiếu xa sử dụng khi chạy đường trường ít xe, đường cao tốc…

Với những đoạn đường dải phân cách thấp, vạch liền, vạch đứt, khi có xe ngược chiều gần đến nên chủ động chuyển đèn về chế độ cos để tránh làm chói, loá mắt người chạy xe đối diện.

Khi lái xe ban đêm nên chú ý chỉnh chế độ pha/cos hợp lý

Sử dụng chế độ đèn pha/cos phù hợp không chỉ tránh vi phạm luật giao thông, mà quan trọng còn là sự thể hiện ý thức văn hoá khi lái xe, tránh gây nguy hiểm cho người khác.

d. Giảm tốc độ, tránh nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều

Tuy đã quy định nhưng nhiều người thiếu ý thức vẫn sử dụng đèn pha một cách “tuỳ tiện”. Nếu gặp trường hợp này có thể “đá pha” nhắc nhở xe đối diện.

Nên tránh nhìn vào đèn pha để giảm chói mắt. Đồng thời hãy giảm tốc độ và chú ý quan sát phía trước để có thể xử lý kịp nếu xuất hiện vật cản bất ngờ.

e. Hãy tạm dừng nghỉ nếu buồn ngủ

Lái xe trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ rất nguy hiểm. Do đó nếu quá mệt mỏi và buồn ngủ tốt nhất nên đỗ xe vào nơi an toàn, chợp mắt một lát để tỉnh táo hơn.

f. Cân nhắc khi mua kính lái xe ban đêm

Hiện nay có nhiều loại mắt kính màu, kính phân lực được quảng cáo giúp chống chói hiệu quả khi lái xe ban đêm.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Alex Hwang được công bố trên Tạp chí JAMA Ophthalmology, mắt kính lái xe ban đêm không thực sự phát huy vai trò.

Cân nhắc khi mua kính lái xe ban đêm

Theo Alex Hwang, kính đi đêm tròng vàng không cải thiện khi người lái đối mặt với ánh sáng đèn pha. Thật chất đeo kính màu đi đêm tương tự như đeo kính râm.

Loại kính này có thể giúp chống chói vào ban ngày nhưng sẽ dễ làm hạn chế tầm nhìn khi lái xe vào ban đêm.

6. Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu

Khi có mưa, đường trơn nhất trong nửa giờ đầu do mặt đường chưa được gột sạch. Vì vậy, phải giảm tốc độ, có dành khoảng cách đến xe phía trước ít nhất là lớn hơn gấp đôi khoảng cách bình thường.

Khi có gió to, sương mù hoặc đường ngập nước tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát, khó phán đoán tình trạng mặt đường. Do vậy, người lái xe cần thực hiện các thao tác sau:

Bật đèn cốt và đèn vàng (nếu có); Điều khiển gạt nước và các bộ phận làm tan hơi nước.  Điều khiển xe ô tô đi với tốc độ chậm để có thể quan sát được; Không lấy lái sát vào lề đường…

Nếu thấy không an toàn (mưa quá to hoặc sương mù dày đặc không nhìn rõ) phải dừng xe lại. Sau khi mưa to, phải quan sát kỹ tình trạng mặt đường, đề phòng đường bị sạt lở.