Hướng dẫn cách rửa và vệ sinh xe tải, ô tô tại nhà (Chi tiết nhất)

NGÀY ĐĂNG: 04/04/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Trong quá trình vận hành, xe tải thùng không thể tránh khỏi nhưng vết bẩn cứng đầu bám trên xe, nếu không nhanh chóng xử lý xe của bạn có thể gặp một số vấn đề về động cơ, rỉ sét, tróc sơn… Để tăng độ bền của xe, bạn cần có kinh nghiệm vệ sinh xe tải thùng đúng cách.

Bài viết dưới đây, Ô tô Phú Cường gửi đến các bạn những tips vệ sinh xe nhanh và tiện lợi tại nhà vô cùng hiệu quả. Giúp xe tải, xe ô tô của bạn luôn mới mẻ và  vận hành tốt theo thời gian dài.

I. Các cách vệ sinh xe tải nhanh tại nhà

Dụng cụ cần thiết để vệ sinh xe tải thùng tại nhà

-Vòi phun có áp suất cao 

-Chậu nước

-Khăn bông lau chùi

-Bàn chải, chổi chuyên dụng hoặc máy hút bụi dùng vệ sinh trong Cabin

-Chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho xe tải, ô tô như: nước rửa kính; xà phòng rửa xe…

Dụng cụ vệ sinh xe tại nhà mà các chủ xe cần có

Một số bước vệ sinh xe tải thùng hiệu quả tại nhà

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ xe bằng cách sử dụng vòi phun áp suất cao phụt rửa các vết bùn đất bám trong gầm xe, bánh xe, thùng xe…

Bước 2: Kiểm tra tình trạng vết bẩn bên ngoài xe xem có khó tẩy rửa hay không? Tiến hành xử lý vết bẩn. 

Trong trường hợp xe của bạn có dính một vài vệt nhựa đường, bạn có thể xử lý bằng cách dùng cây chổi mềm nhúng vào dầu diesel rồi quét lên vị trí có bám nhựa.

Đợi khoảng 20-25 phút cho nhựa đường tan chảy thì lấy một chiếc khăn đã tẩm sẵn dầu lau sạch một lượt. Sau khi vết nhựa đường đã được xử lý xong, bạn nên dùng một chiếc khăn ẩm lau sạch vỏ xe để nó bóng đẹp như mới. 

Lưu ý: không nên dùng vật sắc nhọn để cạo vết bẩn vì điều này có thể khiến cho sơn bị xước bong tróc gây mất thẩm mỹ. Cách tốt nhất bạn nên dùng một số hóa chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho xe để làm sạch. 

Bước 3: Rửa sạch xe bằng khăn mềm nhúng với xà phòng hoặc các chất tẩy chuyên dụng cho xe. Sau đó, hãy rửa từng phần và tuân thủ theo quy trình từ trên xuống dưới theo 1 hướng.

Cách này  sẽ giúp cho xe của bạn được làm sạch sâu hơn. Trong quá trình lau xe bạn đừng quên xả nước liên tục để vết bẩn được trôi đi nhanh chóng. 

Bước 4: Rửa thùng xe, bạn nên dùng bàn chải cỡ lớn để chải sạch từ trong ra ngoài vừa chải vừa dùng vòi phun sạch nhằm loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. 

Bước 5: Rửa gầm xe bằng cách sử dụng bàn chải cỡ lớn chải sạch các vết bẩn trong gầm xe sau đó xả sạch bằng nước để các vết bùn đất bị trôi đi ngay lập tức. 

Bước 6: Làm sạch nội thất bên trong Cabin

-Vệ sinh đồng hồ táp lô bằng cách sử dụng khăn ẩm để lau sau đó dùng khăn khô lau lại một lượt nữa. 

-Vệ sinh cửa kính: dùng nước xịt rửa kính chuyên dụng để lau sạch từ trong ra ngoài, lau sạch cả gương chiếu hậu và kính phía trước Cabin. 

-Dùng máy hút bụi hoặc chổi để vệ sinh ghế, sàn và đệm xe. 

Một số lưu ý khi vệ sinh xe tải thùng

Hạn chế vệ sinh xe tại những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Không nên rửa xe khi xe vừa mới tắt máy.

Chỉ nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho xe ô tô.

Trước khi rửa xe nên tháo hết trang sức trên người ra tránh gây va chạm trầy xước xe. 

Khi rửa xe tuyệt đối không nên dùng nước ao, nước sông để rửa xe vì có thể khiến xe bị hư hỏng thêm. 

Nên thường xuyên vệ sinh xe tải thùng để xe luôn sạch như mới .

II. Vệ sinh xe ô tô nhanh tại nhà

Ngoại thất xe ô tô mỗi ngày do thường xuyên tiếp xúc với đất cát, khói bụi ô nhiễm ngoài đường nên rất dễ bám bẩn. Tuy nhiên vết bẩn này dễ nhìn thấy được, cũng dễ xịt rửa vệ sinh.

Cái đáng sợ nhất chính là những vết bẩn không nhìn thấy ở nội thất trong xe, nơi mỗi chúng ta tiếp xúc, cầm nắm, đụng chạm mỗi ngày.

Nội thất ô tô là một trong những nơi dễ trở thành “ổ bệnh” nhất, đôi khi còn bẩn hơn cả nhà vệ sinh nhưng lại ít được quan tâm đúng mực. Nguyên nhân bởi nội thất ô tô thường mang đến cảm giác “sạch sẽ ảo”.

Những vết bẩn ít khi hiện hữu rõ ràng trên các bề mặt gây tâm lý chủ quan. Việc vệ sinh nội thất oto cũng khá khó làm người ta dễ “lười” do không gian xe hẹp, đòi hỏi cần có một số dụng cụ, dung dịch chuyên dụng.

Đa phần mọi người thường nghĩ ngoại thất xe thường dễ bẩn hơn, nhưng thực tế nội thất xe cũng dễ bẩn và cái bẩn ấy còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Chỉ riêng việc mang giày dép từ ngoài vào xe đã đem theo bao nhiêu đất cát. Mồ hôi cơ thể, ăn uống trên xe, khói bụi ô nhiễm lọt vào từ bên ngoài… cũng gây bẩn nội thất xe.

Nội thất ô tô rất dễ bẩn sau một thời gian sử dụng

Đặc biệt, nội thất ô tô sử dụng rất nhiều chất liệu có khả năng hút ẩm cao, dễ bám bẩn, dễ lưu mùi… như thảm sàn nỉ, ghế ngồi đệm mút, trần xe nỉ, dây an toàn, bọc vô lăng…

Trong khi ô tô lúc dùng thì mở máy lạnh, lúc không dùng thì tắt máy lạnh, đóng kín cửa khiến độ ẩm trong xe tăng cao.

Điều này dễ tạo môi trường lý tưởng để các vi khuẩn nấm mốc phát triển, gây mùi khó chịu, gây hại đến sức khoẻ người dùng.

Ô tô giống như một “ngôi nhà nhỏ” luôn cần được vệ sinh thường xuyên. Vệ sinh nội thất xe hơi định kỳ trước hết là giúp xe luôn sạch sẽ, bảo vệ sức khoẻ.

Thứ hai là ngăn mùi, hạn chế việc xe có mùi khó chịu, hạn chế tình trạng say xe, ảnh hưởng đến trải nghiệm khi đi xe. Và cuối cùng là giữ gìn vẻ đẹp thẩm mỹ, tăng giá trị xe.

Chắc chắn không ai muốn lái một chiếc xe vừa bẩn vừa hôi đi gặp khách hàng, đối tác hay bạn bè thân hữu.

Vệ sinh nội thất ô tô cần lưu ý vị trí nào?

Khi vệ sinh nội thất oto nên chú ý những vị trí “bẩn nhất” trong xe ô tô như:

1. Trần xe

Trần xe là nơi tưởng ít bẩn nhưng lại dễ bẩn nhất. Trần xe dễ bám bụi và bị ẩm do nước mưa… nhất là với loại trần vải nỉ nguyên bản theo xe. Ngoài ra, trần xe còn dễ lưu mùi.

Đây chính là một trong những “ổ mùi” lớn nhất trong xe. Nếu người dùng xe có thói quen hút thuốc trong xe thì trần dễ ố vàng và bám mùi thuốc rất “dai”.

Trần xe ô tô dễ bị bám bụi và mùi

2. Ghế xe

Ghế xe là nơi có nhiều vi khuẩn và nấm mốc nhất. Bởi cấu tạo của ghế xe ngoài trừ lớp da/nỉ bọc bên ngoài thì bên trong chủ yếu là lớp đệm mút. Lớp mút này dễ hút ẩm, dễ bám bẩn, dễ có mùi…

Trong khi ghế xe mỗi ngày phải chịu ảnh hưởng khói bụi từ bên ngoài, lại bị dễ bám chất bẩn, mồ hôi… từ người ngồi.

Ghế xe ô tô là nơi có nhiều vi khuẩn và nấm mốc nhất

3. Sàn xe

Hứng chịu hầu hết bụi bẩn, lại bị giẫm đạp bởi giày dép nhiều bùn đất… khiến sàn xe trở thành nơi “siêu bẩn”. Trong khi sàn xe đa phần được bọc nỉ, nếu dùng thêm thảm lót sàn nỉ rất dễ bám bẩn, rất dễ bị ẩm, có mùi…

4. Vô lăng, bảng taplo, tappi

Vô lăng xe là một trong những nơi lý tưởng nhất để nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ, phát triển. Mỗi ngày, người lái xe tiếp xúc rất nhiều đồ dùng, vật dụng bằng tay rồi sau đó cầm nắm vô lăng thời gian dài dễ tiết ra mồ hôi tay.

Tất cả những tác nhân này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Nếu có sử dụng thêm bọc vô lăng ô tô thì rất dễ bị ẩm, mốc nếu ít vệ sinh bọc vô lăng.

Tương tự bảng điều khiển trên taplo, tappi cửa cũng là nơi dễ nhiễm bẩn.

5. Tay nắm cửa

Tay nắm cửa là bề mặt thường xuyên tiếp xúc tay của nhiều người nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn và lây nhiễm khuẩn rất cao. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn với những xe chuyên kinh doanh vận tải hành khách như taxi, Grab…

III. Hướng dẫn tự vệ sinh nhanh nội thất ô tô tại nhà

Để chuẩn bị cho việc vệ sinh nội thất ô tô, cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

  • Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng
  • Khăn vải lau coton khô và ướt
  • Máy hút bụi
  • Một chiếc bàn chải mềm
  • Chổi lông nhỏ mềm

Khi tự dọn nội thất oto tại nhà, bạn có thể kết hợp sử dụng máy hút bụi và dùng dung dịch vệ sinh nội thất ô tô. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng dành cho nhiều loại bề mặt khác nhau.

Các loại dung dịch này chứa thành phần chất tẩy cao giúp loại bỏ nhanh chóng các vết bẩn, mùi hôi… trong xe.

Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là một chất không thể thiếu trong vệ sinh xe 

Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là một loại hoá phẩm thường có thành phần là các hợp chất hoạt động bề mặt (Surfactant, Surface Active Agent) có khả năng tẩy rửa, đẩy sạch các loại chất bám dính trên bề mặt.

Anionic là nhóm chất hoạt động bề mặt được sử dụng phổ biến nhất trong các loại dung dịch vệ sinh nội thất ô tô. Anionic có khả năng hoạt động bề mặt rất mạnh, tạo bọt, khả năng lấy dầu cao.

Dung dịch vệ sinh nội thất ô tôcó khả năng tẩy rửa, đẩy sạch các loại chất bám dính trên bề mặt

Tác dụng chính của dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là:

  • Làm sạch nhanh chóng chất bẩn, chất dính: Các chất hoạt động bề mặt trong dung dịch vệ sinh nội thất xe có khả năng tẩy rửa nhanh, sạch và triệt để mọi loại chất bẩn như dầu mỡ, bụi bẩn, đất cát, hoá mỹ phẩm… bám trên những bề mặt nhựa mờ, nhựa bóng, da, cao su, vinyl, vải, nỉ…
  • Làm mới, tạo độ bóng, ngăn loã hoá các bề mặt: Bên cạnh khả năng làm sạch, một số dòng dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi còn có khả năng đóng vai trò như một dưỡng chất làm mới, tạo độ sáng bóng và ngăn loã hoá cho các bề mặt da, nhựa, cao su, vinyl, vải, nỉ…
  • Khử mùi nội thất: Các loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hiện nay thường có mùi nhẹ, tự nhiên, dễ chịu, có tác dụng hỗ trợ khử mùi hiệu quả.

Một số dung dịch vệ sinh xe ô tô và xe tải

Hiện nay có khá nhiều loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi. Trong đó được phân thành 2 nhóm chính là: nhóm chất lỏng và nhóm chai xịt dạng bọt. Cả 2 loại này đều có thể sử dụng trực tiếp trên bề mặt cần làm sạch.

Chỉ cần dùng khăn lau qua là sạch ngay, rất tiện lợi. Bề mặt sau khi vệ sinh không bị nhờn dầu như xà phòng nên không cần dùng khăn ẩm để lau lại. 

Với các vết bẩn cứng đầu sau khi xịt có thể đợi tầm 15 – 20 phút rồi lau lại.

Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như 3M Leather & Vinyl Restorer (sử dụng cho bề mặt da và nhựa), Sonax Leather Care (sử dụng cho bề mặt da) cũng được nhiều người sử dụng.

Các bước tự vệ sinh nội thất xe ô tô:

Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ, chúng ta làm theo các bước sau : 

Bước 1: Hút bụi

Một trong những việc đầu tiên cần làm khi vệ sinh nội thất ô tô đó là hút bụi. Hút bụi giúp các bước vệ sinh, lau chùi dễ dàng và sạch sẽ hơn.

Việc hút bụi này nên bắt đầu từ cao xuống thấp, từ trên xuống dưới. Đầu tiên là hút từ trần xe sau đó hút từ taplo, vô lăng, các ốp cửa, ghế xe… sau cùng là sàn xe.

Chú ý, khi hút bụi nên để ý đến các khe, kẽ vì đó là những nơi bụi bẩn dễ bay lọt vào.

Bước 2: Vệ sinh trần xe

Bước tiếp theo, sau khi đã tiến hành hút bụi xong sẽ là vệ sinh trần xe. Khu vực trần xe thường ít bẩn nên vệ sinh khá dễ dàng.

Chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh lên trần xe, đợi tầm 5 phút rồi lau sạch bằng khăn. Vì khu vực trần xe cũng khá rộng, nếu cẩn thận có thể dùng thêm một chiếc khăn nữa để thay thế chiếc khăn kia khi đã bị bẩn.

Bước 3: Vệ sinh taplo, vô lăng, bệ cần số

Taplo, vô lăng, bệ cần số trung tâm… là những vị trí thường xuyên sử dụng, do đó dễ bị bẩn. Đây cũng là những vị trí có rất nhiều chi tiết nhỏ, vì vậy khi vệ sinh chúng đòi hỏi thật tỉ mỉ.

Ở bước này cần có chổi lông nhỏ mềm, khăn khô, dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Ở những nơi khe nhỏ không thể dùng khăn lau được, có thể dùng chổi lông mềm để vệ sinh chúng, sau đó dùng khăn lau lại xung quanh.

Bước 4: Vệ sinh ghế xe

Đầu tiên xịt dung dịch vệ sinh lên ghế, lần lượt dùng bàn chải lông mềm, chải sạch từ lưng ghế cho đến mặt ghế, phía trước và sau một cách nhẹ nhàng. Sau khi đã chải xong, dùng khăn sạch khô để lau lại.

Nếu ghế được làm từ chất liệu bằng da, sau làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, có thể dùng khăn sạch lau với dung dịch làm bóng da để tạo độ bóng cho bề mặt da ghế.

Bước 5: Vệ sinh cánh cửa

Ốp cửa ô tô thường được làm bằng nhựa, do đó vệ sinh bộ phận này cũng khá dễ dàng. Chỉ cần dùng bàn chải cọ sạch với dung dịch làm sạch chuyên dụng và sau đó lau lại bằng khăn khô.

Chú ý đừng quên các chi tiết nhỏ như khe cửa, bản lề, tay nắm cửa. Nếu cửa có bọc da nên sử dụng bàn chải mềm tương tự như ghế.

Bước 6: Vệ sinh sàn xe

Sàn xe và thảm trải sàn là nơi bẩn nhất trên xe. Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì mặc dù là khu vực dễ bị bẩn nhưng đây cũng là nơi dễ dàng để bạn vệ sinh.

Với sàn xe, sau khi xịt dung dịch vệ sinh làm sạch, chỉ cần dùng bàn chải mềm và khăn lau lại là sàn xe sẽ trở nên sạch sẽ nhanh chóng.

Cách tẩy vết ố trên kính xe ô tô

Nếu bạn là người thường xuyên lái xe đường dài, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những vết côn trùng chết trên kính chắn gió của xe. Đặc biệt là sau những chuyến đi đường trong mùa có bọ như mùa xuân, mùa đông.

Bạn nên làm sạch xe ngay bởi nếu để vết côn trùng chết bám quá lâu, chúng có thể cứng lại và làm ố sơn xe, kính xe. Quá trình làm sạch vết ố trên kính xe ô tô mất nhiều thời gian hơn việc rửa xe thông thường:

  • Hãy chọn một loại chất tẩy rửa chuyên dụng có chất lượng tốt để làm sạch cửa kính xe ô tô.
  • Tháo cần gạt mưa ra khỏi xe ô tô để thuận tiện cho việc làm sạch.
  • Đổ chất tẩy rửa lên trên khăn ẩm sau đó đặt lên chỗ bị ảnh hưởng trong vài phút để chờ sản phẩm ngấm vào và hút sạch vết bẩn.
  • Trong khi lau cửa sổ bên xe ô tô , bạn rất dễ bỏ sót phần mép kính sát phía trên cửa xe (phần kính trượt vào khe trống giữa các gioăng cao su). Vì thế, để làm sạch cửa kính ô tô hiệu quả, bạn lăn kính xuống và dùng khăn lau sạch phần trên cùng.

IV. Cách rửa khoang máy xe ô tô

Bước 1: Cách rửa xe ô tô vừa mới hoạt động xong còn nóng máy, bạn hãy lật mui xe lên và chờ động cơ nguội ít nhất 15 phút. Việc làm sạch xe ô tô khi các động cơ bên trong còn nóng sẽ làm bạn bị bỏng và thiết bị hư hỏng nhanh do co lại việc làm mát.

Bước 2: Tháo các vật bằng nhựa bên dưới mui xe để cọ rửa riêng biệt. Đồng thời hãy tháo cực âm của pin. Điều này giúp các phụ kiện không hư hỏng khi bị ướt.

Bước 3: Dùng các vật dụng đậy nắp hộp đen, bình ắc quy, cổ hút gió… tránh trong quá trình vệ sinh các chi tiết này sẽ bị dính rác bẩn hay dung dịch chùi rửa và nước lọt vào.

Nếu bạn phát hiện có khe hút gió động cơ lộ ra dưới mui xe, hãy che lại. Việc làm sạch tốt các thiết bị này sẽ giúp làm tăng tuổi thọ cho xe hơi của bạn.

Bước 4: Dùng chất tẩy rửa dầu mỡ xịt lên toàn bộ khoang động cơ. Bạn có thể tìm chất tẩy rửa dầu mỡ dùng trong bếp hoặc chất tẩy rửa động cơ chuyên dụng.

Bước 5: Tuy thuộc vào mức độ bẩn của nhà người, bạn có thể quyết định có nên cọ rửa hay không. Tuy nhiên, một số khu vực như nắp van…thường xuyên bị bám dầu và bụi bẩn.

Đặc biệt là trong các kẽ nhỏ của khoang máy thường tích tụ nhiều lá nhỏ, rác bẩn…Hãy chuẩn bị một bàn chải nhỏ với lông tổng hợp giúp làm sạch các vết ố, bụi bẩn, tạp chất bám bên trong động cơ.

Bước 6: Nếu bạn có vòi xịt áp suất cao, hãy sử dụng chúng ở chế độ nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn bám sâu bên trong. Bạn cũng có thể sử dụng vòi xịt hoặc bình xịt bình thường.

Hãy tiến hành xịt rửa toàn bộ khoang máy từ sau ra trước để làm sạch toàn diện. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh không xịt trực tiếp vào các bộ phận điện và không xịt nhiều nước vào những khu vực không dễ khô.

Bước 7: Nếu bạn có sẵn hệ thống khí nén, hãy thổi khí vào các ngóc ngách trong khoang máy để loại bỏ nước thừa. Nếu không bạn hãy lau các động cơ bên trong bằng khăn mềm sạch.

Điều này không chỉ giúp lau khô động cơ mà còn loại bỏ bụi bẩn còn sót lại. Đặc biệt, bạn cần đảm bảo đầu bugi phải khô ráo hoàn toàn.

Bước 8: Sau khi đã làm sạch và lau khô khoang máy xe ô tô, bạn hãy lắp lại cực âm trên pin, các phụ kiện bằng nhựa  và tháo các túi/vật dụng che các bộ phận điện. Như vậy là bạn đã hoàn thành việc rửa khoang máy xe ô tô.

Khoang máy ô tô trở lại như mới khi vệ sinh xong

V. Khi nào cần vệ sinh nội thất ô tô, xe tải?

Mùi hôi xuất hiện nếu không vệ sinh nội thất ô tô định kỳ 

Thời gian vệ sinh phụ thuộc vào điều kiện lái xe, cách sử dụng, số lượng hành khách và tần suất sử dụng. Tuy nhiên, người lái nên vệ sinh nội thất định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch không gian bên trong, loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi và các tác nhân gây bệnh.

Việc vệ sinh nội thất ô tô là điều quan trọng, vì không gian nội thất ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chiếc xe cũng như sức khỏe của người ngồi trên xe.

Dưới tác động của thời tiết, bụi bẩn, mồ hôi, sau một thời gian khoang nội thất sẽ bị xuống màu, làm mất đi vẻ đẹp của toàn bộ chiếc xe.

Vệ sinh nội thất ô tô giúp duy trì tuổi thọ sử dụng của xe, đồng thời mang đến trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Vệ sinh nội thất ô tô tại nhà hoàn toàn không mất quá nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, đây là việc mỗi chủ xe nên thực hiện định kỳ để bảo vệ chiếc xe của mình.

VI. Nên lựa chọn dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp hay tự vệ sinh xe của mình

Theo xu hướng, những năm gần đây, các địa chỉ chuyên chăm sóc – vệ sinh ô tô chuyên nghiệp “nở rộ” phát triển mạnh ở nước ta. Điều này khiến không ít chủ xe phân vân nên tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà hay tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp?

Tự dọn nội thất ô tô tại nhà và việc sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp đều có những các lợi riêng.

Nếu tự dọn nội thất ô tô, cái lợi đầu tiên là tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn phải chấp nhận mình sẽ mất nhiều thời gian và công sức bởi tất cả đều tự làm. Và hiển nhiên bạn cũng tốn ít nhiều chi phí để mua dung dịch vệ sinh nội thất ô tô và các dụng cụ vệ sinh nội thất ô tô cần thiết.

Ở góc nhìn khách quan, tự vệ sinh nội thất oto tại nhà thường khó thể làm sạch sâu các bề mặt một cách triệt để. Nguyên nhân bởi sự thiếu am hiểu, thiếu kỹ năng chuyên nghiệp và thiếu các dụng cụ, máy móc hỗ trợ chuyên nghiệp (nếu đầu tư mua đầy đủ thì chi phí rất cao).

Việc tự vệ sinh nội thất oto tại nhà thường khó thể làm sạch sâu các bề mặt một cách triệt để.

Nếu tìm đến các dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô chuyên nghiệp thì chi phí tuy có cao hơn. Nhưng đổi lại bạn không mất công sức thực hiện, nội thất ô tô được vệ sinh làm sạch hiệu quả bởi đội ngũ thực hiện chuyên nghiệp cùng việc hỗ trợ bởi đầy đủ dụng cụ, máy móc hiện đại.

Vậy nên tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà hay tìm đến dịch vụ chuyên nghiệp? Câu trả lời là cả 2. Để đảm bảo ô tô luôn sạch sẽ cần vệ sinh cách ngày, nếu bận hoặc ít dùng xe có thể vệ sinh 1 – 2 tuần/lần.

Với việc vệ sinh thông thường này, chủ xe có thể hút bụi nội thất, xịt rửa thảm sàn, mua các loại nước vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng để lau sạch các bề mặt trong xe…

Tuy nhiên, song song đó để đảm bảo nội thất ô tô sạch sẽ, nhất là những vị trí nhạy cảm như bọc trần, bọc sàn, ghế xe, dàn lạnh… nên tìm đến các dịch vụ vệ sinh nội thất xe ô tô chuyên nghiệp định kỳ 3 – 6 tháng/lần.


Trên đây, những thông tin cũng như là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh xe tải và xe ô tô nhanh nhất tại nhà. Mong rằng những thông tin hữu ích trên giúp khách hàng có những kinh nghiệm và vệ sinh cho chiếc xe của mình nhé.

Lợi ích khi mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:

  • Tiết kiệm chi phí: Giá xe cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Xe tải chất lượng cao giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe tải.
  • Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa chuyên nghiệp.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 04/3/2024)