14 cách để ngủ trong xe ô tô: An toàn, thoải mái, không mệt mỏi

NGÀY ĐĂNG: 04/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Cảm giác mệt mỏi, mất sức là những điều mà hầu hết mọi bác tài lái xe đường dài thường xuyên gặp phải, ngay cả đối với người đã có kinh nghiệm đi đường lâu năm.

Khi đó, trong nhiều trường hợp, việc dừng lại nghỉ ngơi, ngủ trên xe là không thể tránh khỏi để “sạc pin”, hồi phục sức khỏe, tiếp tục chặng đường.

Các bác tài phải biết cách để làm sao cho việc ngủ trên xe trở nên thoải mái nhất, và quan trọng hơn là phải an toàn.

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bác tài cách thức làm sao để vừa có thể có được giấc ngủ ngay trên xe của mình, vừa thoải mái và an toàn.

I. Cách để ngủ an toàn trên xe ô tô

1. Tìm chỗ ngủ an toàn

Ngủ trên xe có 2 dạng, một là ngủ khi xe dừng di chuyển, hai là ngủ khi xe di chuyển, có tài xế hoặc lái phụ vẫn thức. Cách này áp dụng vào trường hợp thứ nhất. 

Khi này, dù chỉ là chợp mắt hay một giấc ngủ dài, tài xế vẫn nên tìm một chỗ an toàn để dừng xe.

An toàn ở đây là vị trí giúp tránh khỏi những nguy cơ tấn công như cướp giật, trộm cắp, va chạm giao thông hay phạm luật về dừng đỗ,…

Các bác tài nên tìm chỗ an toàn để đậu xe khi muốn dừng lại ngủ

Anh em tài xế không nên dừng xe ở những đoạn đường hẻo lánh, có thể chọn một con đường nhỏ, không quá xa đường quốc lộ hoặc cao tốc.

Lý tưởng nhất là bác tài nên dừng xe ở nơi mở cửa 24 giờ như một siêu thị, một phòng tập hoặc những khu dân cư cho phép đỗ xe.

Sẽ rất nguy hiểm nếu có sự việc không may xảy ra trong lúc các bác tài đang chìm vào giấc ngủ.

2. Ngủ vào mùa đông nên tắt máy, tắt điều hòa, khóa cửa và hạ của kính của sổ

Đã có không ít các trường hợp đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết khi ngủ trong xe, đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong.

Do vậy, khi tình huống bất khả kháng, tình trạng quá mệt mỏi mà bác tài cần ngủ trong xe thì nên chú ý việc sử dụng điều hòa trên xe.
Ở nước ta, mùa đông không khí cũng không quá lạnh nên tốt nhất các bác tài nên dừng xe ở vị trí an toàn, tắt máy, tắt điều hòa hoàn toàn và tận dụng khí trời khi ngủ.

Các bác tài nên tắt điều hòa, hạ cửa kính để an toàn hơn khi ngủ 

Nên hạ cửa kính bên hông khoảng 1,5 – 2,5 cm để đảm bảo không khí bên ngoài có thể lưu thông vào trong xe, tránh tình trạng thiếu oxy.

Tránh hạ kính quá sâu quá, vì có thể bị cảm lạnh, không đảm bảo an toàn tài sản.

3. Ngủ vào mùa hè nên đỗ xe nơi râm mát, có gió, bật điều hòa, khóa cửa, hạ cửa kính

Trong mùa hè, nhiệt độ cao, nếu tắt điều hòa, mở hé của thì chắc sẽ nóng không thể ngủ được.

Bởi vậy, giải pháp cho bác tài là tìm một vị trí đỗ xe râm mát, thoáng đãng, dưới bóng cây và có gió thì càng tốt, để khí thải từ ống xả của xe lưu thông đi nơi khác.

Nên bật điều hòa để chế độ lấy gió ngoài, hé cửa kính để lấy khí trời vào trong xe.

Điều này tuy đơn giản nhưng quan trọng, vì tránh được rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, hệ thống điều hòa xe hỏng, trộm cắp…

Như vậy bác tài vừa có giấc ngủ thoải mái, lại an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra do thiếu oxy trong lúc ngủ.

Nên hạ cửa kính khoảng 1,5 – 2,5 cm để thông thoáng không khí trong xe khi ngủ

4. Tìm chỗ đỗ xe thoáng để khí thải nhanh tản đi

Khi tìm chỗ đỗ xe để ngủ, ngoài việc lựa chọn nơi an toàn, bác tài còn nên lưu ý lựa chọn chỗ đỗ xe thoáng đãng, không khí lưu thông tốt.

Tránh chỗ đỗ xe ngủ chật hẹp, bí khí, bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.

Tuyệt đối tránh nổ máy, mở điều hòa trong garage nằm ngủ, nguy hiểm đến tính mạng, vì sẽ tăng nồng độ khí CO lên gấp nhiều lần.

Nên đỗ xe chỗ thoáng đãng, không khí lưu thông tốt khi ngủ trên xe

5. Sử dụng máy sưởi đúng cách khi phải ngủ trong xe qua đêm thời tiết lạnh

Khi đi xe đường dài, trường hợp buộc phải ngủ trên xe qua đêm trong điều kiện trời lạnh, bác tài nên bật sưởi ở mức tối đa sau đó tắt đi và ngủ.

Sau đó đặt báo thức để bật lại chế độ sưởi này sau nửa giờ đồng hồ rồi tắt máy, mở hé cửa kính, đi ngủ.

Quy trình trên cứ lặp lại như vậy trong suốt đêm để đảm bảo cơ thể không bị giảm nhiệt đồng thời cho hệ thống máy móc trên xe không phải hoạt động liên tục cả đêm.

6. Đặt báo thức mỗi 15-20 phút

Trước khi ngủ, bác tài cần đặt báo thức 15 – 20 phút/lần để kiểm soát tình huống, hoặc ra ngoài hít thở để không bị thiếu dưỡng khí.

Ngoài ra, trừ trường hợp ngủ qua đêm, còn đa phần việc ngủ trong xe là để giúp việc lái xe tỉnh táo nên 15-20 phút chợp mắt là đủ.

Ngủ thời gian dài trên xe dễ khiến các bác tài cảm thấy mệt mỏi khi lái xe.

Bác tài cần đặt báo thức 15 – 20 phút/lần để tránh mệt mỏi khi ngủ quá lâu

7. Chốt cửa khi ngủ

Dù chọn vị trí đỗ xe an toàn nhưng không thể loại trừ khả năng bị trộm cướp xảy ra.

Do vậy các bác tài tốt nhất là chốt cửa kính lại khi ngủ trong xe.

Bên cạnh đó cũng nên cất kỹ điện thoại, ví và các món đồ giá trị để tránh bị mất cắp.

Cần chốt của xe cẩn thận trước khi ngủ để tránh mất cắp

II. Cách để có giấc ngủ thoải mái, không mệt mỏi trên xe

Sau thời gian dài lái xe, cơ thể rất mệt mỏi, cần phải chợp mắt, nghỉ ngơi một thời gian để tỉnh táo hơn.

Anh em tài xế nên lưu ý một số cách sau để có giấc ngủ chất lượng, thoải mái, không mệt mỏi để tiếp tục cuộc hành trình dài.

8. Chuẩn bị trước vật dụng phục vụ cho giấc ngủ

Trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài, bác tài nên tham khảo, tìm hiểu trước thời tiết, khí hậu để cân nhắc xem cần đem gì lên xe để có thể ngủ lại.

Dù ngủ khi xe đã dừng lại hay ngủ khi xe vẫn đang chạy, thì những vật dụng này sẽ hỗ trợ rất nhiều, giúp cho giấc ngủ thoải mái, không mệt mỏi khi thức dậy.

Những vật dụng này có thể bao gồm chăn, đệm, gối cố định đầu, sách vở, tai nghe, miếng che mắt, rèm che nắng, kính hoặc mũ chống nắng… 

Các vật dụng này nên được đóng gói và để trong xe thay vì để trên nóc xe, khiến bị bụi bẩn, gây khó chịu khi ngủ.

Trang bị những vật dụng cần thiết để có giấc ngủ ngon hơn

9. Mặc trang phục thoải mái

Các bác tài nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và mang phụ kiện đơn giản, tránh bị gò bó, giảm lưu thông khí huyết, gây khó chịu khi ngủ.

10. Đỗ xe ở vị trí ít tiếng ồn

Chọn được một vị trí đỗ xe vừa an toàn vừa ít tiếng ồn sẽ giúp các bác tài có giấc ngủ thoải mái, không bị làm phiền, nhanh lấy lại sức.

Nếu âm thanh bên ngoài quá ồn ào, tiếng còi xe, động cơ liên tục sẽ rất khó để ngủ, khi đó cơ thể lại càng mệt mỏi hơn.

11. Uống nước trước và sau khi ngủ dậy

Các bác tài nên uống một ngụm nước lọc trước và sau khi ngủ.

Việc này giúp cơ thể không bị mất nước, làm ẩm khoang miệng, tránh được cảm giác mệt mỏi, khô cổ họng khi mới ngủ dậy.

Bổ sung nước trước và sau khi ngủ dậy giúp cơ thể tỉnh táo, giảm mệt mỏi

12. Tìm chỗ có thể ngủ thoải mái nhất trên xe

Để có giấc ngủ chất lượng, không bị mệt mỏi, có thể duỗi thẳng tay chân, các bác tài nên lựa chọn chỗ có thể ngủ thoải mái nhất trên xe.

Các mẫu xe hiện nay đa phần ghế trước có thể ngả hết cỡ tạo tư thế thoải mái để chợp mắt.

Một số mẫu xe tải còn thiết kế ghế nằm cho bác tài khi đi đường xa, những chuyến xuyên tỉnh, để có thể ngả lưng khi cần.

Ngoài ra, một số mẫu xe ô tô, hàng ghế sau có thể gập hoàn toàn, tạo không gian khá rộng rãi ở khoang hành lý và chắc chắn đây là không gian khá thú vị có thể ngả lưng, ngủ tạm.

13. Tư thế ngủ thoải mái

Hãy để cơ thể ở tư thế thoải mái nhất khi ngủ, có thể duỗi thẳng chân tay sẽ giúp ngủ ngon hơn.

Đặc biệt, các bác tài ngủ khi có tài xế phụ đang chạy xe, có thể để đầu kê trên gối và nghiêng dựa vào cửa sổ xe để tăng độ vững chắc khi ngủ.

Tư thế ngủ thoải mái giúp giấc ngủ được ngon hơn

14. Tránh để hệ thống gió điều hòa thổi vào mặt

Để có giấc ngủ thoải mái, không mệt mỏi, các bác tài nên lưu ý điều này.

Khi gió điều hòa thổi thẳng vào mặt sẽ gây cảm giác khó chịu, mất nước cho cơ thể.

Khi ngủ dậy sẽ khiến có cảm giác khô cổ họng, da mặt khô ráp, đặc biệt có thể gây cảm lạnh.

III. Những rủi ro khi ngủ trong xe thường xảy ra bác tài cần biết

1. Nguy cơ tử vong khi ngủ trong xe ô tô

Khi đóng cửa xe, không gian bên trong giống như một căn phòng hẹp và kín.

Không ít người kéo kín kính và bật máy lạnh để ngủ, việc này là vô cùng nguy hiểm.

Điều hòa ở chế độ lấy gió trong chỉ làm lạnh không khí trong xe chứ không cân bằng không khí giữa bên trong và ngoài.

Điều này có thể dẫn tới hiện tượng thiếu oxy, làm người ngủ trong xe lịm dần và có nguy cơ tử vong do ngạt.

Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxy trong thời gian dài.

Ngoài ra, những vật liệu làm bằng nhựa trong xe như ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ đều có thể tiết ra chất benzen, một chất gây ung thư.

Bên cạnh đó, các chất hóa học này có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…

Do đó, ngủ trên xe tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ngủ trên xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ, không tốt cho sức khỏe

Trong trường hợp do tính chất công việc, hoặc khi cơ thể quá mệt mỏi trong lúc lái xe, bắt buộc phải ngủ trong xe, thì các bác tài nên chú ý một số cách đã đề cập ở trên.

Điều này sẽ giúp các bác tài hạn chế tối đa rủi ro khi ngủ trên xe, có một giấc ngủ thoải mái, an toàn, không mệt mỏi, nạp lại năng lượng tiếp tục cho hành trình dài.

2. Trộm cắp

Thông thường, một tài xế hay ngủ trên xe hơi là những người chạy đường dài dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ.

Khi dừng đỗ xe để ngủ, các bác tài mở cửa kính để không khí lưu thông, tránh bị ngạt do thiếu oxy.

Tuy nhiên, nếu đỗ xe ở nơi không an toàn, việc này lại vô tình tạo cơ hội cho những đối tượng không tốt thực hiện hành vi phạm tội. 

Họ sẽ tận dụng lúc bác tài đang ngủ để trộm cắp, lấy đi các tài sản giá trị trên xe.

Thậm chí, đôi khi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của các bác tài.

Nguy cơ bị trộm cắp khi ngủ trên xe

Do vậy, khi ngủ trong xe, các bác tài nên chọn địa điểm dừng an toàn và chỉ mở hé cửa kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm, đủ để lưu thông không khí.

Luôn luôn hạn chế mang theo đồ vật có giá trị, đó là nguy cơ khiến các bác tài bị dòm ngó bởi trộm cướp.

Cũng nên cảnh giác với xe của mình, bởi kính xe, động cơ xe đều có thể “không cánh mà bay” trong khi đang say ngủ.

3. Nguy cơ về tai nạn giao thông

Nếu bác tài dừng xe để ngủ ở nơi có nhiều xe chạy với tốc độ cao, khuất tầm nhìn có nguy cơ về tai nạn giao thông rất lớn.

Nên chọn nơi đông đúc, trong khu dân cư, những nơi thường xuyên có người qua lại nhưng không ảnh hưởng tới người qua đường và các phương tiện khác.

Ví dụ như tại trạm xăng, cửa hàng tiện lợi hay những nơi có hoạt động ca đêm, vừa an toàn, không gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

IV. Lái xe đường dài – Bác tài cần chuẩn bị gì trước khi đi?

Để hạn chế tình trạng mệt mỏi, mất sức, phải ngủ trên xe khi lái xe đường dài, các bài tài cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước cho hành trình.

1. Ngủ đủ giấc

Sẽ khó tránh khỏi những cơn buồn ngủ ập đến trên hành trình dài.

Vì vậy, cần đảm bảo một giấc ngủ chất lượng trước khi xuất phát để có một tinh thần minh mẫn và đủ tỉnh táo lái xe.

Các bác tài nên ngủ sâu, đủ giấc từ 6 – 8 tiếng trước khi bắt đầu cuộc hành trình. 

Hoặc lên kế hoạch lịch trình giữa các chuyến đi sao cho phù hợp để chắc có ít nhất 20 phút để ngủ trước khi vào việc.

Một giấc ngủ sâu, đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định, chuẩn bị cho hành trình dài

2. Chuẩn bị thức ăn, đồ uống nạp năng lượng cho cơ thể

Bên cạnh giấc ngủ, việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng là nhu cầu thiết yếu, giúp tiếp thêm năng lượng, tránh mất sức và tỉnh táo hơn cho bác tài trên đường đi.

Theo đó, các bác tài cần chuẩn bị trước một số loại thức ăn nhẹ tiện lợi, chứa ít đường béo và nước uống như trà, nước lọc, các loại trái cây,… để mang theo bên mình.

Bác tài nên mang theo trái cây để ăn nhẹ trong hành trình

Thêm vào đó, có thể bổ sung Vitamin B, C hoặc Vitamin tổng hợp dạng viên uống sau bữa ăn để ngăn chặn tối đa nguy cơ thiếu chất trong cơ thể về lâu dài.

Có thêm một vài viên thuốc trị nhức đầu, đau bụng cũng vô cùng thiết thực cho bạn dọc đường đi.

Ngoài ra, để duy trì sự tỉnh táo, chặn đứng tức thì những cơn buồn ngủ vặt trên đường thì kẹo cao su cũng là một lựa chọn hiệu quả.

Đặc biệt cần lưu ý, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc và Vitamin bổ sung.

Cần hạn chế sử dụng một số loại thuốc có khả năng gây buồn ngủ như thuốc cảm cúm, ho, dị ứng,…, có thể gây nguy hiểm trong quá trình chạy xe.

Không sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu, bia,… trước và trong quá trình lái xe để tránh mất kiểm soát, rất nguy hiểm.

3. Nghiên cứu lộ trình trước

Các bác tài cần nghiên cứu, chuẩn bị lộ trình rõ ràng trước khi đi sao cho thuận tiện và an toàn nhất, đặc biệt nếu đây là lần đầu lái xe trên đoạn đường này.

Việc này vừa giúp hành trình thuận lợi, vừa giúp các bác tài có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán thời gian hợp lý.

Nếu hành trình dài cần thiết phải ngủ trên xe cũng chủ động chuẩn bị những vật dụng cần thiết, đảm bảo giấc ngủ chất lượng, không bị mệt mỏi.

Bác tài cần lưu ý điểm xuất phát và điểm đến cụ thể, các trạm dừng chân trên đường, quán ăn, cây xăng dầu,…

Hạn chế vào các cung đường có địa hình hiểm trở, khó đi và dễ gặp nhiều bất cập như núi đèo, công trường đang thi công, đường dốc, đường một chiều, đoạn thường xuyên kẹt xe,…

Nghiên cứu trước lộ trình giúp bác tài chủ động lên kế hoạch cho chuyến đi

4. Kiểm tra xe kỹ lưỡng

Trước khi xuất phát, bác tài cần kiểm tra cẩn thận trong và ngoài xe để tránh vấn đề phát sinh không đáng có.

Đảm bảo hệ thống máy móc động cơ, phanh xe, lốp, gương chiếu hậu, đèn xe,… đang ở trạng thái tốt và hoạt động ổn định.

Ngoài ra, đừng quên đổ đầy xăng, dầu trước khi bắt đầu hành trình.

Với một chiếc xe tốt, ít hư hỏng sẽ khiến trải nghiệm đường dài của anh em tài xế trở nên thoải mái và đỡ mệt mỏi hơn rất nhiều.

Một chiếc xe hoạt động ổn định sẽ giúp hành trì thuận lợi hơn

5. Nên đồng hành cùng một người biết lái xe

Đối với những chuyến đi dài, không tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, việc có thêm một người để thay phiên nhau lái xe rất cần thiết.

Thêm vào đó, có người bầu bạn, nhắc nhở quan sát và buôn chuyện suốt chặng đường dài sẽ khiến các bác tài giữ sự tỉnh táo tốt hơn rất nhiều.

Trong những chuyến đi đường dài, nên có một người đồng hành cùng để thay phiên lái xe khi mệt mỏi

V. Những cách chống buồn ngủ khi lái xe đường dài, lái ban đêm hiệu quả

Khi buồn ngủ, tinh thần sẽ không được tỉnh táo, khả năng quan sát, nhận biết và xử lý tình huống bị chậm hơn cũng như thiếu chính xác hơn.

Các bác tài hãy lưu lại một số cách sau để chống buồn ngủ khi lái xe đường dài, lái xe ban đêm.

1. Uống trà, cà phê

Trà, cà phê chứa chất caffeine có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp duy trì sự tỉnh táo.

Đây được xem là cách chống buồn ngủ khi lái xe hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Bởi dùng nhiều caffeine sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị chứng rối loạn tim mạch.

Bác tài có thể chuẩn bị một bình trà, cà phê tại nhà mang theo, hoặc sử dụng cà phê hòa tan cho tiện lợi.

Một lưu ý là nên uống cà phê hay trà khoảng 15 – 30 phút trước khi lái xe.

Điều này giúp chất caffeine có đủ thời gian ngấm vào máu và phát huy được tác dụng.

Một ly cà phê sẽ giúp các bác tài lấy lại tỉnh táo khi lái xe

2. Nhai kẹo cao su

Đây cũng là một mẹo chống buồn ngủ khi lái xe hay, hiệu quả bất ngờ.

Khi nhai kẹo cao su, cơ miệng sẽ hoạt động liên tục giúp hạn chế trạng thái ngáp, đẩy lùi cơn buồn ngủ.

Các bác tài nên ưu tiên các loại kẹo cao su có vị bạc hà, bởi bạc hà thường có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp tỉnh táo tinh thần.

Tuy nhiên, các bác tài cũng không nên quá lạm dụng kẹo cao su để chống buồn ngủ. Vì trong kẹo cao su cũng chứa nhiều đường, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe.

3. Ăn trái cây chua

Ăn trái cây chua là một cách trị buồn ngủ khi lái xe hữu hiệu nhưng ít người biết tới.

Trong các loại trái cây chua như cam, quýt, bưởi… thường chứa nhiều vitamin C.

Loại vitamin này có tác dụng tăng tính kích thích, tạo sự hưng phấn, ảnh hưởng mạnh đến giấc ngủ khiến người dùng bị khó ngủ.

Đây cũng chính là lý do vì sao các bác tài ăn trái cây chứa nhiều vitamin C giúp chống buồn ngủ.

Các loại trái cây chua kích thích, tạo hưng phấn, giúp tỉnh ngủ

4. Hạ cửa kính xe hoặc chọn điều hoà lấy gió ngoài

Khi ngồi trong xe thời gian lâu, đóng kín cửa, bật điều hòa chế độ gió trong sẽ bị cảm giác mệt mỏi do cabin thiếu oxy.

Do đó nếu lái xe lâu, thỉnh thoảng nên chọn chế độ lấy gió ngoài hoặc hạ cửa kính xe để không khí lưu thông, đảm bảo lượng oxy trong cabin xe.

Ngoài ra, khi mở cửa kính xe, gió lùa vào sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, thoải mái hơn.

Đây là một giải pháp chống buồn ngủ khi lái xe mà các bác tài nên áp dụng khi lái xe đường dài.

Khi hạ cửa kính, gió lùa vào sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, thoải mái hơn

5. Bật đèn nội thất trong xe nếu lái xe ban đêm

Đây được xem là một cách chống buồn ngủ khi lái xe đêm hữu hiệu.

Bởi nếu tắt đèn, trong điều kiện không gian tối, cơ thể sẽ dễ sản sinh Melatonin – một loại hormone gây buồn ngủ.

6. Điều chỉnh tư thế ngồi

Nếu không thể dừng xe lại để vận động, tập thể dục, thì các bác tài nên điều chỉnh tư thế ngồi thường xuyên để chống buồn ngủ.

Việc ngồi quá lâu ở một tư thế sẽ dễ làm cơ thể dần dần buông lỏng, thư giãn và dẫn đến buồn ngủ.

7. Nghe nhạc

Các bác tài có thể mở những bản nhạc sôi động, giai điệu vui tươi để giúp tinh thần tỉnh táo, cơ thể phấn chấn, đẩy lùi cơn buồn ngủ.

Nhạc sôi động có tác dụng kích thích não bộ, giúp người nghe hưng phấn. 

Thêm vào đó, anh em tài xế có thể hát theo từng giai điệu, giúp hành trình thêm vui vẻ, thời gian trôi nhanh.

Tuy nhiên, điều cần chú ý là điều chỉnh âm lượng phù hợp để có thể nghe được những âm thanh bên ngoài, giúp phản xạ nhanh, tránh gặp nguy hiểm.

Nhạc sôi động có tác dụng kích thích não bộ, giúp người nghe hưng phấn, tỉnh ngủ

8. Nghỉ ngắn giữa hành trình

Các bác tài không nên cố lái xe khi cơ thể quá mệt mỏi và buồn ngủ vì sẽ rất nguy hiểm.

Khi này tốt nhất hãy tạm dừng hành trình, tấp vào, đậu xe ở chỗ an toàn.

Xuống xe đi vệ sinh, rửa mặt, đi bộ thực hiện vài động tác thể dục để tỉnh táo hơn trước khi tiếp tục hành trình.

Trong trường hợp vẫn không cải thiện được tình trạng buồn ngủ, thì các bác tài nên chợp mắt tầm 15 – 30 phút.

Nên lưu ý các mẹo để ngủ trên xe an toàn, thoải mái, không gây mệt mỏi để có giấc ngủ chất lượng, sau đó tiếp tục cuộc hành trình.

Các trạm dừng chân là nơi lý tưởng để bác tài dừng lại nghỉ ngơi, rửa mặt, nạp năng lượng

9. Dùng thuốc chống buồn ngủ

Hiện nay có một số loại thuốc chống buồn ngủ khi lái xe, các loại thuốc này có thành phần chính là Modafinil.

Đây là một hoạt chất có tác dụng tăng cường khả năng dẫn truyền thông tin để kích thích não bộ, tăng khả năng tập trung.

Sử dụng thuốc chống buồn ngủ khi lái xe thường khá hiệu quả.

Tuy nhiên đây là cách không được khuyến khích và chỉ nên sử dụng trong trường hợp “khẩn cấp”.

Trước khi sử dụng thuốc chống buồn ngủ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

VI. Những bài tập thể dục giúp cơ thể tỉnh táo, “đẩy lùi” cơn buồn ngủ

Việc tập thể dục sẽ giúp các cơ vận động, cơ thể tỉnh táo, thoải mái hơn, xua tan cảm giác buồn ngủ

1. Động tác 1: Đá chân

Bước 1: Đặt tay phải ra sau gáy, tay trái để ngửa và đưa ra sau thắt lưng.

Bước 2: Duỗi chân trái ra sau và hít vào.

Bước 3: Gập gối vào sát bụng, đồng thời thở ra.

Bước 4: Hít vào và duỗi chân trái ra sau.

Lặp lại 5 lần mỗi bên.

Động tác đơn giản, dễ thực hiện, giúp cơ thể tỉnh táo hơn

2. Động tác 2: Vươn vai

Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay giơ lên cao, lòng bàn tay ngửa.

Bước 2: Xoay hai lòng bàn tay úp vào nhau, hít sâu bằng mũi và thở ra.

Bước 3: Buông lỏng 2 tay xuôi theo thân.

Động tác này để thư giãn thần kinh và xả cơ

3. Động tác 3: Đá chân trước

Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng dọc theo thân người.

Bước 2: Hít vào, đưa chân phải ra trước, 2 tay đưa thẳng lên khỏi đầu, ưỡn bụng về phía trước.

Bước 3: Thở ra, hạ 2 tay xuống, rút chân phải về vị trí ban đầu. Sau đó đổi bên.

4. Động tác 4: Gập người

Bước 1: Đứng thẳng, hít vào, đưa 2 tay lên khỏi đầu.

Bước 2: Thở ra, gập người xuống cho 2 tay chạm vào bàn chân.

Vận động toàn thân giúp cơ thể tỉnh táo, máu huyết lưu thông

5. Động tác 5: Ưỡn ngực

Bước 1: Đứng thẳng, lưng quay vào thành xe, 2 tay đặt trên eo.

Bước 2: Hít vào, 2 cùi chỏ chạm vào thành xe, ưỡn ngực ra phía trước.

Bước 3: Thở ra, 2 cùi chỏ trở về vị trí ban đầu.

6. Động tác 6: Nghiêng người

Bước 1: Đứng thẳng, lưng dựa vào thành xe.

Bước 2: Hít vào, nâng 2 tay lên cao.

Bước 3: Thở ra, nghiêng người về bên phải. Sau đó đổi bên.

Vận động thể dục nhẹ nhàng giúp xua tan cơn buồn ngủ

Như vậy Phú Cường Auto đã chia sẻ đến các bác tài các cách để ngủ trong xe an toàn, thoải mái, không bị mệt mỏi.

Tuy nhiên, việc ngủ trong xe tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy, các bác tài nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình để có được sức khỏe tốt, tinh thần tỉnh táo để có chuyến đi an toàn.

Ngoài ra, việc trang bị một chiếc xe tốt, hiện đại cũng giúp những hành trình dài của anh em tài xế thuận lợi, cảm giác khỏe khoắn hơn.

Lợi ích khi mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:

  • Tiết kiệm chi phí: Giá xe cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Xe tải chất lượng cao giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe tải.
  • Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa chuyên nghiệp.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 04/3/2024)