Cách sắp xếp hàng hóa lên xe tải an toàn, tiết kiệm diện tích tối đa

NGÀY ĐĂNG: 03/10/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Biết cách sắp xếp hàng hóa sẽ giúp bác tài tối ưu lượng hàng vận chuyển, tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến hàng.

Đồng thời đảm bảo an toàn cho cả hàng hóa cũng như phương tiện trong suốt quá trình lưu thông trên đường.

Ô Tô Phú Cường gửi đến các bác tài nguyên tắc sắp xếp hàng hóa lên xe tải đúng chuẩn để có chuyến xe an toàn, tiết kiệm chi phí.

Cô Ba review chi tiết xe tải Chiến Thắng 8.1 tấn tại Phú Cường Tiền Giang

NỘI DUNG

I. Nguyên tắc cơ bản để sắp xếp hàng hóa lên xe tải

Nắm được nguyên tắc sắp xếp hàng hóa lên xe tải sẽ giúp cho người lái dễ dàng tháo dỡ, rút ngắn thời gian vận chuyển.

Và đảm bảo an toàn cho cả hàng hóa cũng như phương tiện trong quá trình vận chuyển.

1. Phân loại hàng hóa

Sắp xếp các loại hàng hóa thành nhóm tương đồng để dễ quản lý và tránh xảy ra va chạm hoặc hóa chất không tương thích.

Trước khi xếp hàng lên xe tải thì bạn nên thống kê lại danh sách và phân loại hàng theo kích thước, khối lượng và tính chất mặt hàng.

Để có phương pháp đóng gói phù hợp và chủ động trong việc quản lý.

Phân hàng hóa thành nhóm tương đồng trước khi sắp xếp lên xe tải

2. Cố định hàng hóa

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa không thể nào tránh khỏi những rủi ro xảy ra như va chạm gây hư hại hàng hóa.

Vì vậy, cần đảm bảo hàng hóa được cố định chặt chẽ và an toàn khi di chuyển.

Nên sử dụng túi khí chèn hàng, bằng dây đai, dây chằng hàng, dây xích hoặc dây cáp thép, xi măng, cọc gỗ hoặc các vật liệu chống trượt để giữ cho hàng hóa cố định.

Đảm bảo hàng hóa được cố định chặt chẽ và an toàn khi di chuyển

3. Sắp xếp hàng hóa theo trọng lượng

Đặt hàng hóa nặng ở phía dưới và hàng hóa nhẹ ở phía trên để tạo ra sự ổn định cho xe tải và tránh nguy cơ lật xe.

Các thùng hàng cùng loại hàng có kích thước đóng gói giống nhau nên đặt xếp chồng lên nhau.

Những hàng hóa nhẹ nên được sắp xếp cuối cùng ở bên trên tránh việc bị hàng nặng đè lên gây hư hỏng.

Những hàng hóa được giao ngay nên để ở đầu, lô hàng giao cuối sẽ để phía trong cùng của xe.

Đặt hàng hóa nặng ở phía dưới và hàng hóa nhẹ ở phía trên

4. Sử dụng không gian hiệu quả

Nên tận dụng không gian trống trong khoang xe tải bằng cách sắp xếp hàng hóa chặt chẽ và có thứ tự.

Giúp xe giữ trạng thái cân bằng, không bị ép khối lượng hàng hóa quá nhiều cho một bên của thùng.

Điều này sẽ tối ưu hóa tải trọng và giảm nguy cơ di chuyển của hàng hóa.

Đồng thời cũng giúp thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm hàng hóa và dễ dàng đưa hàng lên xuống thùng xe khi cần mà không tiêu tốn nhiều thời gian.

Xếp hàng hóa chặt chẽ và có thứ tự để tận dụng không gian trống

5. Bảo vệ hàng hóa

Sử dụng bao bì chắc chắn, túi khí hoặc vật liệu bảo vệ thích hợp để đảm bảo hàng hóa được bảo vệ khỏi hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

6. Tuân thủ quy tắc giao thông về tải trọng và kích thước

Khi sắp xếp hàng hóa lên xe tải, hãy tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.

Bao gồm không vượt quá giới hạn tải trọng và kích thước của xe tải.

Nên chọn loại xe tải có tải trọng, kích thước thùng và loại thùng xe (thùng kín, thùng lửng, thùng mui bạt, thùng đông lạnh) phù hợp với loại hàng cần vận chuyển.

Sắp xếp hàng không vượt quá giới hạn tải trọng và kích thước của xe tải

7. Kiểm tra định kỳ

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe tải để đảm bảo rằng xe luôn luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất, đủ điều kiện để vận chuyển hàng hóa một cách an toàn.

Ngăn ngừa sớm những hư hỏng và những phiền phức không đáng có khi đang vận chuyển hàng hóa.

Thường kiểm tra và bảo dưỡng xe tải để đảm bảo xe hoạt động tốt

II. Quy định về kích thước sắp xếp hàng hóa trên xe tải

1. Về chiều cao

Đối với xe tải có mui: chiều cao được xếp hàng hóa là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe.

Nhưng xe đó phải nguyên bản ban đầu hoặc có thể theo xe thiết kế lại nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hàng hóa xếp vượt quá chiều cao của thùng xe nguyên bản hoặc xe đã được thiết kế cải tạo do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ được coi là sai quy định.

Đối với xe tải không mui: hàng hóa xếp trên xe mà vượt quá chiều cao của thùng xe thì phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn.

Ngoài ra, bên cạnh việc đã chằng buộc chắc chắn thì chiều cao hàng hóa đó không được vượt quá chiều cao quy định.

Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 4,2 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên.

Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 3,5 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên.

Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 2,8 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên.

Đối với các trường hợp xe chở hàng rời: hàng vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không vượt quá chiều cao của thùng xe.

Đối với xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 4,35 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy.

Chiều cao được xếp hàng hóa là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe

2. Về chiều rộng

Khi xếp hàng hóa lên xe thì chiều rộng của hàng hóa phải theo như chiều rộng của thùng xe nguyên bản ban đầu.

Hoặc có thể theo xe thiết kế lại nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp mà hàng hóa chòi ra hai bên xe sẽ được coi là chở hàng cồng kềnh.

Chiều rộng sắp xếp hàng hóa phải theo như chiều rộng của thùng xe

3. Về chiều dài

Khi xếp hàng hóa lên xe thì chiều dài của hàng hóa đó không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài của toàn bộ xe nguyên bản ban đầu.

Hoặc xe theo thiết kế lại nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời khi hàng hóa được xếp lên xe cũng không được lớn hơn 20 mét của toàn bộ xe.

Trường hợp hàng hóa xếp lên xe có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 1,1 của toàn bộ xe nhưng hàng hóa đó lớn hơn 20 mét thì vẫn được coi là chở hàng cồng kềnh.

Chiều dài của hàng hóa không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài của toàn bộ xe

III. Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa lên xe tải đối với 5 loại hàng phổ biến

1. Sắp xếp các loại hàng hóa thông thường

Các loại hàng hóa thông thường như trái cây, rau củ, hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm,…

Hàng này thường được đóng gói theo thùng dạng hộp vuông hoặc chữ nhật.

Bạn có thể tính toán kích thước hàng hóa và đối chiếu với kích thước dài x rộng x cao của thùng xe.

Từ đó có hướng sắp xếp hàng hóa hợp lý, tối ưu không gian trong lòng thùng.

Hàng hóa cần được xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng hàng thẳng.

Các thùng hàng cùng loại hàng có kích thước đóng gói giống nhau nên đặt xếp chồng lên nhau.

Đối với hàng hóa chứa chất lỏng, khối lượng nặng thì xếp bên dưới.

Hàng hóa cấu thành từ vật liệu cứng, hàng có khối lượng nhẹ thì xếp lên trên.

Đối với hàng có bề mặt không phẳng, gồ ghề, có các góc vát không vuông.

Hoặc với thùng hàng chung chứa nhiều đồ đạc, gói hàng kích thước khác nhau thì nên để vào một góc riêng cho gọn gàng.

Hàng hóa cần được xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng hàng thẳng

2. Cách sắp các vật dụng, đồ đạc trong nhà ở hoặc văn phòng lên thùng xe tải

Các vật dụng, đồ đạc trong nhà ở hoặc văn phòng như đồ nội thất, chăn màn, đồ điện máy, đồ dùng nhà bếp, thiết bị công nghệ,…

Các đồ vật này thường khá là đa dạng về loại hàng, kích thước, hình dạng.

Do đó, gây khó khăn cho việc xếp gọn lên thùng xe và đảm bảo an toàn cho đến điểm giao.

Để khắc phục vấn đề này thì bạn cần áp dụng các nguyên tắc xếp hàng hóa.

Các món đồ điện như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy tính,… và các vật nặng thì nên đặt để ở phía bên trong, sát cabin bởi đây là vị trí ít bị tác động.

Đối với đồ nội thất như bàn ghế, sofa, nệm, tủ và các vật có kích thước lớn khác thì nên để ở vị trí sát 2 bên hông của thùng xe.

Cụ thể cách đặt là sẽ ưu tiên áp phần mặt phẳng của đồ vật (như lưng ghế, phần mặt nằm của nệm, lưng tủ,…) kề vào mặt bên hông thùng xe.

Các vật dụng có khối lượng nặng khác sẽ đặt giữa lòng thùng xe và phần không gian còn lại dành cho các đồ vật nhỏ hơn.

Nên phân loại các món đồ vật nhỏ và đóng gói vào các thùng hàng có kích thước vừa đủ chứa.

Sau đó, tận dụng các thùng hàng này để lấp đầy các khoảng trống trong thùng xe nhằm mục đích giảm thiểu khả năng hàng hóa bị xê dịch nhiều.

Các vật dụng có khối lượng nặng sẽ đặt giữa lòng thùng xe

3. Sắp xếp hàng rời

Hàng rời thường không được đóng gói khi vận chuyển. Gồm hàng rời dạng rắn và dạng lỏng.

Hàng rời rắn gồm các loại hàng như đá, sỏi, cát, đất, than đá,…

Đối với loại hàng rời rắn thì nên chọn mẫu xe tải tự đổ (còn gọi là xe ben) là thích hợp nhất.

Sau khi hàng chất lên thùng, nên dàn trải, đắp bằng và phủ một tấm bạt ở trên để hạn chế rơi rớt.

Hoặc bay bụi than, cát đất dọc đường đi gây thất thoát khối lượng hàng và mất an toàn giao thông.

Hàng rời lỏng gồm các loại xăng dầu, nước, hóa chất,…  Đối với hàng rời lỏng thì thường sẽ dùng loại xe bồn.

Đối với loại hàng rời rắn thì nên chọn mẫu xe tải tự đổ

4. Sắp xếp máy móc, thiết bị

Khi vận chuyển các mặt hàng máy móc, thiết bị cần có miếng lót để dầu nhớt không làm vấy bẩn thùng xe.

Nếu máy chứa xăng dầu, cần rút hết nhiên liệu ra khỏi máy để phòng ngừa sự cố cháy nổ.

Tốt nhất không nên xếp chồng máy lên nhau để tránh hư hại. 

Cần gia cố hàng hóa chắc chắn bằng dây chằng hoặc các miếng đế.

Cần gia cố hàng hóa chắc chắn bằng dây chằng hoặc các miếng đế

5. Sắp xếp hàng hóa dạng ống lên xe tải

Tùy vào kích thước của hàng hóa dạng ống mà ta sẽ có những cách sắp xếp cho phù hợp.

Nếu chiều dài ống ngắn hoặc nhỏ hơn so với đường kính: nên đặt đứng hàng.

Nếu kích thước chiều dài ống lớn hơn đường kính: nên đặt hàng nằm ngang hoặc dọc theo thân xe.

Nếu hàng có dạng ống trụ và bề mặt nhẵn, trơn: Có thể chia thành cụm, nhóm nhỏ rồi gia cố lại cho chắc chắn, chống trơn trượt khi xe đang di chuyển.

Vì có thể gây nguy hiểm cho cả phương tiện đang chở hàng và những người tham gia giao thông chạy gần đó nếu hàng rơi rớt.

Bạn có thể cố định các cuộn hàng lại với nhau và ràng chắc chắn vào thùng xe bằng các phương pháp và vật dụng phù hợp.

Như dùng dây chằng, dây xích, giá kê, miếng đệm, đồ dùng để chèn, lót giữa các cuộn hàng,…

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa dạng ống lên xe tải

IV. Tham khảo nguyên tắc xếp hàng lên container chuẩn, đảm bảo an toàn

Trước khi sắp xếp hàng hóa, bạn cần phân loại hàng và chọn đúng loại container phù hợp.

Sau đó có thể tiến hành xếp hàng hóa lên container theo các quy tắc để đảm bảo an toàn.

1. Phân bổ đều trọng lượng của hàng hóa

Cần phân bổ đều trọng lượng của hàng hóa, mục đích để tránh hàng hóa bị tập trung ở một nơi.

Có thể gây ra nứt gãy, cong vênh tại vị trí đó do phải chịu tải trọng quá nặng.

Ngoài ra, nếu xếp hàng bị lệch trọng tâm còn có thể khiến cho container bị nghiêng, lật hoặc rơi trong quá trình di chuyển.

Phương pháp chung để xếp hàng lên container đảm bảo về trọng lượng đó là:

Hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp trên

Hàng hàng rắn xếp dưới, hàng lỏng trên

Hàng ướt xếp dưới, hàng khô xếp trên

Có đệm lót và chằng buộc cẩn thận

Cần phân bổ đều trọng lượng của hàng hóa để tránh nghiêng, lật

2. Chèn lót hàng hóa kỹ càng

Chèn lót hàng hóa là việc không thể bỏ qua nếu muốn xếp hàng lên container vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

Đơn giản chỉ cần lấp đầy khoảng trống giữa các kiện hàng bằng túi khí.

Vừa tránh xê dịch, đổ vỡ hàng hóa, vừa tạo nền móng vững chắc để có thể xếp hàng thành các chồng.

Giúp tận dụng tối đa không gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Chèn lót hàng hóa kỹ càng vừa an toàn, vừa tiết kiệm

3. Gia cố hàng hóa chắc chắn

Ngoài chèn lót thì gia cố hàng hóa với các đồ dùng chuyên dụng cũng cực kỳ cần thiết.

Đây cũng là giải pháp tránh hàng hóa xê dịch, va chạm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ.

Có thể sử dụng thanh chắn container để gia cố hàng hóa trong container.

Tuy nhiên, không nên chằng buộc quá căng làm tăng áp lực lên các điểm tựa tương đối yếu của container như cửa, vách mặt trước,…

Gia cố tránh hàng hóa xê dịch, va chạm trong quá trình vận chuyển

4. Hạn chế tối đa áp lực và tác động

Cần trang bị thêm các vật liệu như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không khí… trong quá trình đóng gói hàng hóa để hạn chế hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Việc này tuy không thể triệt tiêu hết những ngoại lực tác động khi sắp xếp hay vận chuyển hàng.

Nhưng có thể làm giảm các lực tác động thông qua các vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt.

Hạn chế tối đa áp lực và tác động khi vận chuyển

5. Tránh hiện tượng hấp hơi, đọng giọt ở hàng hóa

Để đảm bảo chất lượng của hàng hóa, nên trang bị thêm các phụ kiện hút ẩm, giúp tránh tình trạng hàng hóa bị hấp hơi, đọng giọt

Hiện tượng này xảy ra khi bên trong và bên ngoài container bị chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ trong container sao cho phù hợp.

Với các hàng tuyệt đối tránh ẩm, tốt nhất cần phải sử dụng container bảo ôn.

V. Tham khảo cách xếp hàng lên pallet chắc chắn, đúng chuẩn

Để xếp hàng trên pallet đúng chuẩn, tận dụng được tối đa tải trọng của pallet và đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển

Pallet đúng chuẩn tận tối đa tải trọng và đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển

Cách xếp hàng lên pallet chắc chắn, đúng chuẩn cần tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản.

1. Xếp hàng nặng phía dưới

Nguyên tắc tiên quyết khi xếp hàng hóa lên pallet là xếp hàng nặng ở phía dưới.

Việc này giúp hạ thấp trọng tâm của cả khối hàng, tránh bị mất trọng tâm khi di chuyển.

Bên cạnh tăng sự chắc chắn của khối hàng, xếp hàng nặng phía dưới còn giúp tránh cho các thùng hàng nhẹ hơn bị đè bẹp.

Nguyên tắc tiên quyết khi xếp hàng hóa lên pallet là xếp hàng nặng ở phía dưới

2. Phần hàng hoá không được nhô ra ngoài pallet

Không nên xếp phần hàng hóa bị thừa và vượt ra khỏi phạm vi của Pallet.

Vì cách xếp này dễ khiến các cạnh của thùng hàng carton bị móp méo dẫn đến hư hỏng hàng hóa bên trong.

Không những thế, cách xếp này còn gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Và có thể vượt quá kích thước vận chuyển tối đa cho phép của các đơn vị vận chuyển.

Lúc này, hoặc hàng hoá sẽ bị trả lại, hoặc phải tháo ra xếp lại gây mất thời gian và công sức, đồng thời còn phát sinh chi phí không đáng có.

Phần hàng hoá không được nhô ra ngoài pallet

3. Giới hạn về chiều cao hàng hóa trên pallet

Sắp xếp hàng hóa lên pallet cần tuân thủ giới hạn về chiều cao.

Chiều cao pallet tối đa khi xếp hàng lên pallet là 1.6m (tính từ mặt đất đến vị trí cao nhất của kiện hàng).

Chiều cao này giúp hạn chế việc đổ ngã, giúp công nhân chất xếp thùng lên pallet cũng dễ dàng.

Đồng thời giúp người lái xe nâng không bị che khuất tầm nhìn khi vận chuyển pallet.

Sắp xếp hàng hóa lên pallet cần tuân thủ giới hạn về chiều cao

4. Tránh xếp hàng theo kiểu kim tự tháp

Kiểu xếp kim tự tháp là kiểu xếp hàng mà toàn bộ khối hàng có xu hướng thu hẹp về phía trên.

Kiểu xếp này thường gặp khi các thùng hàng có kích thước khác nhau và người xếp hàng để các thùng hàng nhỏ hơn ở trên cùng.

Cách xếp hàng này khiến cho toàn bộ cấu trúc khối hàng trở nên rất lỏng lẻo, dễ đổ vỡ khi vận chuyển.

Đồng thời gây khó khăn cho công đoạn ràng buộc và cố định hàng trên pallet.

Tránh xếp hàng trên pallet theo kiểu kim tự tháp

5. Nên xếp hàng hóa theo kiểu đặt gạch

Trong trường hợp các thùng hàng có kích thước tương đương nhau, nên xếp hàng theo kiểu đặt gạch.

Việc này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa diện tích và tải trọng của Pallet.

Ngoài ra, giữa các lớp hàng nên có sự thay đổi về hướng của thùng hàng để tạo sự liên kết từ kiểu xếp sole, tăng sự chắc chắn cho kiện hàng khi di chuyển.

6. Chọn giải pháp ràng buộc hàng trên pallet hợp lý

Để đảm bảo đủ sự an toàn cho toàn bộ kiện hàng, cần gia tăng sự liên kết bằng cách sử dụng các giải pháp chằng buộc, cố định hàng hoá hợp lý.

Gia cố cẩn thận để đảm bảo đủ sự an toàn cho toàn bộ kiện hàng

VI. Một số lưu ý cần biết khi sắp xếp hàng hóa lên phương tiện

Nên chọn loại xe có loại thùng, kích cỡ thùng, trọng tải phù hợp với từng loại hàng hoá.

Phân loại hàng hóa trước khi xếp lên xe, gồm những vật cồng kềnh, kích thước lớn, khối lượng nặng hay gói hàng, kiện hàng nhỏ.

Sắp xếp hàng theo thứ tự hợp lý từ lớn đến nhỏ, từ nặng đến nhẹ, từ điểm giao hàng sau đến điểm giao hàng trước.

Xếp hàng theo kích thước từ lớn đến nhỏ để tận dụng không gian thùng xe tối đa. Hàng cồng kềnh nên đặt ở dưới cùng, hàng nhỏ nên đặt ở trên cùng.

Xếp hàng theo khối lượng từ nặng đến nhẹ để giảm thiểu áp lực lên thùng xe và tránh làm hỏng hàng hóa.

Chọn loại xe có loại thùng, kích cỡ thùng, trọng tải phù hợp với từng loại hàng hoá

Hàng nặng nên đặt gần trục xe, hàng nhẹ nên đặt xa trục xe.

Phân bổ khối lượng đều trên thùng xe, để duy trì sự cân bằng và ổn định khi di chuyển.

Xếp hàng theo điểm giao hàng từ sau đến trước để thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa.

Hàng giao sau nên đặt vào thùng trước tiên, sát vào phía trong thùng.

Hàng cần giao đầu nên đặt ở cuối thùng, phía đuôi của thùng xe.

Ưu tiên xếp những thùng hàng dễ vỡ ở nơi tốt nhất, nơi bằng phẳng không có va chạm, đảm bảo không có vật nặng đè lên…

Tuy nhiên, cần đảm bảo phân bổ hàng cân bằng trên sàn thùng xe, không để nghiêng về một phía.

Quy trình sắp xếp này giúp tiết kiệm diện tích chở hàng, đồng thời giúp chủ hàng dễ dàng kiểm soát số lượng khi giao nhận.

Ngoài ra, nên yêu cầu đóng gói cẩn thận những hàng hóa dễ vỡ như hàng thủy tinh, sứ để tránh hư hại hàng hóa do va chạm khi vận chuyển.

Đóng gói cẩn thận để tránh hư hại hàng hóa do va chạm

VII. Mức phạt liên quan lỗi chở hàng mới nhất năm 2024

1. Mức phạt lỗi điều khiển xe chở hàng vượt quá chiều dài của xe tải

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định.

Nếu chở hàng hóa vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe thì người điều khiển sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, tài xế sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Căn cứ điểm i khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện.

Lỗi điều khiển xe chở hàng vượt quá chiều dài của xe tải

2. Mức xử phạt xe vi phạm lỗi quá tải

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định.

Mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải

Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30%: Xử phạt 800.000 – 1.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50%: Phạt 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100%: Phạt 5.000.000 – 7.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150%: Phạt 7.000.000 – 8.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 150%: Phạt 8.000.000 – 12.000.000 đồng.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải sẽ bị phạt

Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt

Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng)

Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng

Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50%

Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng

Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 – 16.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100%

Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng

Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 – 32.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150%

Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng

Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 – 36.000.000 đồng.

Tỉ lệ quá tải trên 150%

Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 – 20.000.000 đồng.

Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 – 40.000.000 đồng.

Cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt nếu xe vượt quá tải trọng cho phép

3. Mức xử phạt khi chở hàng quá khổ theo quy định

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển ô tô tải vận chuyển hàng hóa không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn.

(Theo điểm a, khoản 1, Điều 24 Nghị định 100 quy định)

Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.

(Theo điểm b, khoản 4 và điểm a, khoản 9, Điều 24 quy định)

Cả chủ phương tiện cũng bị xử phạt  vì lỗi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm chở hàng quá chiều cao.

Mức phạt là từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

(Theo điểm c, khoản 8, Điều 30).

Xử phạt khi chở hàng quá khổ theo quy định

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc sắp xếp hàng hóa lên xe tải mà Ô Tô Phú Cường gửi đến bạn.

Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sắp xếp, vận chuyển hàng hóa, có thể đảm bảo an toàn và tiết kiệm không gian, chi phí.


Nếu bạn đang tìm mua xe tải chất lượng, giá tốt nhất thị trường, hãy liên hệ ngay Ô tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 10/2024 – Lợi ích kép, niềm vui trọn vẹn!

Ô tô Phú Cường hân hạnh mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe tải trong tháng 10/2024 này. Với nhiều lợi ích kép và đặc điểm nổi bật, đây là cơ hội vàng để bạn sở hữu chiếc xe tải ưng ý cho công việc kinh doanh của mình.

Tại sao nên mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 10/2024:

  • Giá cả cạnh tranh: Ô tô Phú Cường cam kết mang đến cho khách hàng giá xe tải tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Đa dạng chủng loại: Showroom trưng bày đầy đủ các dòng xe tải từ các thương hiệu uy tín như JAC, Dongfeng, Chiến Thắng, Tera, Wuling,… đáp ứng mọi nhu cầu vận tải của khách hàng.
  • Hỗ trợ vay vốn: Ô tô Phú Cường liên kết với nhiều ngân hàng uy tín, hỗ trợ khách hàng vay vốn mua xe với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn xe phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc.
  • Bảo hành chính hãng: Xe được bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng.
  • Quà tặng hấp dẫn: Khách hàng mua xe tải trong tháng sẽ được tặng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn như: bao da tay lái, thảm lót sàn, camera hành trình,…

——————————————————–

***Cập nhật những chương trình mới tháng 10/2024 tại Ô tô Phú Cường

Rất nhiều khách hàng tin tưởng mua xe tải tại Ô tô Phú Cường, vợ chồng đồng lòng tự ra làm chủ quyết định kinh tế, lo cho gia đình cuộc sống no đủ.

Chào tháng 10 cùng với chương trình ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng dành cho các dòng xe tại Ô Tô Phú Cường.

  • Xe tải Teraco ưu đãi tiền mặt 5 triệu và tặng 100% lệ phí trước bạ.
  • Chương trình tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
  • Ưu đãi tại showroom lên đến 100 triệu cho dòng xe FAW
  • Đặc biệt, giảm 50% lệ phí trước bạ cho một số dòng xe lắp ráp trong nước.

Cơ hội để mua xe với giá tốt, tiết kiệm chi phí đầu tư, thuận vợ thuận chồng mua xe tải làm ăn lo cho gia đình ấm no.

Phú Cường là đại lý chính hãng của các thương hiệu uy tín như JAC, Teraco,…

Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, khách hàng an tâm bảo dưỡng và bảo hành.

Có xưởng đóng thùng riêng, đảm bảo nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Ngoài xe tải, Ô Tô Phú Cường còn cung cấp các dòng xe chuyên dụng như xe bồn nước, xe trộn bê tông, xe rồng,… có sẵn phiếu đăng ký, chuẩn quy định pháp luật.

Đội ngũ nhân viên Phú Cường tận tâm, nhiệt tình, tư vấn kỹ lưỡng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.

Dịch vụ giao xe tận nhà sẵn sàng phục vụ quý khách hàng, giúp thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Hỗ trợ thủ tục giấy tờ nhanh chóng, hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng sớm có xe làm ăn, tránh mất thời gian và tận dụng nguồn vốn đầu tư tốt.

Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 03/10/2024)