Sửa chữa ô tô tải: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

NGÀY ĐĂNG: 02/10/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Xe tải là phương tiện vận chuyển quan trọng trong đời sống hiện đại. Việc sửa chữa xe tải định kỳ và đúng cách giúp đảm bảo xe hoạt động hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Để có thể chủ động kiểm soát và xử lý nhiều trường hợp bệnh của xe bất ngờ trên đường đi thì bài viết sau đây sẽ chỉ ra các vấn đề thường gặp của xe cho các bác tài và cách khắc phục đơn giản nhất, vừa tiết kiệm mà đảm bảo an toàn nhé!

Cô Ba review chi tiết xe tải Chiến Thắng 8.1 tấn tại Phú Cường Tiền Giang

I. Các lỗi thường và các sửa chữa ô tô tải

1.Máy khởi động tốt nhưng động cơ không nổ

Nguyên nhân: Máy khởi động tốt nhưng động cơ không nổ có thể do hết nhiên liệu; lõi lọc nhiên liệu bị nghẽn; nhiên liệu bị lẫn không khí.

Cách khắc phục: Kiểm tra và bổ xung nhiên liệu vào thùng chứa nhiên liệu; thay lõi lọc nhiên liệu; xả không khí trong hệ thống nhiên liệu hết ra ngoài.

2.Vô lăng rung lắc

Sau một thời gian, vô lăng rung lắc là một lỗi cơ bản với nhiều loại xe tải

Nguyên nhân: Do vanh xe bị cong và cũng có thể là vì cân bằng, mất đai bu-lông, ốc của hình thước lái, thang lái.. hoặc do chất bẩn có thể làm bẩn phanh gây rung lắc vô-lăng.

Đĩa phanh hoặc tang trống bị mất cân bằng. Hiện tượng này thường được lý giải là do các chi tiết này bị mòn và dính quá nhiều gỉ sét, bụi bẩn… làm cho vòng quay không đều.

Cách khắc phục: Trường hợp đĩa phanh bị cong, vênh nhỏ nên tiện một lớp kim loại mỏng tại bề mặt giúp giảm thiểu tình trạng rung lắc vô-lăng khi phanh.

Nếu bị rung lắc vì thiếu ốc, cần thay ốc mới vào hệ thống lái và bảo dưỡng tổng hệ thống lái, bơm dầu mỡ siết lại ốc… Trường hợp đĩa phanh đã quá cong vênh, nhiều vết xước tốt nhất là thay đĩa phanh mới.

3.Đạp phanh thấy nặng

Lỗi phanh xe thường liên quan nhiều đến kỹ thuật

Nguyên nhân: Lý do thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng; dò khí đã không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn; do đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh.

Cách khắc phục:Trong trường hợp này, dù cố sức phanh cũng không hiệu quả hoặc hiệu quả giảm đi nhiều; nên mang xe tới ngay gara để sửa chữa.

4.Động cơ quá nóng

Động cơ quá nóng – xem ngay cách khắc phục dưới đây nhé!

Nguyên nhân: Do mặt ngoài của két nước bị bẩn; khiếu nước làm mát; két nước bị tắc; van bằng nhiệt bị hỏng.

Cách khắc phục: Rửa sạch két nước; đổ thêm nước và kiểm tra xem có bị rò rỉ không; phun nước xúc rửa két nước; kiểm tra van hằng nhiệt.

5. Động cơ nhả ra khói đen

Nguyên nhân: Có thể là do các yếu tố như lọc khí bị tắc hoặc đường hút khi bị tắc ở ống cao su.

Cách khắc phục: Vệ sinh lọc khí, có thể thay lọc khí hoặc thay phần ống cao su phần hút khí.

Để không xảy ra tình trạng này, nên thường xuyên kiểm tra xe và động cơ trước khi đi, hoặc ít thì cũng một tuần một lần.

6. Đạp phanh hết cỡ nhưng không dừng

Đây là “bệnh” thường gặp với những xe trang bị phanh tang trống.

Nguyên nhân: Cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, má phanh quá mòn…

Cách khắc phục: Cần mang tới gara để thợ điều chỉnh các piston chính bị cong hoặc thay má phanh mới. Nếu dầu phanh bị thiếu, bổ sung thêm dầu phanh theo đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo cho từng dòng xe (tại Việt Nam, 3 loại dầu phanh cho phanh tang trống phổ biến nhất là: DOT3, DOT4 và DOT5).

II. Các hạng mục cần sửa chữa định kỳ ô tô tải

1. Vệ sinh khoang máy

Bước 1: Dọn dẹp khoang máy

Sau khi xe hoạt động, khu vực khoang máy thường rất nóng, nhiệt độ cao ở một số chi tiết có thể khiến bạn bị bỏng. Vì vậy, trước khi vệ sinh cần đẩy cabin đầu xe lên để  từ 10 – 20 phút để giải nhiệt.

Điều này góp phần giúp các bộ phận trong khoang máy như các van, đường ống bằng cao su, dây đai… không bị giảm tuổi thọ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Loại bỏ các mảnh vụn, cành cây hay lá khô… lọt vào khoang động cơ.

Vệ sinh phần động cơ tránh bụi bẩn đất bám lên

Bước 2: Che chắn các mạch điện, cổ hút gió động cơ…

Sau khi dọn sạch rác lọt vào khoang động cơ, nên dùng bọc nilon hoặc băng keo chống nước chuyên dụng để che chắn các mạch điện, các thiết bị điện tử.

Kiểm tra nắp che chắn các cực ắc quy, nếu không đảm bảo an toàn nên tạm thời ngắt kết nối. Bên cạnh đó nên dùng khăn sạch hoặc túi nilon bịt cổ hút gió, máy phát điện để tránh nước xâm nhập có thể gây hư hỏng.

Sau khi dọn sạch rác lọt vào khoang động cơ, nên dùng bọc nilon hoặc băng keo chống nước chuyên dụng để che chắn các mạch điện

Bước 3: Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy

Tiến hành xịt dung dịch vệ sinh lên các khu vực trong khoang máy, sau đó để khoảng 3 – 5 phút để dung dịch hòa tan, làm mềm cặn bẩn hay dầu mỡ bám trên các chi tiết.

Hiện nay, trên thị trường có bán các loại dung dịch chuyên dụng của Meguiars, 3M hoặc Black Magic dùng để vệ sinh khoang động cơ ô tô. Nếu chăm sóc xe tại nhà, chủ xe nên trang bị các loại dung dịch này thay vì dung xà bông hay các chất tẩy rửa có thể làm ăn mòn các chi tiết kim loại, cao su trong khoang máy.

Sau đó dùng bàn chải, chổi mini kết hợp dung dịch vệ sinh động cơ để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu hay những khu vực bám nhiều dầu mỡ và xung quanh khoang máy…

Tiến hành xịt dung dịch vệ sinh lên các khu vực trong khoang máy

Bước 4: Xịt rửa lại bằng nước sạch

Sau khi khoang máy đã được làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng vòi xịt nước, xịt rửa lại các khu vực xung quanh khoang động cơ để làm sạch.

Chú ý, không dùng các loại máy xịt có áp lực cao, đồng thời không xịt nước trực tiếp vào khu vực lắp đặt các bộ phận điện tử, mạch điện dù đã được che chắn.

Thay vào đó, dùng bàn chải nhỏ để vệ sinh các ngõ ngách sau đó dùng khăn sạch lau khô để tránh nước xâm nhập vào các chi tiết này.

2. Kiểm tra mức dầu phanh

Thông thường, dầu trong bình chứa rất ít khi bị hao hụt, nhưng cũng không vì vậy mà chúng ta chủ quan không chú trọng đến vấn đề này.

Với xe bị hao hụt dầu phanh, rất có thể, đường dây dẫn dầu đã bị rò rỉ, làm chảy dầu phanh. Việc hao hụt mức dầu phanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực dầu, dẫn đến tình trạng phanh không ăn, không nhạy, không đồng đều, lệch tay lái.

Đối với những xe đã sử dụng trên 2 năm, dầu phanh sẽ bị đục, làm giảm áp suất phanh, nên thay thế dầu phanh mới theo đúng tiêu chuẩn (thường là từ DOT 3 trở lên).

Với xe bị hao hụt dầu phanh, rất có thể, đường dây dẫn dầu đã bị rò rỉ

3.  Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ

Kiểm tra dầu nhớt là kỹ thuật cực kỳ đơn giản, 5 bước chỉ diễn ra trong vòng 2 – 3 phút.

  • Bước 1: Sau khi chờ động cơ nguội bớt, thực hiện mở nắp capo.
  • Bước 2: Xác định que thăm dầu và rút lên.
  • Bước 3: Lau sạch dầu dính trên que thăm dầu (xác định luôn mức này là không chính xác). Vì có thể do quá trình di chuyển, dầu nhớt bị sóng.
  • Bước 4: Đưa que thăm dầu vào vị trí cũ sau đó rút ra.
  • Bước 5: Đánh giá dung tích còn lại, chất lượng dầu nhớt.

Kiểm tra dầu nhớt là kỹ thuật cực kỳ đơn giản

4. Kiểm tra Ắc Quy

Kiểm tra ắc quy tại nhà đơn giản như sau:

Bước 1: Bạn cần tắt máy xe và để xe nguội máy từ 10 – 15 phút.

Bước 2: Tháo nắp đậy cực dương của acquy sau đó kiểm tra và vệ sinh các cực.

Bước 3: Nối đầu dương vôn kế với đầu dương của ắc quy. Thông thường đầu dương của vôn kế có màu đỏ.

Bước 4: Nối đầu âm vôn kế với đầu âm của acquy.

Bước 5: Kiểm tra vôn kế, nếu ắc quy ở trạng thái tốt, điện áp sẽ giao động trong khoảng 12,4 V – 12,7 V.

Kiểm tra ắc quy tại nhà

5. Kiểm tra lốp xe

Áp suất lốp: Khi đi xa trên chuyến hành trình dài, việc kiểm tra áp suất lốp nên đảm bảo đúng với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thông số áp suất lốp được nhà sản xuất dán cụ thể trên cánh cửa bên ghế tài xế.

Kiểm tra độ mòn của lốp: Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, vì vậy, rất quan trọng mỗi khi di chuyển.

Các bước kiểm tra:

  • Bước 1: Nếu lốp xe không mòn đều chứng tỏ lốp xe được bơm không đúng chuẩn, lốp sẽ nhanh hư hỏng.
  • Bước 2: Nếu nhận thấy lốp xe có dấu hiệu mòn ở vị trí giữa mặt lốp, như vậy lốp thường xuyên được bơm quá căng.
  • Bước 3: Trước khi khởi động xe, các bác tài nên kiểm tra lốp có bị phồng hoặc nứt hay không.

Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên kiểm tra kỹ lưỡng

6. Bảo dưỡng hệ thống phanh

  • Kiểm tra và bảo dưỡng má phanh
  • Kiểm tra và bảo dưỡng đĩa phanh
  • Kiểm tra và bảo dưỡng ống dẫn phanh
  • Kiểm tra và bảo dưỡng dầu phanh

Bước 1: Kiểm tra dầu phanh:

Dầu phanh không được có màu đen (thậm chí không có màu xám đen) và không có mảnh vụn hoặc cặn nước ngoài nào được lẫn trong đó. Điều quan trọng nữa là chất lỏng không tỏa ra mùi khét.

Dầu phanh không được có màu đen

Bước 2: Kiểm tra má phanh:

Trước hết, cần kiểm tra độ dày của má phanh tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh hoặc trống. Độ dày tối thiểu cho phép của lớp lót ma sát phải ít nhất 2-3 mm.

Khi kiểm tra phanh đĩa trước hoặc sau, hãy đảm bảo rằng bộ điều khiển hao mòn như vậy không cọ sát vào đĩa.

Cần kiểm tra độ dày của má phanh tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh hoặc trống

Bước 3: Kiểm tra đĩa phanh

Điều bắt buộc là phải kiểm tra những biểu hiện và kích thước của vành dọc theo mép đĩa phanh. Nó bị mòn theo thời gian và ngay cả khi các miếng đệm còn khá mới, đĩa bị mòn sẽ không thể cung cấp khả năng phanh hiệu quả.

Kích cỡ bề mặt không quá 1 mm. Nếu điều này xảy ra, thì cần phải thay đổi cả đĩa và đệm ma sát, hoặc ít nhất là tự mài đĩa.

Khi độ dày của đĩa phanh xe khách giảm khoảng 2 mm có nghĩa là hao mòn 100%. Độ dày danh nghĩa thường được chỉ định trên phần cuối xung quanh chu vi. Đối với giá trị của dòng cuối, giá trị tới hạn của nó không quá 0,05 mm.

Khi độ dày của đĩa phanh xe khách giảm khoảng 2 mm có nghĩa là hao mòn 100%

Bước 4: Kiểm tra trống phanh

Tình trạng của trống được đánh giá bằng đường kính bên trong của chúng. Nếu nó đã tăng hơn 1 milimet, điều đó có nghĩa là trống cần được thay thế bằng một cái mới.

Tình trạng của trống được đánh giá bằng đường kính bên trong của chúng

7.  Kiểm tra dây Curoa

Khi xe di chuyển lúc trời mưa, dây curoa rất dễ bị bùn đất, nước bẩn bám vào do được đặt tại vị trí thấp. Bên cạnh đó dây curoa còn có thể bị trượt khỏi puly làm cho các bộ phận được kết nối bởi nó ngừng hoạt động.

Vì vậy, người lái nên chú ý kiểm tra trước khi đi và có phương án sửa chữa ngay nếu phát hiện các dấu hiệu hoặc âm thanh lạ (như tiếng rít, tiếng ồn lớn,…) khi xe đang di chuyển.

Cụ thể, lúc này bạn cần tắt máy và chờ một lúc cho động cơ nguội, sau đó kiểm tra và vệ sinh sạch bùn đất bám trên dây curoa để động cơ có thể hoạt động trơn tru lại như bình thường.

Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu dây có nhiều hơn 3 vết nứt trong khoảng 3cm trên dây, bị mòn/dãn quá mức hay thậm chí là bị đứt thì cần phải thay mới dây curoa khác.

Nếu chưa tự tin để thay, tốt nhất là nên đến các trạm dịch vụ bảo dưỡng có đội ngũ kỹ thuật lành nghề để lắp đặt đúng cách.

8.  Kiểm tra gầm xe

Ngoài việc vệ sinh gầm xe thật kỹ càng để tránh những tác động xấu từ tạp chất, bùn dơ làm hoen rỉ các bộ phận thì việc tiếp theo là bạn cần kiểm tra lại các khớp nối của hệ thống treo, hệ thống lái dưới khung gầm xe sau khi đi mưa về để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt.

Thêm nữa, nếu muốn chăm sóc xe kỹ hơn thì bạn có thể trang bị một lớp sơn phủ gầm xe hoặc chất chống ăn mòn và gỉ sét để kéo dài tuổi thọ và giữ độ bền cho khu vực gầm xe tải như mới.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ bị giảm tác dụng theo thời gian nên bạn có thể phải sơn “dặm lại” định kỳ.

Vệ sinh gầm xe thật kỹ càng để tránh những tác động xấu từ tạp chất, bùn dơ làm hoen rỉ các bộ phận

III. Chu kỳ bảo dưỡng xe tải là bao lâu

1. Chu kỳ bảo dưỡng xe tải theo Km

Xe tải cần bảo dưỡng theo chỉ số km của xe, vào các mốc: 1000, 5000, 10000, 15000, 20000, 25000, 30000, 35000, 40000, 45000,….100000.

Vào mỗi mốc thì các chi tiết cần thay sẽ khác nhau và tuân theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, tùy vào chất lượng xe, độ hao mòn mà nhân viên Phú Cường sẽ tư vấn đúng bệnh cho xe tải.

Và trước khi giúp xe tải bảo hành bảo dưỡng tốt nhất., nhân viên tay nghề cao của ô tô Phú Cường sẽ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe từ A-Z.

Lịch bảo dưỡng định kỳ được khuyến khích của các dòng xe tải vận chuyển thường xuyên

2. Chu kỳ bảo dưỡng xe tải theo tải trọng:

Tải trọng:

  • Nhẹ (dưới 3 tấn):

    • Thay dầu nhớt: 5.000 km
    • Thay lọc dầu: 5.000 km
    • Thay lọc gió: 10.000 km
    • Thay nước làm mát: 20.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống phanh: 10.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống lốp: 10.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống điện: 20.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống gầm: 20.000 km

  • Trung bình (3-5 tấn):

    • Thay dầu nhớt: 3.000 km
    • Thay lọc dầu: 3.000 km
    • Thay lọc gió: 5.000 km
    • Thay nước làm mát: 15.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống phanh: 5.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống lốp: 5.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống điện: 15.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống gầm: 15.000 km

  • Nặng (trên 5 tấn):

    • Thay dầu nhớt: 2.000 km
    • Thay lọc dầu: 2.000 km
    • Thay lọc gió: 3.000 km
    • Thay nước làm mát: 10.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống phanh: 3.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống lốp: 3.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống điện: 10.000 km
    • Bảo dưỡng hệ thống gầm: 10.000 km

Lưu ý:

  • Chu kỳ bảo dưỡng trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo điều kiện vận hành của xe.
  • Nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để biết chu kỳ bảo dưỡng chính xác cho từng loại xe.
  • Nên đưa xe đến gara uy tín để bảo dưỡng định kỳ.

IV. Gợi ý bác tài những món đồ nghề cần sắm để tự sửa chữa xe tải

1. Sắm sẵn một bộ đồ nghề cơ bản

Một bộ đồ nghề sửa chữa xe ô tô, xe tải cơ bản và hữu dụng thường bao gồm tuốc nơ vít, cờ lê, búa, kìm, khoan mini,… Ngoài ra trên xe tài xế cũng cần phải trang bị thêm bình cứu hỏa, búa phá kính xe, đèn pin, hộp cứu thương để phục vụ cho việc sửa chữa hay gặp những tình huống bất ngờ trên đường.

2. Bơm mini & bình sạc là không thể thiếu

Bơm mini là vị cứu tinh cho tài xế khi lái xe đường dài đề phòng bánh xe bị non hơn hoặc thủng lốp. Bình sạc điện thì thường được tài xế mang theo bên mình đặc biệt là khi lái xe ban đêm để phòng những trường hợp ắc quy xe tải hết điện giữa chừng vô cùng bất tiện và nguy hiểm.

3. Chuẩn bị sẵn lốp dự phòng

Lốp dự phòng dường như là một vật không thể thiếu đối với các tài xế lái ô tô, xe tải. Việc trang bị sẵn lốp dự phòng sẽ giúp cho các bác tài yên tâm hơn khi lái xe, đặc biệt là đi đường dài, phòng hờ những tình huống xe lủng bánh trên đường.

4. Chuẩn bị dây xích kéo dự phòng

Dây xích kéo vô cùng cần thiết cho các tài xế lái ô tô, xe tải, xe tải van vì trong quá trình di chuyển không thể tránh khỏi những sự cố bất ngờ xảy đến như xe chết máy.

Lúc này nếu trang bị sẵn dây xích kéo thì có thể dùng móc vào đuổi xe khác để mồi động cơ hoặc kéo đến nơi sửa chữa.

V. Nên bảo dưỡng ở hãng hay bên ngoài

Việc lựa chọn bảo dưỡng xe tải tại hãng hay các gara bên ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

1. Thời hạn bảo hành:

  • Nếu xe vẫn còn trong thời hạn bảo hành, bạn nên đưa xe đến đại lý chính hãng để được bảo dưỡng miễn phí và đảm bảo giữ nguyên chế độ bảo hành.

2. Chi phí:

  • Chi phí bảo dưỡng tại đại lý chính hãng thường cao hơn so với các gara bên ngoài.
  • Tuy nhiên, các gara bên ngoài có thể sử dụng phụ tùng thay thế không chính hãng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Đại lý bảo dưỡng giúp xe bạn luôn bền, an toàn trên các cung đường

3. Tay nghề thợ:

  • Thợ tại đại lý chính hãng được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm sửa chữa xe của hãng.
  • Tuy nhiên, các gara bên ngoài có thể có thợ có tay nghề cao hơn và có kinh nghiệm sửa chữa nhiều loại xe khác nhau.

4. Dịch vụ:

  • Đại lý chính hãng thường có dịch vụ chuyên nghiệp và tiện lợi hơn.
  • Tuy nhiên, các gara bên ngoài có thể linh hoạt hơn trong việc sắp xếp lịch hẹn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu.

5. Vị trí:

  • Đại lý chính hãng thường có nhiều chi nhánh hơn so với các gara bên ngoài.
  • Tuy nhiên, các gara bên ngoài có thể gần nhà hoặc nơi làm việc của bạn hơn.

Dưới đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm của việc bảo dưỡng xe tải tại hãng và các gara bên ngoài:

Hạng mục Đại lý chính hãng Gara bên ngoài
Chi phí Cao Thấp
Tay nghề thợ Cao Có thể cao
Dịch vụ Chuyên nghiệp Linh hoạt
Vị trí Nhiều chi nhánh Có thể gần nhà
Chế độ bảo hành Được bảo hành Có thể không được bảo hành

Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết về cách sửa chữa ô tô xe tải mà Phú Cường Auto gửi đến các bác tài. Hy vọng đã có thể giúp ích cho các bác tài trong quá trình điều khiển vận chuyển và giúp cho chiếc xe tải của mình bền bỉ theo thời gian sử dụng nhé. 

——————————————————–

***Cập nhật những chương trình mới tháng 10/2024 tại Ô tô Phú Cường

Rất nhiều khách hàng tin tưởng mua xe tải tại Ô tô Phú Cường, vợ chồng đồng lòng tự ra làm chủ quyết định kinh tế, lo cho gia đình cuộc sống no đủ.

Chào tháng 10 cùng với chương trình ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng dành cho các dòng xe tại Ô Tô Phú Cường.

  • Xe tải Teraco ưu đãi tiền mặt 5 triệu và tặng 100% lệ phí trước bạ.
  • Chương trình tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
  • Ưu đãi tại showroom lên đến 100 triệu cho dòng xe FAW
  • Đặc biệt, giảm 100% lệ phí trước bạ cho một số dòng xe Teraco.

Cơ hội để mua xe với giá tốt, tiết kiệm chi phí đầu tư, thuận vợ thuận chồng mua xe tải làm ăn lo cho gia đình ấm no.

Phú Cường là đại lý chính hãng của các thương hiệu uy tín như JAC, Teraco,…

Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, khách hàng an tâm bảo dưỡng và bảo hành.

Có xưởng đóng thùng riêng, đảm bảo nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Ngoài xe tải, Ô Tô Phú Cường còn cung cấp các dòng xe chuyên dụng như xe bồn nước, xe trộn bê tông, xe rồng,… có sẵn phiếu đăng ký, chuẩn quy định pháp luật.

Đội ngũ nhân viên Phú Cường tận tâm, nhiệt tình, tư vấn kỹ lưỡng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.

Dịch vụ giao xe tận nhà sẵn sàng phục vụ quý khách hàng, giúp thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Hỗ trợ thủ tục giấy tờ nhanh chóng, hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng sớm có xe làm ăn, tránh mất thời gian và tận dụng nguồn vốn đầu tư tốt.

Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 02/10/2024)