18 kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm an toàn, giảm mệt mỏi

NGÀY ĐĂNG: 02/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Lái xe ô tô ban đêm luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, nhất là đối với những chuyến xe đường dài.

Để lái xe ban đêm an toàn và thoải mái, giảm mệt mỏi, các tài xế nên ghi nhớ 18 kinh nghiệm mà Ô Tô Phú Cường chia sẻ trong bài viết này.

I. Những nguy hiểm có thể gặp khi lái xe ô tô ban đêm

So với lái xe ban ngày, lái xe ô tô ban đêm có thời tiết mát mẻ, trong lành, đường xá thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, lái xe ban đêm lại có một số nguy hiểm nhất định nếu người lái chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng xử lý.

1. Buồn ngủ, mất tập trung

Đây là tình trạng phổ biến mà hầu hết các bác tài hay gặp phải khi lái xe ban đêm.

Ban đêm không khí mát mẻ, đường vắng nên bác tài thường thoải mái và rất dễ buồn ngủ.

Khi đó, tinh thần bác tài sẽ kém tỉnh táo, bị mất tập trung nên rất nguy hiểm.

Ngủ quên là một trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông khi lái xe ban đêm chiếm tỷ lệ cao.

Lái xe ban đêm khi buồn ngủ rất nguy hiểm

2. Tầm nhìn bị hạn chế do trời tối

Vì ban đêm trời tối, lái xe trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến tầm nhìn của tài xế bị hạn chế.

Trường hợp có người, thú vật, phương tiện đột ngột băng ngang, nếu người lái không kịp xử lý thì có thể dẫn đến hậu quả thương tâm.

Ngoài ra, trong điều kiện trời tối, nếu bác tài không quan sát kỹ sẽ khó nhận diện từ xa những xe dừng đỗ bên đường không có đèn cảnh báo.

Đây là một trong những nguy hiểm khi lái xe ban đêm mà các bác tài bắt buộc phải đối diện.

Lái xe trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến tầm nhìn của tài xế bị hạn chế

3. Bị chói mắt bởi đèn xe chạy ngược chiều

Không ít các trường hợp lái xe ban đêm bị chói mắt, lóa mắt do đèn xe chạy ngược chiều chiếu vào.

Nếu ngay lúc đó không may gặp phải tình huống như mất lái, có vật cản phía trước, việc bị chậm thời gian xử lý tình huống sẽ rất nguy hiểm.

Tuy theo quy định ô tô chạy trong khu dân cư không được phép bật đèn chiếu xa.

Nhưng vẫn có không ít người thiếu ý thức, bật đèn pha dù đang chạy trong khu dân cư, khu đô thị đông người.

Thêm vào đó, nhiều xe còn độ đèn LED, LED bar tăng sáng không đúng quy chuẩn.

Các loại đèn này có ánh sáng rất mạnh, khả năng tán xạ rộng, không chiếu thành luồng sáng tập trung như các loại đèn pha thông thường.

Do đó khi sử dụng rất dễ gây chói mắt, lóa mắt người lái xe chạy ngược chiều.

Không ít trường hợp lái xe ban đêm bị chói mắt do đèn xe chạy ngược chiều chiếu vào

4. Nguy hiểm khi đi đoạn đường xấu, thời tiết xấu

Khi lái xe ô tô ban đêm, dù sử dụng hệ thống đèn xe và hỗ trợ ánh sáng từ đèn đường thì tầm nhìn của người lái cũng bị hạn chế nhất định.

Nếu đi qua đường xấu như đường ổ gà, đường trơn trượt, sình lầy,… sẽ khá nguy hiểm vì xe khó điều khiển, dễ mất lái.

Ngoài ra, không may gặp phải thời tiết xấu như mưa bão, sương mù,… sẽ tăng cao các rủi ro tai nạn trên đường do tầm nhìn bị hạn chế nhiều hơn.

Lái xe ô tô ban đêm khi trời mưa lại càng nguy hiểm do tầm nhìn bị hạn chế

II. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi bắt đầu chuyến đi vào ban đêm

1. Nắm rõ lộ trình cần di chuyển khi lái xe ô tô ban đêm

Trước khi khởi hành chuyến đi vào ban đêm, các bác tài cần dành thời gian để tìm hiểu về cung đường, lộ trình mình sẽ di chuyển.

Để tránh nhầm đường do trời tối khó xác định phương hướng và khó quan sát các biển chỉ dẫn.

Cách tốt nhất, bác tài có thể sử dụng tính năng định vị dẫn đường trên màn hình ô tô để xem trước các tuyến đường sắp di chuyển.

Cần nắm rõ lộ trình cần di chuyển khi lái xe ô tô ban đêm

2. Không dùng rượu bia, chất kích thích

Bác tài tuyệt đối không dùng rượu bia, các chất kích thích liều lượng cao khi chuẩn bị lái xe dù bất cứ thời gian nào, kể cả ban đêm.

Đối với thuốc lá, cà phê có hàm lượng chất nicotin thấp nhưng nếu sử dụng thường xuyên cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.

Do đó, dù thuốc lá, cà phê giúp cảm thấy tỉnh táo, thoát khỏi cơn buồn ngủ thì bác tài cũng không nên quá lạm dụng khi lái xe vào ban đêm. 

Tuyệt đối không dùng rượu bia, các chất kích thích liều lượng cao khi chuẩn bị lái xe d

3. Trang bị lốp, dụng cụ sửa chữa khi lái xe ô tô ban đêm, đặc biệt trong những chuyến đi dài

Khi lái xe không thể tránh khỏi các sự cố hư hỏng xe trên đường như nổ lốp, chết máy, chập cháy hệ thống điện,…

Các bác tài nên trang bị sẵn lốp xe cũng như các dụng cụ sửa chữa để có thể chủ động trong trường hợp không tìm được địa điểm sửa xe vào ban đêm.

Đặc biệt là khi đi các chuyến xe đường dài, khi đi qua đường cao tốc hay những cung đường vắng vẻ.

Trang bị lốp, dụng cụ sửa chữa khi lái xe ô tô ban đêm phòng xe hư trên đường

4. Kiểm tra hoạt động và làm sạch các bề mặt kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn xe, cần gạt nước

Kính chắn gió và gương chiếu hậu là bộ phận cần được làm sạch thường xuyên, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm.

Việc này giúp bác tài có được tầm nhìn rõ nét nhất, góp phần đảm bảo an toàn cho bác tài khi lái xe ban đêm

Bên cạnh đó, nên chú ý làm sạch cần gạt mưa để đảm bảo khi sử dụng không làm kính bị mờ, khiến bác tài khó quan sát. 

Đèn xe ô tô cũng là bộ phận cần được làm sạch bụi bẩn để đảm bảo có độ chiếu sáng tốt nhất vào ban đêm.

Bên cạnh làm sạch, các bác tài cũng cần kiểm tra hoạt động của các bộ phận này.

Thay thế khi có sự cố, tránh trường hợp chỉ vì một bộ phận bị hư dẫn đến không an toàn cho chuyến đi.

Lưu ý không nên sử dụng tay để lau vì sẽ dễ lưu lại vết mờ làm che khuất tầm nhìn, thay vào đó hãy dùng khăn mềm để vệ sinh.

Lời khuyên: Nên áp dụng lịch rửa xe định kỳ để đảm bảo xe của bạn luôn sẵn sàng hoạt động, kể cả ban đêm.

Kiểm tra và làm sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn xe, cần gạt nước trước chuyến đi

5. Chỉnh gương chiếu hậu khi lái xe ô tô ban đêm

Trước khi khởi hành, bác tài nên kiểm tra và điều chỉnh gương chiếu hậu theo chế độ xem ban đêm.

Cách chỉnh gương góc nhìn hẹp khi di chuyển trên các con đường nhỏ hẹp hoặc vào bãi đậu đỗ. 

Bước 1: Gạt nhỏ lẫy nhỏ phía sau gương trong xe để gương chuyển sang chế độ chống chói, để không bị chói mắt do đèn của xe phía sau khi đi ban đêm.

Bước 2: Chỉnh theo phương thẳng đứng (chiều hất lên – cụp xuống) của gương chiếu hậu sao cho mép gương dưới có thể nhìn thấy được 1 nửa tay nắm cửa trước

Bước 3: Chỉnh theo phương ngang (chiều đưa ra – quay vào) của gương chiếu hậu, điều chỉnh sao cho hình ảnh sườn xe chiếm ¼ chiều ngang trong gương và hình ảnh hông xe gần đuôi chiếm ¾ còn lại

Bước 4: Chỉnh gương chiếu hậu trung tâm sao cho hình ảnh cửa sổ sau nằm ở vị trí chính giữa của gương.

Cách chỉnh gương góc nhìn hẹp khi di chuyển trên các con đường nhỏ hẹp

Cách chỉnh gương này chủ yếu tập trung ở phần đuôi xe nên phần thân xe tồn tại một khoảng mù tương đối lớn.

Điều này khiến tài xế khó quan sát được các phương tiện đang di chuyển song song khi cho xe chuyển hướng hay chuyển làn. 

Bên cạnh đó, vì gương hướng vào bên trong (góc hẹp) nên hình ảnh nhìn thấy trong gương chiếu hậu ngoài dễ bị trùng lặp với gương chiếu hậu trung tâm.

Cách chỉnh gương góc rộng cho tài xế 1 góc nhìn toàn cảnh

Bước 1: Tài xế nghiêng đầu chạm vào thành xe, điều chỉnh gương chiếu hậu bên lái để đảm bảo bao quát được hết góc phần tư phía sau của bên lái

Bước 2: Tài xế nghiêng người về phía chính giữa xe và điều chỉnh gương chiếu hậu bên phụ sao cho bao quát được hết góc phần tư phía sau của bên phụ

Bước 3: Gạt nhỏ lẫy nhỏ phía sau gương trong xe để gương chuyển sang chế độ chống chói, để không bị chói mắt do đèn của xe phía sau.

Điều chỉnh gương chiếu hậu trung tâm sao cho hình ảnh cửa sổ sau nằm ở vị trí chính giữa gương.

Bước 4: Quan sát mép gương chiếu hậu trung tâm để xác định được điểm đầu và cuối hình ảnh nhìn thấy.

Bước 5: Quan sát mép gương chiếu hậu hai bên và chỉnh gương ô tô sao cho hình ảnh ở mép gương trong vừa chạm với hình ảnh ở mép gương ngoài.

Lúc này, hình ảnh của gương ngoài sẽ không bị trùng lặp với gương trong và không bị bỏ sót vùng quan sát.

Giúp bác tài quan sát tốt các điểm mù hai bên hông xe và kiểm soát được tình hình giao thông phía sau.

Việc này cũng giúp tài xế biết được thời điểm an toàn để chuyển hướng, chuyển làn.

Cách chỉnh gương góc rộng cho tài xế 1 góc nhìn toàn cảnh

Nhưng cách điều chỉnh gương này là không thể quan sát phần đuôi xe tốt bằng cách chỉnh góc hẹp.

Tùy từng cung đường mà bác tài có thể lựa chọn cách điều chỉnh gương cho phù hợp.

6. Kiểm tra, điều chỉnh đèn pha 

Sau một thời gian sử dụng, đèn pha có thể bị lệch, ảnh hưởng đến hướng và phạm vi chiếu sáng.

Tài xế cần kiểm tra và điều chỉnh đúng luồng sáng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 1: Cân bằng xe

Để xe ở một nền đất bằng phẳng và thông thoáng cách bức tường hoặc màng chắn thử đèn một khoảng từ 5-7m.

Kẻ 1 đường dọc chính giữa và vuông góc với nền trên tường. Căn đường tim của xe sao cho đối diện với đường kẻ trên.

Kiểm tra và bơm các lốp xe đúng áp suất tiêu chuẩn nhằm giữ xe cân bằng ổn định khi tiến hành điều chỉnh đèn pha.

Nếu trường hợp xe thường xuyên chở đồ vào ban đêm, nên đặt một khối lượng tương ứng lên xe để khiến việc điều chỉnh đèn pha xe chính xác với tình hình thực tế.

Giữ xe cân bằng ổn định khi tiến hành điều chỉnh đèn pha

Bước 2: Vệ sinh các thấu kính

Sau khi đặt xe ở vị thế cân bằng và căn được đường tim của xe, bác tài cần vệ sinh các thấu kính bên ngoài bằng cách dùng vải mềm lau chùi sạch.

Bước 3: Đo các khoảng cách đến tim đèn và chiều cao từ mặt đất đến tim đèn trên xe.

Bước 4:  Kẻ đường cut – of line

Kẻ một đường out – of line trên tường hoặc màng chắn. Chiều cao của đường kẻ này phải thấp hơn chiều cao đèn khoảng từ 1 đến 2 inch (tương ứng 2,56 đến 5,08cm).

Bước 5: Khởi động xe và chỉnh đèn

Khởi động xe ở tốc độ cầm chừng, sau đó bật và chỉnh đèn sao cho độ chụm và chiều cao của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn.

Cụ thể, chiều cao tim đèn trên xe phải cân bằng với chiều cao của chùm sáng và độ chụm chùm sáng vào khoảng từ 10 đến 15 độ.

Bật và chỉnh đèn sao cho độ chụm và chiều cao của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn

Bước 6: Chỉnh đèn bên tài

Chỉnh chùm sáng đèn bên tài sao cho độ cao và độ chụm đèn đạt tiêu chuẩn.

Bước 7: Chỉnh đèn bên phụ

Chùm sáng đèn bên phụ cũng cần phải được điều chỉnh sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ cao và độ chụm của luồng sáng.

Bước 8: Kiểm tra lần cuối

Sau khi đã căn chỉnh chùm sáng bên tài và phụ bạn tiến hành bật cả 2 đèn và quan sát xem 2 chùm sáng có độ cao và độ chụm bằng nhau chưa.

Kết quả thu được là bằng nhau thì bạn hoàn toàn yên tâm việc căn chỉnh đã thành công.

Sau khi đã căn chỉnh chùm sáng, tiến hành bật cả 2 đèn và quan sát, kiểm tra lại

Lưu ý khi điều chỉnh đèn pha ô tô

Để ở chế độ cốt để điều chỉnh độ tụ của đèn pha

Khi bạn kiểm tra độ chụm của đèn pha, để đảm bảo độ chính xác, cần che đèn cốt hoặc ngắt rắc nối.

Khi điều chỉnh đèn pha bên phụ hãy che đèn bên tài lại và ngược lại.

Không được che đèn pha lâu quá 3 phút vì có thể làm cháy kính đèn do nhiệt độ cao.

Tiến hành chạy thử xe và kiểm tra hệ thống đèn pha hoạt động trong trạng thái tốt không.

Để chuẩn xác hơn, các bác tài nên đến các gara ô tô uy tín yêu cầu điều chỉnh nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật.

Nên đưa xe đến các gara ô tô uy tín để điều chỉnh nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật

Nếu đèn pha khi bị ố vàng nên thay mới, vì sẽ làm giảm cường độ ánh sáng 20% so với đèn pha mới.

Gây ảnh hưởng tầm nhìn xa của tài xế vào ban đêm khi lưu thông trên đường cao tốc, đèo, núi,…, không an toàn khi di chuyển.

7. Giảm độ sáng trong xe

Nên điều chỉnh nguồn sáng ở cụm đồng hồ lái cũng như các vị trí khác trong cabin ở mức vừa phải.

Không nên để quá nhiều ánh sáng bên trong xe, vì đồng tử mắt sẽ co lại giống như khi đang đi dưới trời nắng.

Điều này dẫn đến việc quan sát đường khó khăn hơn khi trời tối, có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Lời khuyên: Nên tắt tất cả đèn cabin và đèn nội thất không ảnh hưởng đến bảng điều khiển hoặc hệ thống định vị.

Điều chỉnh nguồn sáng ở cụm đồng hồ lái cũng như các vị trí khác trong cabin ở mức vừa phải

8. Trang thị thêm lớp chống phản chiếu nếu phải đeo kính khi lái xe ban đêm

Nếu các bác tài gặp phải vấn đề về mắt, cần đeo kính khi lái xe thì nên trang bị thêm một lớp chống phản chiếu.

Có thể sử dụng kính áp tròng hoặc mắt kính có lớp phủ phản chiếu, giúp không bị chói, nhòe mắt hay cản trở tầm nhìn khi bị đèn xe chiếu vào.

9. Cân nhắc trang bị thêm đèn sương mù

Trường hợp bác tài thường xuyên phải chạy xe vào ban đêm ở khu vực sương mù hay điều kiện thời tiết không tốt.

Có thể cân nhắc trang bị thêm các loại đèn sương mù chuyên dụng để cải thiện tầm nhìn khi lái xe.

Tuy nhiên, mỗi dòng xe khác nhau sẽ có loại đèn khác nhau phù hợp với quy cách được cho phép.

Các bác tài nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc những cơ sở chuyên nghiệp để chọn được loại đèn phù hợp.

Cân nhắc trang bị thêm các loại đèn sương mù chuyên dụng để cải thiện tầm nhìn khi lái xe

10. Ngủ đủ trước khi lái xe ô tô ban đêm

Ngủ đủ trước khi lái xe ô tô ban đêm là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, nhất là những chuyến xe đường dài.

Bởi khi lái xe trong tình trạng mệt mỏi hoặc mất ngủ, khả năng tập trung và thời gian phản ứng của bác tài có thể giảm đi đáng kể.

Điều này có thể gây nguy hiểm cho bác tài và những người khác lưu thông trên đường.

Bác tài hãy cố gắng có giấc ngủ khoảng ít nhất 7-8 giờ trước khi bắt đầu chuyến xe đường dài.

Ngủ đủ trước khi lái xe ô tô ban đêm là rất quan trọng để đảm bảo an toàn

III. Kinh nghiệm bác tài cần nắm trong khi lái xe ô tô ban đêm

11. Giữ tốc độ và khoảng cách an toàn

Đây là kinh nghiệm, kỹ thuật lái xe ô tô ban đêm được nhiều bác tài lâu năm chia sẻ.

Lái xe ô tô vào ban đêm đường vắng, nên phần lớn bác tài sẽ thích chạy nhanh để rút ngắn thời gian cũng như tận hưởng cảm giác tốc độ.

Điều này rất nguy hiểm bởi tầm quan sát khi lái xe ban đêm bị hạn chế nhiều so với ban ngày.

Việc lái xe quá nhanh, không giữ khoảng cách an toàn rất dễ dẫn đến nhiều rủi ro.

Như không xử lý kịp khi có người, con vật đột ngột băng ngang đường, hay đụng đít xe người trước khi người trước thắng gấp.

Do đó, dù muốn đến nơi nhanh chóng hay tâm trạng phấn khích thì cũng nên chú ý giữ tốc độ và khoảng cách an toàn.

Giữ tốc độ ổn định và khoảng cách an toàn với xe phía trước

Để căn khoảng cách, nhiều tài xế thường áp dụng nguyên tắc 4 giây.

Bước 1: Chọn điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới, khi xe phía trước đi qua điểm này, bạn bắt đầu đếm 4 giây.

Bước 2: Sau 4 giây nếu xe vừa tới hoặc sắp tới điểm sáng đã chọn thì xe bạn đang ở trong khoảng cách an toàn.

Ngược lại, nếu xe vượt qua điểm sáng khi chưa đếm tới 4 giây, bạn nên giảm tốc độ để giữ khoảng cách phù hợp.

Theo nguyên tắc này, giả sử tài xế đang lái xe với tốc độ 60 km/giờ tương đương 16,6m/giây.

Với tốc độ này, nếu áp dụng nguyên tắc 4 giây, cần phải giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước khoảng 16,6 x 4 = 66m.

12. Sử dụng đèn chế độ pha, cos hợp lý

Đèn chế độ cos, khả năng chiếu gần sử dụng khi chạy xe trong đô thị, khu dân cư, đường nhiều xe qua lại.

Còn đèn chế độ pha, khả năng chiếu xa sử dụng khi chạy đường trường ít xe, đường cao tốc.

Khi lái xe ô tô ban đêm, bác tài nên chủ động sử dụng đèn chế độ cos, pha hợp lý.

Trường hợp 1: Với những đoạn đường dải phân cách thấp, vạch liền, vạch đứt, khi có xe ngược chiều gần đến nên chủ động chuyển đèn về chế độ cos.

Để tránh làm chói, loá mắt người chạy xe đối diện, an toàn cho cả mình và người khác.

Trường hợp 2: Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn.

Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.

Trường hợp 3: Khi cua xe, nếu có xe ngược chiều không nên sử dụng đèn pha.

Vì nếu xe đối diện cũng quên tắt đèn pha thì sẽ làm cho hai người lái không thấy đường và hậu quả hai xe sẽ đâm vào nhau.

Nếu không có xe ngược chiều, lái xe có thể đá đèn pha để mở rộng góc quan sát sau đó chuyển về cốt.

Trường hợp 4: Khi muốn vượt xe khác, không nên bám đuôi xe đó với chế độ đèn pha, mà nên duy trì khoảng cách an toàn và đá đèn để ra hiệu xin vượt.

Khi lái xe ô tô ban đêm, bác tài nên chủ động sử dụng đèn chế độ cos, pha hợp lý

13. Giữ trạng thái tỉnh táo và luôn quan sát

Để giữ trạng thái tập trung, bác tài nên cố gắng giữ cho đôi mắt di chuyển trong khi lái xe.

Liên tục xem xét phía trước để phát hiện các mối nguy hại tiềm ẩn do tầm nhìn ban đêm hạn chế.

Liếc sang hai bên đường khi cần thiết và nhớ kiểm tra gương chiếu để nhận biết không gian xung quanh bạn.

Tránh tình trạng chỉ tập trung vào vạch kẻ đường, vì không mang lại thông tin trực quan quan trọng mà còn có thể tạo ra các mối nguy hại tiềm ẩn.

Ngoài ra, vào ban đêm, sự yên tĩnh trong xe và không khí xung quanh có thể tạo ra trạng thái thư giãn, dẫn đến việc mất tập trung.

Vì vậy hãy cố gắng để đôi mắt luôn hoạt động để tỉnh táo trong mọi trường hợp.

Giữ trạng thái tỉnh táo và luôn quan sát trong quá trình lái xe

14. Biết cách xử lý khi xe đi ngược chiều sử dụng chế độ đèn pha

Trong thực tế, một số lái xe thiếu ý thức vẫn sử dụng chế độ đèn pha khi qua các tuyến đường nội thành hay ngay cả khi gặp xe ngược chiều.

Khi gặp tình huống xe ngược chiều bật pha, bác tài cần có cách xử lý để không bị lóa mắt và hạn chế khả năng quan sát.

Bước 1: Không nhìn trực diện vào đèn pha của xe ngược chiều.

Bước 2: Nếu cảm thấy bị chói nên chớp mắt ngay kết hợp với việc giảm dần tốc độ.

Bước 3: Quan sát đường phía trước hoặc nhìn chếch về phía lề đường để canh xe đảm bảo an toàn.

Cách xử lý để không bị lóa mắt và hạn chế khả năng quan sát vì đèn pha xe đối diện

15. Cảnh giác với biển báo động vật

Với những khu vực ngoại ô và nông thôn, hay xảy ra việc động vật băng qua đường vào ban đêm tạo ra nhiều mối nguy hiểm.

Khi nhìn thấy các biển báo động vật, bác tài cần giảm tốc độ, quan sát phía trước và hai bên để tránh tình huống bất ngờ xảy ra.

IV. Kinh nghiệm giữ tỉnh táo, giảm mệt mỏi khi lái xe vào ban đêm, đặc biệt lái xe đường dài

16. Giữ tỉnh táo bằng cách trò chuyện

Nếu trong chuyến đi có hành khách hay bạn đồng hành, bác tài có thể trò chuyện với người đó.

Đây là cách giúp giảm bớt sự mệt mỏi khi lái xe, cũng như để giúp bác tài thư giãn và tỉnh táo, tránh buồn ngủ.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tham gia vào các cuộc trò chuyện quá lâu.

Vì có thể việc tranh luận trong một số trường hợp sẽ khiến bác tài mất tập trung khi lái xe.

Giữ tỉnh táo khi lái xe bằng cách trò chuyện với người khác 

17. Nghe nhạc để thoải mái hơn

Trong không gian yên tĩnh buổi đêm, bác tài có thể nghe nhạc để tỉnh táo và thoải mái hơn khi lái xe.

Nên nghe các bản nhạc yêu thích có giai điệu sôi động và hào hứng sẽ khiến bác tài phấn khích hơn và bắt nhịp theo giai điệu.

Vì thế mà chuyến đi của bạn sẽ thoải mái, cảm giác nhanh đến điểm đến hơn.

Nghe nhạc để thoải mái hơn, tránh buồn ngủ khi lái xe ban đêm

18. Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ

Một trong những lý do phổ biến nhất của tai nạn khi lái xe đêm chính là tài xế ngủ gật.

Vì vậy, trong quá trình lái xe ban đêm, nếu bác tài cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi thì nên đỗ xe vào nơi an toàn.

Sau đó, chợp mắt một lát cho tỉnh táo, khỏe khoắn hơn rồi mới lái xe tiếp.

Khi ngủ trong xe cũng cần biết một số lưu ý như lựa địa điểm dừng xe an toàn, để hé cửa sổ để không bị thiếu không khí.

Tư thế ngủ hợp lý, trang bị vật dụng để ngủ thoải mái hơn,…

Cần lưu ý sử dụng bảng báo hiệu có phản quang khi dừng đỗ xe bên đường để các xe khác nhìn thấy khi đến gần.

Dừng xe nghỉ ngơi nếu cảm thấy buồn ngủ khi lái xe ô tô ban đêm

Trên đây là một số kinh nghiệm bác tài cần biết khi lái xe ô tô ban đêm mà Ô Tô Phú Cường đã tổng hợp được.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bác tài, giúp bác tài lái xe an toàn hơn vào ban đêm.

Để an toàn hơn, các bài tài nên bảo dưỡng xe định kỳ tại cơ sở uy tín để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khi lái xe ban đêm.

Ô Tô Phú Cường cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe chất lượng, đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao.

Là địa chỉ uy tín để các bác tài tin tưởng gửi gắm chăm sóc chiếc xe tải làm ăn của mình, đảm bảo an toàn trên từng chuyến đi.

Ô Tô Phú Cường cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe chất lượng, chuyên nghiệp

Mua xe tải cuối năm  để khởi nghiệp kinh doanh cho năm mới sung túc hơn, tự chủ. Lúc này, các đại lý thường có chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà, giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư.

Giảm gánh lo đầu tư số tiền quá lớn, bạn chỉ cần trả trước chi phí khoảng 20% – 30% giá xe. Mức trả góp đến 70% trong 3-7 năm tuỳ theo khả năng.

Mua xe tải giá tốt, hưởng thêm ưu đãi lớn nhất trong năm, liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Mùa Tết sung túc, thu lời lớn cho cả nhà năm Rồng ấm no khi mua xe tải chở hàng lên thành phố bán.

Lợi ích khi mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:

  • Tiết kiệm chi phí: Giá xe cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Xe tải chất lượng cao giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe tải.
  • Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa chuyên nghiệp.

Ô tô Phú Cường là đại lý ủy quyền chính thức của nhiều thương hiệu xe tải nổi tiếng như: JAC, Dongfeng, Chenglong, Faw, SRM, Hyundai,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Phú Cường đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường xe tải Việt Nam.

Chính sách ưu đãi:

  • Giá xe cạnh tranh, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng lên đến 80% giá trị xe, lãi suất ưu đãi.
  • Thủ tục mua xe nhanh chóng, đơn giản.
  • Bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Tư vấn bán hàng chuyên nghiệp:

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
  • Sẵn sàng tư vấn cho khách hàng lựa chọn được dòng xe phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về xe, giá cả, chương trình khuyến mãi.

Chăm sóc khách hàng tận tâm:

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chu đáo.
  • Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ.
  • Cung cấp phụ tùng chính hãng, giá cả cạnh tranh.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7.

Bảo dưỡng tốt:

  • Hệ thống xưởng dịch vụ rộng rãi, hiện đại.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
  • Sử dụng dụng cụ, thiết bị tiên tiến.
  • Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe nhanh chóng, chất lượng.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 04/4/2024)