Quy trình xử lý tai nạn giao thông theo từng mức độ (Chi tiết)

NGÀY ĐĂNG: 02/05/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Việc nắm rõ cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Bài viết sau đây, Phú Cường Auto gửi đến bạn các kinh nghiệm cũng như là trang bị cho mình kiến thức khi tham gia giao thông an toàn nhé.

I. Cách xử lý cần thiết khi xảy ra tai nạn giao thông

1. Mức độ nhẹ

a. Trấn an bản thân và dừng xe xem xét tình hình

Nhiều người sẽ nổi nóng khi gặp tai nạn giao thông. Việc nóng nảy, kích động, tranh cãi với chủ phương tiện khác không đem lại lợi ích gì. Mà chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.

Khi sự cố giao thông xảy ra,  cần phải bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc của bản thân. Cho dù lỗi xuất phát từ bên nào thì cả hai bên đều có thiệt hại, việc bạn cần làm là kiểm tra xem có ai bị thương không và tìm cách giải quyết tốt đẹp nhất.

Mọi việc sẽ giải quyết dễ dàng hơn nếu bạn kiểm soát được lời nói và hành động.

Không được phép lái xe đi và bỏ mặc người bị thương tại hiện trường. Như thế sẽ khiến bạn bị truy cứu trách nhiệm và gây nhiều phiền phức hơn.

Điều quan trọng nhất khi gặp tai nạn là giữ bình tĩnh để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy cố gắng đánh giá tình hình tổng thể để xác định xem có ai bị thương hay không, mức độ nghiêm trọng của tai nạn và nguy cơ xảy ra tai nạn thứ hai.

b. Chụp ảnh lưu lại bằng chứng

Bạn cần giữ nguyên hiện trường cho đến khi CSGT có mặt, trừ khi bạn cần phải thay đổi hiện trường để cứu người bị thương.

Trong trường hợp này thì hãy chụp ảnh lại hiện trường cũ.

Một số trường hợp là va chạm nhẹ thì bạn cần chụp ảnh vụ va chạm. Cẩn thận rồi di chuyển xe vào lề để tránh làm ách tắc giao thông.

Còn nếu là tai nạn, nghiêm trọng. bạn tuyệt đối không được làm di chuyển hiện trường trừ trường hợp bất khả kháng.

Bên cạnh việc chụp ảnh lại hiện trường, biển số xe và mọi thông tin càng chi tiết càng tốt  bạn cũng rất cần các nhân chứng.

Hãy nhờ họ ở lại hiện trường cho đến khi công an đến. Hoặc xin rõ thông tin của họ để liên lạc khi cần thiết.

c. Trao đổi thông tin với người tham gia giao thông khác

Trao đổi thông tin với người tham gia giao thông khác sau tai nạn là bước quan trọng giúp giải quyết vụ việc nhanh chóng và hiệu quả. Việc này giúp thu thập thông tin cần thiết để xác định nguyên nhân, trách nhiệm và phương án giải quyết.

Giữ bình tĩnh và lịch sự  tránh to tiếng hay tranh cãi với người khác. Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ bao gồm thông tin cá nhân, thông tin về phương tiện và thông tin về vụ tai nạn.

Lắng nghe thông tin từ người khác ghi chép cẩn thận thông tin được cung cấp. Xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan.

Đạt được thỏa thuận chung ,trao đổi về phương án giải quyết vụ việc phù hợp với cả hai bên.

d. Báo cáo vụ tai nạn cho cơ quan chức năng

Báo cáo vụ tai nạn cho cơ quan chức năng là bước quan trọng để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, đồng thời giúp cơ quan chức năng điều tra, xác định nguyên nhân và xử lý vụ việc theo quy định.

Thu thập thông tin chính xác về vụ tai nạn. Xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan.

Giải quyết vụ tai nạn một cách công bằng và hợp pháp. Giảm thiểu rủi ro tranh chấp và hậu quả sau tai nạn.

  • Báo cáo trực tiếp: Đến trụ sở của cơ quan chức năng gần nhất để báo cáo vụ tai nạn.
  • Báo cáo qua điện thoại: Gọi đến số điện thoại khẩn cấp của cơ quan chức năng (113, 114, 115).
  • Báo cáo qua website hoặc ứng dụng: Một số địa phương cho phép người dân báo cáo vụ tai nạn qua website hoặc ứng dụng của cơ quan chức năng.

Một số trường hợp đặc biệt:

  • Vụ tai nạn có người chết: Phải báo cáo ngay cho cơ quan công an để điều tra theo quy định.
  • Vụ tai nạn có người bị thương nặng: Phải đưa người bị thương đến bệnh viện cấp cứu và báo cáo cho cơ quan công an.
  • Vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc: Phải báo cáo cho đơn vị quản lý đường cao tốc và cơ quan công an.

e. Tự giải quyết hoặc liên hệ bảo hiểm sau tai nạn giao thông

Khi nào nên tự giải quyết?

Vụ tai nạn nhẹ, thiệt hại nhỏ, không có người bị thương nặng.

Các bên liên quan đều đồng ý về nguyên nhân và trách nhiệm của vụ tai nạn.

Chi phí sửa chữa và bồi thường thiệt hại không quá cao.

Khi nào nên liên hệ bảo hiểm?

Vụ tai nạn nghiêm trọng, thiệt hại lớn, có người bị thương nặng.

Các bên liên quan không đồng ý về nguyên nhân và trách nhiệm của vụ tai nạn.

Chi phí sửa chữa và bồi thường thiệt hại cao.

2. Mức độ nghiêm trọng

Các bước cũng giống như ở trên mà Phú Cường Auto đã liệt kê chi tiết, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng thì cần những  qui trình thực hiện cụ thể cũng như để đảm bảo đúng qui định pháp luật nhất.

a. Cứu hộ người bị thương trước

Báo cáo cho cơ quan chức năng gọi cấp cứu (115) và báo cho cảnh sát (113) để được hỗ trợ.

Cố định người bị thương sử dụng nẹp hoặc các vật dụng khác để cố định người bị thương, tránh làm tổn thương thêm.

Chống sốc nâng cao chân người bị thương, giữ ấm cơ thể và động viên tinh thần.

Sơ cứu cơ bản xử lý các vết thương, cầm máu, bó bột, v.v. (nếu có kiến thức và kỹ năng).

Không di chuyển người bị thương nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống.

Cứu hộ người bị thương khi bị tai nạn là việc làm cần thiết và cấp bách. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cứu sống người bị thương.

b. Gọi ngay cho cơ quan chức năng

Ngay sau khi kiểm tra bản thân và người đi cùng an toàn, khi thấy người gặp nạn bị thương, bạn cần gọi cho xe cứu thương và thông báo cho lực lượng chức năng xuống hỗ trợ.

Ghi nhớ đường dây nóng của cứu thương là 115, công an là 113. Nếu không liên hệ được hoặc đường dây bận hãy hỏi người dân xung quanh số điện thoại công an phường/xã/thôn để được hỗ trợ.

Trong lúc chờ đợi, bạn hãy hỏi thăm tình trạng hiện tại của người gặp nạn và sơ cứu khẩn cấp nếu cần thiết.

LƯU Ý: Tắt máy xe và kiểm tra xe có bị rò rỉ nhiên liệu không để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

c.  Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn

Trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng cần lực lượng chức năng hỗ trợ, bạn cần đảm bảo hiện trường được giữ nguyên. Hãy sử dụng các bảng thông báo để tránh ảnh hưởng tình trạng giao thông hiện tại.

Hãy nhớ rằng dù cho bạn có làm gì đi nữa thì cũng không thay đổi được tình hình hiện tại, hãy làm cho nó đỡ tốt hơn, đừng làm nó tệ thêm.

Khi có cảnh sát giao thông xuống, bạn cần khai báo chính xác sự việc để lực lượng hỗ trợ và hướng dẫn cách giải quyết

Nếu mức độ tai nạn không quá nghiêm trọng, hai bên có thể tự thương lượng về cách giải quyết và di dời xe vào trong lề đường để các phương tiện khác lưu thông.

Để tránh xảy ra tai nạn thứ hai, hãy bật đèn cảnh báo khẩn cấp, đặt các vật dụng cảnh báo như tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón hoặc sử dụng cành cây lớn, đèn pin… để cảnh báo cho các xe khác.

d. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ

Sau khi cảnh sát giao thông đến và giải quyết xong vụ tai nạn thì bạn nên tiến hành kiểm tra lại sức khỏe của mình.

Dù cảm thấy bình thường và không bị trầy xước vẫn nên đi kiểm tra lại sức khỏe. Vì có nhiều chấn thương mà một thời gian sau mới có triệu chứng.

Hãy đến bệnh viện kiểm tra tổng thể để phát hiện sớm những vấn đề, đảm bảo sức khỏe tốt nhát cho mình.

e. Ghi lại thông tin

Hãy ghi lại thông tin của tất cả những người liên quan đến tai nạn, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, thông tin về phương tiện tham gia tai nạn,…

Để khi xử lý xong tại hiện trường các bên liên quan có thể liên lạc với nhau, và trao đổi một số vấn đề của cơ quan thẩm quyền.

II. Các thủ tục pháp lý khi xảy ra tai nạn

1. Cách lập biên bản tai nạn giao thông

Chuẩn bị:

Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD, GPLX

Giấy tờ xe: Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe

Bút viết

Ghi chép thông tin:

Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn: Ghi rõ ngày giờ, địa điểm cụ thể (tên đường, số nhà, khu vực)

Thông tin về các phương tiện liên quan:

Biển số xe, nhãn hiệu, màu sắc

Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ xe và người điều khiển xe

Thông tin về người bị thương:

Họ tên, địa chỉ, số điện thoại

Mức độ thương tích

Vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn: Ghi chú rõ vị trí các phương tiện, hướng di chuyển, dấu vết va chạm

Mô tả diễn biến vụ tai nạn: Kể lại chi tiết sự việc theo trình tự thời gian

Nhận xét về nguyên nhân vụ tai nạn: Xác định nguyên nhân sơ bộ của vụ tai nạn

Lập biên bản:

Sử dụng mẫu biên bản do cơ quan chức năng cung cấp hoặc tự viết theo format chuẩn.

Ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin đã thu thập.

Ký tên của tất cả các bên liên quan (người điều khiển phương tiện, người bị thương, người làm chứng).

Nộp biên bản:

Nộp bản gốc biên bản cho cơ quan Cảnh sát giao thông gần nhất.

Giữ lại bản sao để làm bằng chứng.

Lưu ý:

  • Nên lập biên bản ngay sau khi xảy ra tai nạn.
  • Nếu không thể tự lập biên bản, có thể nhờ người khác giúp đỡ hoặc yêu cầu cơ quan chức năng hỗ trợ.
  • Cần giữ gìn biên bản cẩn thận để sử dụng cho việc giải quyết vụ tai nạn.

2. Quy trình xử lý vi phạm giao thông

Quy trình xử lý vi phạm giao thông dẫn đến tai nạn có thể được chia thành các bước sau:

Xác định vi phạm:

Cảnh sát giao thông sẽ điều tra hiện trường vụ tai nạn để xác định nguyên nhân.

Nếu có vi phạm giao thông dẫn đến tai nạn, cảnh sát sẽ lập biên bản vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm:

Cảnh sát giao thông sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để áp dụng hình thức xử phạt phù hợp.

Hình thức xử phạt có thể bao gồm: Phạt tiền, tước quyền sử dụng phương tiện giao thông, đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải.

Giải quyết tranh chấp:

Nếu người vi phạm không đồng ý với quyết định xử phạt, họ có quyền khiếu nại.

Khiếu nại được thực hiện theo trình tự: Khiếu nại tại đơn vị trực tiếp xử phạt

Khiếu nại lên cấp trên của đơn vị trực tiếp xử phạt

Khởi kiện ra Tòa án hành chính

III. Quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra tai nạn

1. Quy định bồi thường thiệt hại 

Theo quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:

Khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tham gia xác định nguyên nhân tai nạn và bồi thường thiệt hại theo đúng hợp đồng bảo hiểm mà chủ phương tiện giao thông cơ giới đã ký kết.

Điều 7 Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định phạm vi bồi thường thiệt hại của bên bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng khi xảy ra tai nạn.

2. Doanh nghiệp bảo Hhểm không bồi thường thiệt hại khi nào?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Chiến tranh, khủng bố, động đất.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Trong một số trường theo quy định, công ty bảo hiểm sẽ không phải bồi thường.

IV. Cách lái xe an toàn để tránh tai nạn

1. Trước khi lái xe

Kiểm tra xe: Đảm bảo xe hoạt động tốt bằng cách kiểm tra phanh, lốp xe, đèn pha, xi nhan, cần gạt nước,… và nhiên liệu.

Chuẩn bị giấy tờ: Mang theo CMND/CCCD, GPLX và Giấy đăng ký xe.

Tình trạng sức khỏe: Lái xe khi tỉnh táo, tập trung, không lái xe khi buồn ngủ, mệt mỏi, hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích.

2. Khi lái xe

Tập trung: Luôn quan sát xung quanh, chú ý biển báo giao thông và các phương tiện khác.

Giữ khoảng cách an toàn: Giữ khoảng cách với phương tiện phía trước để có thể xử lý kịp thời khi cần thiết.

Đi đúng phần đường, làn đường: Đi bên phải theo chiều đi, đi đúng làn đường quy định, không lấn sang làn đường ngược chiều hoặc dành cho xe ưu tiên.

Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông: Dừng xe khi đèn đỏ, đi tiếp khi đèn xanh và chú ý quan sát khi đèn vàng.

Nhường đường: Nhường đường cho người đi bộ tại vạch kẻ đường và khu vực đông dân cư.

Sử dụng phanh hợp lý: Phanh xe trước và sau phối hợp nhịp nhàng, tránh phanh gấp khi di chuyển với tốc độ cao.

Tốc độ phù hợp: Không lái xe quá tốc độ cho phép, đi chậm lại khi trời mưa, đường trơn trượt hoặc khu vực đông dân cư.

Lưu ý:

  • Sử dụng dây an toàn: Người lái xe và tất cả hành khách phải sử dụng dây an toàn.
  • Đội mũ bảo hiểm: Người điều khiển xe mô tô, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
  • Tuân thủ luật giao thông: Nắm rõ luật giao thông đường bộ và tuân thủ luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

Trên đây là những thông tin và hướng dẫn kinh nghiệm về xử lý tình huống khi xảy ra tai nạn giao thông.  Mong rằng những thông tin mà Phú Cường Auto tổng hợp ở trên giúp cho các tài xế có được thông tin hữu ích và an toàn hơn.

Mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 5 – Lợi ích kép, niềm vui trọn vẹn!

Ô tô Phú Cường hân hạnh mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe tải trong tháng 5 này. Với nhiều lợi ích kép và đặc điểm nổi bật, đây là cơ hội vàng để bạn sở hữu chiếc xe tải ưng ý cho công việc kinh doanh của mình.

Tại sao nên mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 5:

  • Giá cả cạnh tranh: Ô tô Phú Cường cam kết mang đến cho khách hàng giá xe tải tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Đa dạng chủng loại: Showroom trưng bày đầy đủ các dòng xe tải từ các thương hiệu uy tín như JAC, Dongfeng, Chiến Thắng, Tera, Wuling,… đáp ứng mọi nhu cầu vận tải của khách hàng.
  • Hỗ trợ vay vốn: Ô tô Phú Cường liên kết với nhiều ngân hàng uy tín, hỗ trợ khách hàng vay vốn mua xe với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn xe phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc.
  • Bảo hành chính hãng: Xe được bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng.
  • Quà tặng hấp dẫn: Khách hàng mua xe tải trong tháng 5 sẽ được tặng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn như: bao da tay lái, thảm lót sàn, camera hành trình,…

Đặc điểm nổi bật trong tháng 5:

  • Giảm giá trực tiếp: Giảm giá trực tiếp cho tất cả các dòng xe tải JAC, Dongfeng, Isuzu, Thaco.
  • Khuyến mãi lãi suất: Hỗ trợ lãi suất vay vốn mua xe ưu đãi cho khách hàng.
  • Tặng quà tri ân: Tặng quà tri ân cho khách hàng mua xe tải JAC.

Otophucuong.vn