Lái xe tải: Các nguyên tắc và ký hiệu giao tiếp bằng tay trên đường

NGÀY ĐĂNG: 01/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Lái xe tải là một kỹ năng cần thiết và quan trọng. Để lái xe tải an toàn, bạn cần nắm vững các kỹ năng lái xe cơ bản và các kỹ năng lái xe trong các tình huống đặc biệt bạn cũng cần trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn khi lái xe.

Vậy nên bài viết dưới đây, Phú Cường Auto gửi đến bạn những vấn đề cần biết về lái xe tải một cách chi tiết nhất và những kinh nghiệm khi lái xe tải an toàn. Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé. 

I. Các nguyên tắc lái xe tải các bác tài cần biết

1. Đủ điều kiện hành nghề lái xe tải.

Muốn hành nghề lái xe tải, các lái xe phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên

Có giấy phép lái xe hạng C trở lên, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe

Có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ sức khỏe chuyên biệt được cấp bởi các cơ quan, đơn vị tương ứng theo quy định

Lái xe đã qua huấn luyện nghệp vụ bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn

Có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lái xe tải

Tài xế lái xe tải cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hành nghề theo quy định

2. Kiểm tra tình trạng của xe trước khi vận hành

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe gồm: hệ thống thắng hãm, hệ thống tay lái, côn chuyển và dẫn hướng, ống hãm, chốt an toàn, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, còi, cần gạt nước, độ mòn của vỏ xe, độ cứng của bánh xe

Kiểm tra các chốt hãm giữ thùng ben khỏi bị lật, các chốt phía sau thùng xe kẹp chặt thùng ben với cơ cấu nâng

Kiểm tra các cây dùng để chằn/ buộc hàng hóa

Kiểm tra nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát, dụng cụ chữa cháy,…

3. Nguyên tắc lấy/ chuyển hàng hóa

Lái xe phải cho xe đậu có trật tự tại nơi quy định trong lúc chờ đến lượt xe mình vào nhận hàng; tuyệt đối không được xảy ra tình trạng tranh giành, chen chúc giữa các xe.

Khi đưa xe tải vào lấy hàng từ phễu chứa hay máy xúc phải tính toán sao cho mặt phẳng mà xe đang đỗ có thể chịu được sức nặng của xe sau khi lấy xong hàng, đồng thời không có chướng ngại vật khi di chuyển

Dòng chảy của hàng hóa được chuyển phải rơi vào đúng tâm thùng xe. Hàng chỉ được nhận khi xe đã dừng hẳn và tắt động cơ.

Lái xe tải chỉ được phép cho xe vào vị trí lấy/ chuyển hàng khi có tín hiệu cho phép

4. Nguyên tắc bốc/ chất hàng hóa

Chất hàng vào chính giữa thùng xe

Hàng nặng phải được chất xuống dưới, hàng nhẹ sẽ được chất lên trên

Hàng hóa chất xong phải được chằng/ buộc bằng dây/ đóng cửa cẩn thận, không để xảy ra tình trạng lung lay, lắt đổ

Số lượng hàng được chất lên xe phải đảm bảo đúng tải trọng cho phép của xe

Hàng được chất lên xe không được vượt quá khỏi thùng xe theo quy định

Trường hợp hàng chất quá dài thì phải thực hiện báo hiệu tương ứng: miếng vải nếu di chuyển ban ngày và đèn đỏ nếu di chuyển ban đêm.

Chỉ được phép rời khỏi chỗ chất hàng khi công nhân bốc xếp đã hoàn tất công việc, rời khỏi xe và khóa thùng xe cẩn thận.

5. Di chuyển với tốc độ cho phép theo từng dạng địa hình tương ứng

Tuân thủ quy định về tốc độ di chuyển cho phép khi vận hành xe tải theo từng điều kiện địa hình theo quy định.

Di chuyển với tốc độ không được vượt quá 5km/h nếu xe tải hoạt động trong phạm vi nhà máy. Chạy tốc độ 10km/h nếu di chuyển trên đoạn đường thẳng và tầm nhìn không bị hạn chế

Chạy số 2 và không được thay đổi số nếu di chuyển lên dốc

Giữ khoảng cách tối thiểu là 20m với xe phía trước nếu chạy cùng chiều

Để đảm bảo an toàn, lái xe tải cần tuân thủ tốc độ và khoảng cách an toàn theo quy định khi lưu thông trên từng dạng địa hình

6. Một số nguyên tắc an toàn khác

Khi rời khỏi xe, lái xe tải phải tắt máy, kéo thắng tay, cài số, rút chìa khóa điện, khóa cửa cẩn thận. Tuyệt đối không được rời khỏi xe khi động cơ vẫn đang hoạt động.

Khi đổ nhiên liệu cho xe, lái xe tải cũng phải tắt máy, bánh xe phải được bơm đúng áp suất quy định

Tuyệt đối không được cho người lên, xuống hay đeo bám xe khi xe đang chạy

Xe chở chất nổ chỉ được dừng lại khi đến địa điểm giao hàng hoặc ở nơi có rất ít/ không có người qua lại.

Nắm và sử dụng thành thạo dụng cụ chữa cháy trên xe khi xảy ra sự cố.

Hạn chế tối đa việc gây tai nạn giao thông. Trường hợp xảy ra tai nạn, lái xe tải phải tìm mọi cách cấp cứu cho nạn nhân hoặc đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất; nghiêm cấm hành động bỏ mặc nạn nhân; để nguyên xe ở vị trí gây tai nạn rồi trình báo cơ quan chức năng để được xử lý.

7. Những việc không được làm

Chở người trong các thùng xe, đặc biệt là xe chở thuốc nổ hay đồ vật dễ kích nổ.

Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng chức năng của các phương tiện bảo hộ được cấp phát theo quy định.

Kiểm tra hay sửa chữa hư hỏng của xe (dù nhỏ) khi đang bốc hàng. Chỉ được kiểm tra hay sửa chữa cơ cấu nâng/ cụm chi tiết của xe khi thùng xe được nâng lên và đã được chống cần bảo hiểm (đối với xe tự đổ)

Đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng. Trường hợp bắt buộc đậu thì phải thực hiện chèn bánh xe chắc chắn.

Lái xe tải không được đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng, trường hợp bắt buộc đậu thì phải thực hiện chèn bánh xe chắc chắn
Khi lái xe nên thay đổi tốc độ một cách mượt mà

II. Cách giao tiếp giữa các tài xế khi lái xe tải đường dài

Lái xe đường dài là một trong những điều tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm vì thế đây là một ngành cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Trong đó, kỹ năng đọc hiểu giao tiếp bằng tay hoặc bằng đèn là một kỹ năng không thể thiếu.

Theo chia sẻ của những tài xế kinh nghiệm lâu năm thì những cử chỉ đèn, tay này khá đặc biệt và dễ nhớ, mang hiệu quả cao trong việc cảnh báo trước những nguy hiểm phía trước. 

Đôi khi chỉ cần chịu khó quan sát bạn có thể tránh được nhiều rủi ro có thể gặp trong giao thông như phạt lỗi không tuân thủ tốc độ, nhận thấy tín hiệu vượt, cảnh báo về đoạn đường nguy hiểm, thậm chí là những thông điệp đơn giản như cảm ơn và xin lỗi của các tài xế khác.

1. Cảnh báo giảm tốc độ

Khi di chuyển quãng đường dài, đa số các bác tài thường di chuyển với tốc độ nhanh.

Tuy nhiên, di chuyển với tốc độ cao nếu gặp phải các trạm kiểm tra tốc độ sẽ bị phạt rất nặng, nên nếu gặp  xe đi ngược chiều lại, bạn có thể hỏi bằng cách dơ bàn tay lên và bóp mở liên tục. Hoặc dùng đèn xe để hỏi bằng cách đá nháy pha 3 lần. 

Nếu bạn là người nhận được tín hiệu thăm dò đường thì có thể trả lời bằng hai cách. Nếu phía trước có vấn đề, bác tài có thể trả lời bằng cách giơ ngón cái lên.

Nếu phía trước có trạm giao thông thì tài xế sẽ trả lời bằng cách đưa ngón trỏ xuống hoặc trỏ ra sau. Nếu chọn trả lời bằng tín hiệu đèn thì dùng đèn xi nhan ưu tiên.

Đặc biệt, nếu trên đoạn đường đi đang có bắn tốc độ, hãy trả lời bằng cách đưa hai ngón tay làm ký hiệu giống khẩu súng lục và trỏ xuống dưới.

Nhiều bác tài sẽ chọn cách nháy 1 lần vào đèn xi nhan bên phải ý nghĩa cảnh báo bạn giảm tốc độ ngay.

Trong trường hợp đoạn đường phía trước không có gì, tài xế sẽ trả lời bằng cách dùng bàn tay lắc qua lắc lại.

Cảnh báo phía trước có vấn đề hay không rất được nhiều người quan tâm. Vì thế, các bác tài nào cũng nằm lòng những tín hiệu cảnh báo này để hiểu được thông điệp cảnh báo để xử lý tình huống phù hợp.

2. Xin lỗi đã gây ảnh hưởng khi lái xe

Trong khi lái xe, việc lấn làn, qua quẹt ở mức độ nhẹ gây ảnh hưởng cho các phương tiện khác là điều không thể tránh khỏi.

Gặp phải trường hợp này, nếu bạn là người sai hãy ra dấu hiệu 2 ngón tay tạo hình chữ “V” và lòng bàn tay hướng ra trước để tỏ ý xin lỗi tài xế khác.

3. Xe gặp vấn đề về đèn

Tín hiệu này thường được dùng phổ biến trong buổi đêm. Nếu phát hiện xe đối diện, hướng ngược chiều có vấn đề trục trặc về đèn có thể báo hiệu cho phương tiện đó bằng cách nắm bàn tay sao cho ngón cái và các ngón tay khác chạm vào nhau.

Nếu phương tiện đối diện tình cờ có tín hiệu đèn vẫn bật thì vẫn có thể áp dụng cách này.

4. Cần các phương tiện khác trợ giúp

Nếu chính bạn đang là người gặp sự cố và cần sự giúp đỡ từ người khác, hãy nhanh chóng ra tín hiệu hình chữ “T” bằng cách đan chéo hai tay lại.

Trong trường hợp gặp sự cố cần sự giúp đỡ khẩn cấp vẫn có thể áp dụng cách báo hiệu trên. 

Ngoài ra, khi gặp trục trặc ở một bộ phận nào đó của xe, nếu xe đậu đổ ở vị trí nào đó trên lề, bác tài có thể chỉ vào bộ phận bị hư hỏng rồi dùng ngón cái hướng xuống dưới để chỉ ra trục trặc đó. Nhờ vậy, các phương tiện di chuyển khác có thể dừng lại và giúp đỡ bạn.

5. Xin đường phía bên trái

Trong trường hợp bạn có ý định vượt một chiếc xe khác đang đi chậm, hãy thể hiện sự văn minh của mình và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng cách đá xi-nhan trước khi vượt.

Để xin vượt, hãy đá xi-nhan bên trái từ 4-6 lần sau đó mới vượt. Trong trường hợp xe phía trước vẫn không nhận ra tín hiệu, hãy nhanh chóng đá đèn phía trước để xe đó nhận ra tín hiệu.

6. Cảnh báo nguy hiểm – giảm tốc độ

Khi di chuyển trên đường sẽ có lúc gặp phải những đoạn đường nguy hiểm như sạt lở, tai nạn, hay ngập úng….để cảnh báo cho những chiếc xe ngược chiều rằng phía trước có nguy hiểm đa số các tài xế sẽ dùng phương thức đá đèn phanh.

Một số bác tài khác sẽ dùng cử chỉ tay bằng cách đưa tay trái của bạn rộng và hướng xuống dưới.

7. Trả lời cho các tín hiệu được cảnh báo

Khi nhận được tín hiệu cảnh báo từ các xe khác, để bày tỏ sự cảm ơn và phản hồi rằng mình đã nhận được thông tin, các bác tài có thể phản hồi bằng cách dựng đứng ngón cái hoặc dùng ký hiệu “OK”.  

Nhiều bác tài muốn thể hiện sự độc đáo trong cách thể hiện có thể chọn trả lời bằng một nụ hôn gió tinh nghịch.

8. Đi chậm lại, nguy hiểm phía trước

Nếu bạn đã đi qua một đoạn đường xấu như sạt lở, tai nạn,ngập úng,…, có thể gặp nguy hiểm mà đó là phía trước của những xe đối diện với bạn thì bạn hãy nháy đèn để ra hiệu cho họ. Hãy nháy đèn phanh hoặc đưa tay trái của bạn rộng ra và hướng xuống dưới.

Còn nếu chỉ báo là phía trước không có đoạn đường xấu nào thì tài xế sẽ “mím chặt môi và lắc đầu”.

III. Danh sách 3 loại bằng xe tải mà người lái xe tải nào cũng cần biết

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe, đặc biệt bằng lái xe tải như sau:

1. Bằng xe tải hạng B1

Cho phép điều khiển cho lái xe đủ 18 tuổi, B1 là bằng lái xe thông dụng nhất hiện nay, trong đó bằng B1 được chia làm bằng B1 lái xe tự động và B1 lái xe số sàn. Mỗi loại bằng sẽ được phép điều khiển các loại xe ô tô sau:

Bằng lái xe B1 số tự động ( bằng B11) cho phép người không hành nghề lái xe điều khiển các loại xe sau:

Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe.

Ô tô tải kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Hình ảnh về bằng xe tải loại B1

Bằng lái hạng B12 số sàn cho phép người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:

Ô tô số sàn chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe.

Ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Máy kéo kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

2. Bằng xe tải hạng B2

Được sở GTVT cấp cho tài xế đủ 18 tuổi lái xe kinh doanh, ô tô tới 9 chỗ ngồi, ô tô tải, máy kéo rơ moóc dưới 3,5 tấn và các phương tiện theo quy định tại bằng B1, các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg.

Mẫu xe tải JAC cho trung tâm lái xe giá rẻ

3. Bằng xe tải hạng C

Giấy phép lái xe Hạng C cấp cho lái xe chuyên nghiệp đủ 21 tuổi, quy định quyền điều khiển:

Ô tô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Và các phương tiện theo quy định trong bằng B1 và B2

Ngoài bằng hạng B và bằng hạng C còn một số loại giấy phép lái ô tô như bằng hạng D, hạng E, hạng F, hạng FC. Tuy nhiên, với những người lái xe tải thì những loại bằng này không cần thiết lắm vì bằng D, E thường là lái xe khách.

IV. Bằng lái nào phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất

Theo Phú Cường sở hữu các hạng bằng B, C, D… đều phù hợp và đủ điều kiện lái xe tải. Tuy nhiên, nếu lái những chiếc xe trên 3,5 tấn thì bằng hạng C là thích hợp nhất.

Với bằng hạng C còn được nhiều người gọi với cái tên thân thuộc là “bằng lái xe tải”.

Bằng hạng C có thể điều khiển khá đa dạng các loại xe vận tải. Cụ thể gồm có:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2: bằng lái xe ô tô quy định quyền điều khiển, người có giấy phép lái xe hạng B được điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải và đầu kéo rơ mooc dưới 3.500 kg. Bằng lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, còn bằng B2 cấp cho người hành nghề lái xe.

Đến với Phú Cường khách hàng chủ yếu tìm đến các loại xe có trọng tải lớn để chuyên trở hàng hóa, chạy đường dài. Vậy nên, chọn lựa bằng hạng C là sự lựa chọn phù hợp nhất.

V. lý do bạn nên học cách sắp xếp hàng hóa lên xe tải hợp lý

1. Tận dụng tối đa sức tải của xe và không gian lòng thùng hàng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hàng hóa với cách đóng gói, khối lượng, kích thước, tính chất và độ bền khác nhau.

Việc tính toán trước số lượng hàng có thể xếp lên thùng xe và đặt để vị trí hàng hóa sao cho hợp lý, gọn gàng nhằm tận dụng hết sức tải theo tải trọng cho phép của xe, không gian lòng thùng và tránh được việc phải vận chuyển nhiều chuyến.

Nhờ đó, không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp tối ưu hóa được khoản chi phí nhiên liệu dùng cho xe tải, mang lại hiệu quả công việc và lợi nhuận kinh tế cao hơn.

2. Giữ an toàn khi vận chuyển hàng, hạn chế các vấn đề hư hại

Việc xếp hàng lên xe đúng cách cũng giúp giữ an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hạn chế tối đa các vấn đề như: hàng bị xê dịch, hàng nặng đè ép hàng nhẹ,… dẫn đến đổ vỡ, biến dạng và những hư hại khó khắc phục khác.

Mà nguồn gốc của các vấn đề này thường là do hàng hóa không được cố định chắc chắn, đặt để ở vị trí không phù hợp hoặc do xe bị dằn xóc khi đi trên các địa hình hiểm trở, gập ghềnh,…

3. Sắp xếp hàng hóa đúng cách giúp giữ trạng thái cân bằng cho xe khi di chuyển

Việc xếp hàng vào thùng xe đúng cách cũng giúp xe giữ trạng thái cân bằng, không bị “ép” khối lượng hàng quá nhiều cho một bên/một phía của thùng hàng.

Từ đó, không gây khó khăn trong việc điều khiển xe, tránh sự cố lật đổ và những tính huống nguy hiểm trên hành trình, đặc biệt khi đi qua các cung đường quanh co, đèo dốc.

4. Thuận tiện cho việc đưa hàng hóa lên và xuống thùng khi cần

Đối với xe tải chở hàng phải dừng tại nhiều địa điểm để bốc dỡ hoặc giao đơn hàng suốt dọc hành trình thì việc xếp hàng theo thứ tự và vị trí hợp lý lại càng quan trọng.

Việc này giúp thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm hàng hóa và dễ dàng đưa hàng lên xuống thùng xe khi cần mà không tiêu tốn nhiều thời gian.

Sắp xếp hàng hóa lên xe tải hợp lý giúp thuận tiện khi đưa hàng lên và xuống thùng

 


Trên đây là những thông tin về kinh nghiệm lái xe tải an toàn mà Phú Cường Auto tổng hợp, mong rằng những thông tin hữu ích giúp các bác tài có một hành trình an toàn và tốt đẹp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi, khi bác tài có nhu cầu mua xe tải làm ăn nhé.

Lợi ích khi mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:

  • Tiết kiệm chi phí: Giá xe cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Xe tải chất lượng cao giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe tải.
  • Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa chuyên nghiệp.

Otophucuong.vn