Ngồi lái xe trong thời gian dài không đúng tư thế sẽ khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng và các bệnh cột sống.
Do đó, bác tài cần nắm vững tư thế ngồi chuẩn khi lái xe và một số lưu ý trong khi cầm lái.
Để mang lại sự an toàn, thoải mái và dễ chịu trên hành trình và giúp tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe.
Theo chân cô Ba review chi tiết xe tải JAC N250 E5 tại Phú Cường Tiền Giang
NỘI DUNG
- I. Nguyên tắc chung để có tư thế ngồi chuẩn khi lái xe, tránh đau lưng, mệt mỏi
- II. Hướng dẫn chi tiết cách điều chỉnh tư thế ngồi chuẩn khi lái xe
- III. Một số dụng cụ khác hỗ trợ để có tư thế ngồi chuẩn khi lái xe
- IV. Những lưu ý khác mà tài xế cần chú ý khi lái xe
- 1. Mặc trang phục phù hợp
- 2. Không để đồ trong túi quần sau
- 3. Vào xe đúng cách
- 4. Tránh ngồi khom người, gập người hoặc ngả người quá ra sau
- 5. Không lái xe khi mệt mỏi, buồn ngủ
- 6. Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
- 7. Thường xuyên thay đổi tư thế, thư giãn gân cốt khi có thể
- 8. Nghỉ giải lao thường xuyên, tập thể dục nhẹ khi dừng xe
- 9. Tuân thủ luật giao thông khi lưu thông trên đường
- V. Một số bài tập cho tài xế khi đi xe đường dài, giảm căng thẳng mệt mỏi
I. Nguyên tắc chung để có tư thế ngồi chuẩn khi lái xe, tránh đau lưng, mệt mỏi
1. Lưng tựa vào thành ghế
Tư thế ngồi chuẩn khi lái xe là lưng tựa vào thành ghế, sao cho từ vị trí đùi đến mông đều chạm vào mặt ghế.
Lưng tạo thành góc 100-110 độ với hông. Vai thả lỏng và giữ ở vị trí bình thường.
Cổ giữ thẳng và đầu hướng về phía trước. Tránh gập người, khom lưng hoặc ngả người quá ra sau.
Cần đảm bảo tư thế ngồi tạo cảm thấy thoải mái, không đau lưng, mỏi cổ.
Tư thế ngồi chuẩn khi lái xe là lưng tựa vào thành ghế
2. Độ cao ghế phù hợp
Đảm bảo ghế ngồi được đặt ở vị trí phù hợp với cơ thể của bạn, dễ dàng tiếp cận được hết các bàn đạp và tay lái.
Chân có thể duỗi thoải mái khi đạp phanh, đầu gối hơi cong khi đạp côn, ga.
Chân côn, chân ga có thể hoạt động nhấp nhả liên tục một cách dễ dàng.
Bàn chân đặt trên sàn một cách thoải mái, có thể nhấc gót chân lên khỏi sàn xe khi đạp hết phanh.
Độ cao ghế phù hợp, đảm bảo tầm nhìn quan sát tốt qua kính chắn gió và gương chiếu hậu.
Đảm bảo ghế có độ cao phù hợp với cơ thể
3. Tay đặt trên vô lăng ở vị trí thoải mái, thuận lợi thao tác
Khi lái xe, tư thế ngồi chuẩn tay nên đặt trên vô-lăng một cách tự nhiên và thoải mái, thuận lợi khi thao tác.
Vị trí tay trên vô-lăng thường là 9 và 3 giờ hoặc 10 và 2 giờ. Điều này giúp bác tài có sự kiểm soát tốt hơn và giảm căng thẳng cho cổ và vai.
Khuỷu tay hơi cong, tạo thành góc 120 độ với cánh tay. Tay giữ vô lăng chắc chắn nhưng không quá căng cứng.
Tay đặt trên vô-lăng một cách tự nhiên và đúng vị trí
4. Tư thế đặt chân đúng
Đặt chân phải thẳng hàng với bàn đạp phanh. Khi lái xe vẫn giữ nguyên gót chân tại vị trí này, chỉ đẩy mũi chân hướng về bàn đạp ga.
Khi cần đạp phanh thì nhả chân ga, chuyển mũi chân trở về hướng thẳng để nhấn bàn đạp phanh.
Nếu chạy xe hộp số sàn thì chân trái dùng để điều khiển bàn đạp côn. Nếu chạy xe hộp số tự động, hộp số tự động vô cấp, hộp số ly hợp kép… chân trái luôn giữ cố định trên chỗ để chân bên trái, tuyệt đối không sử dụng chân trái để đạp phanh.
Chân trái luôn giữ cố định trên chỗ để chân bên trái, không sử dụng để đạp phanh
5. Khoảng cách từ mắt đến vô lăng phù hợp
Khoảng cách từ mắt đến vô lăng khoảng tầm 25-30 cm là phù hợp, đúng chuẩn.
Đảm bảo nhìn rõ bảng đồng hồ, màn hình hiển thị và đường phía trước, khả năng quan sát tốt.
Có thể điều chỉnh độ cao của vô lăng để đạt được khoảng cách phù hợp.
Khoảng cách từ mắt đến vô lăng khoảng tầm 25-30 cm là phù hợp
6. Thắt dây an toàn đúng cách
Cần phải cài dây an toàn cho cả người lái xe cũng như người ngồi trên xe để hạn chế va đập trong tai nạn.
Về cơ bản dây an toàn phải thắt qua vai và dưới bụng, không kéo quá căng khiến bụng căng thẳng.
Dây an toàn phải thắt qua vai và dưới bụng, không kéo quá căng
7. Tập trung nhưng không căng thẳng
Một điều quan trọng khi lái xe là bạn cần tập trung để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
Tuy nhiên không nên quá căng thẳng, sẽ khiến bạn nhanh cảm thấy mệt mỏi, stress, có thể đưa ra các quyết định không chính xác.
Khi căng thẳng, lo sợ, bạn sẽ có xu hướng uốn éo cơ thể trong quá trình lái xe.
Điều này có thể gây mệt cổ, lưng, vai, không đều trong việc sử dụng chân côn, đánh lái không ổn định dẫn đến nguy hiểm.
Vì vậy, hãy tập trung nhưng cũng nên thả lỏng cơ thể trong quá trình lái xe để tránh những vấn đề này.
Cần tập trung để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh nhưng không quá căng thẳng
II. Hướng dẫn chi tiết cách điều chỉnh tư thế ngồi chuẩn khi lái xe
1. Điều chỉnh ghế
Điều chỉnh ghế lái ở vị trí phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng giúp bác tài có tư thế ngồi lái xe chuẩn, cảm thấy thoải mái nhất.
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên khi ngồi vào ghế lái là cần đẩy hết thân người về phía lưng ghế.
Sao cho phần mông và hông đều sát mặt ghế, đảm bảo không có khoảng hở nào ở góc gập ghế.
Sau đó bắt đầu điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp:
Chỉnh độ xa của ghế
Bước 1: Trước khi ngồi, người lái cần điều chỉnh ghế ra phía sau một chút.
Bước 2: Chân trái đạp côn sát sàn (số sàn), chân phải đạp hết phanh (số tự động).
Bước 3: Điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút.
Như vậy, khi xảy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Độ xa ghế phù hợp khi mông và hông sát ghế, chân đạp phanh, ga thoải mái.
Độ xa ghế phù hợp khi mông và hông sát ghế, chân đạp phanh, ga thoải mái
Điều chỉnh độ cao của ghế
Bước 1: Đặt ghế ở vị trí thấp nhất.
Bước 2: Từ từ nâng ghế lên. Dừng lại khi mép trước của ghế chạm vào mặt sau của đùi.
Đảm bảo đầu gối của bác tài không chạm vào đáy, phải có khoảng cách ít nhất 2 ngón tay ở giữa.
Đầu gối ít nhất phải cao bằng hông hoặc hơn một chút. Để đảm bảo rằng tài xế có thể nhấn hết bàn đạp mà không cần phải vươn người.
Với người có tầm vóc và chiều cao trung bình sử dụng các dòng xe phổ thông thì nên chỉnh chiều cao ghế sao cho khoảng cách giữa đầu và trần xe bằng chiều rộng của 1 bàn tay.
Trường hợp chiều cao người hoặc xe không ở mức trung bình (vd xe mui trần, trần cao,…) thì nên điều chỉnh ghế để mắt người nhìn ngay phía trên khoảng giữa của kính chắn gió.
Chiều cao ghế phù hợp khi đầu gối cao bằng hông hoặc hơn một chút
Chỉnh độ nghiêng của ghế
Độ nghiêng, ngả của ghế sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào vị trí, kích thước vô lăng và tầm vóc của người lái.
Góc giữa lưng ghế và chân ghế phải nằm trong khoảng 100 – 110 độ, không quá ngả về phía sau.
Độ nghiêng này sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm của thắt lưng. Đồng thời ngăn việc ngồi tụt xuống dưới hoặc vươn người về phía trước quá nhiều.
Để kiểm tra, bác tài chỉ cần ngồi đúng tư thế lái xe và đặt tay lên điểm trên cùng của vô lăng.
Nếu không cảm thấy có gì bất tiện, tức là độ nghiêng của ghế lái đã được thiết lập đúng.
Cách điều chỉnh độ nghiêng của ghế phù hợp:
Bước 1: Bắt đầu ngồi ở tư thế thẳng lưng hoàn toàn, góc ghế 90 độ.
Bước 2: Ngả lưng ghế cho đến khi lưng ghế song song với cột vô-lăng là tốt nhất.
Đảm bảo bác tài cảm thấy thoải mái ở phần thắt lưng, không nên lùi xa hơn 10 đến 20 độ.
Lưu ý không nên ngả người quá xa để tài xế có tầm nhìn rõ trên đường lái.
Độ nghiêng ghế điều chỉnh tùy thuộc vào tầm vóc của người lái
Điều chỉnh phần tựa đầu ghế
Tựa đầu ghế nên được điều chỉnh sao cho mép trên tựa đầu ở ngay phía trên mí mắt tài xế một chút.
Khoảng cách từ tựa đầu tới gáy không quá xa, khoảng từ 2 đến 3cm. Nguyên nhân bởi khi xe chạy người có xu hướng lao về trước. Nên chọn khoảng cách này ngắn sẽ giúp giữ an toàn và đỡ mỏi cổ hơn.
Nếu không thể đạt được khoảng cách này, cần điều chỉnh lại góc nghiêng lưng ghế sao cho tư thế ngồi lái xe đem lại sự thoải mái.
Khi lái xe, bạn cũng nên để đầu hơi hướng về phía trước và giữ đúng khoảng cách để tránh nguy cơ chấn thương cổ khi khoảng cách quá xa.
Khoảng cách từ tựa đầu tới gáy khoảng từ 2 đến 3 cm
2. Điều chỉnh vô lăng
Bước 1: Cầm nắm vô lăng với bàn tay thấp hơn vai, đặt ở vị trí 3h và 9h. Khuỷu tay gập tạo góc 120 độ khi nắm lấy vô lăng.
Bước 2: Điều chỉnh khoảng cách cột vô lăng so với người lại khoảng 25-30cm, tính từ tâm trục đến xương ức, tay duỗi thoải mái
Bước 3: Căn chỉnh vô lăng song song với góc của lưng ghế, giúp dễ dàng quan sát cũng như thao tác hệ thống điều khiển.
Nếu bác tài đang gặp vấn đề về vai và cổ, cũng có thể thử tư thế 4 giờ và 7 giờ.
Điều chỉnh khoảng cách cột vô lăng so với người lại khoảng 25 – 30cm
***Sau khi chỉnh ghế, gồm cả độ cao, độ xa, độ nghiêng và điều chỉnh vô lăng, nên kiểm tra lại bằng cách đặt cổ tay ở điểm cao nhất của vô-lăng.
Nếu cổ tay để thoải mái tại điểm đó, thậm chí có thể hơi ôm lấy vô-lăng, trong khi vẫn giữ vai tì vào lưng ghế tức tư thế đã đúng.
3. Điều chỉnh gương
Trước khi bắt đầu lái xe, hãy điều chỉnh gương chiếu hậu để có tầm nhìn tốt nhất.
Gương chiếu hậu nên được điều chỉnh sao cho có thể nhìn thấy các vị trí xung quanh mà không phải cúi người hoặc căng cổ quá nhiều.
Gương chiếu hậu hai bên có thể quan sát hai bên hông xe, loại bỏ điểm mù.
Gương chiếu hậu bên trong xe có thể quan sát toàn bộ phần đuôi xe.
Trên thực tế, vóc dáng mỗi người mỗi khác, góc nhìn trên gương vì vậy mà không giống nhau trên cùng một chiếc xe.
Nên người lái điều chỉnh gương chiếu hậu sao cho tầm mắt nằm ở chính giữa hoặc nửa trên của gương.
Giữ mắt nhìn lên trên chứ không nhìn xuống dưới, khi nhìn lên và nhìn ra xa, người lái quan sát được nhiều tình huống hơn.
Bên cạnh đó, gương nên tạo một góc nhìn được cả phía sau và bên hông xe.
Điều chỉnh gương chiếu hậu để có tầm nhìn tốt nhất
III. Một số dụng cụ khác hỗ trợ để có tư thế ngồi chuẩn khi lái xe
1. Sử dụng gối tựa đầu và đệm lưng ghế
Các bác tài có thể sử dụng gối tựa đầu và đệm lưng để ngồi lái xe thoải mái hơn.
Sử dụng gối tựa đầu khi lái xe giúp điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp, mang lại tư thế ngồi lái xe chuẩn.
Ngoài ra còn giúp hỗ trợ cột sống, máu huyết được lưu thông, đỡ được tình trạng mỏi cổ, đau lưng khi lái xe đường dài.
Nếu bạn đang lái xe trên một con đường gập ghềnh, đệm sẽ đóng vai trò như một bộ giảm xóc, làm giảm rung động từ đường và sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Có thể sử dụng gối tựa đầu và đệm lưng để ngồi lái xe thoải mái hơn
2. Sử dụng đai lưng cột sống
Trong trường hợp bạn ngồi lái xe sai tư thế, tạo thành một thói quen, lưng cong vẹo.
Bạn nên sử dụng đai lưng cột sống để giúp cố định cột sống thành đường thẳng, giúp bạn làm quen dần với tư thế ngồi lái xe chuẩn.
Đồng thời giúp giảm tác động rung lắc của xe, từ đó hỗ trợ giảm các cơn đau nhức, mỏi lưng khi chạy xe đường dài.
3. Trang bị công cụ hỗ trợ thắt lưng
Một số xe có trang bị công cụ hỗ trợ thắt lưng. Nếu xe không có, bác tài có thể sử dụng khăn hoặc áo cuộn lại, đặt phía sau, ngay trên xương hông và dựa lưng vào.
Việc này giúp tài xế có thể ngồi sát lưng vào ghế, tạo tư thế ngồi chuẩn khi lái xe, giảm đau lưng hiệu quả.
Trang bị công cụ hỗ trợ thắt lưng khi lái xe
IV. Những lưu ý khác mà tài xế cần chú ý khi lái xe
1. Mặc trang phục phù hợp
Bạn nên ưu tiên chọn trang phục nhẹ nhàng để thắt dây an toàn và thực hiện thao tác dễ hơn.
Đối với nữ nên hạn chế tối đa các loại giày cao gót sẽ gây khó khăn trong lúc điều khiển xe.
Thay vào đó, có thể mang giày thể thao hoặc giày đế thấp để thuận tiện khi lái xe.
Chọn trang phục nhẹ nhàng để thực hiện thao tác dễ dàng
2. Không để đồ trong túi quần sau
Bác tài nên lưu ý, đảm bảo túi sau quần luôn trống trước khi bắt đầu lái xe.
Việc để điện thoại hay ví tiền ở túi sau quần, khiến xương chậu sẽ bị nghiêng sang một bên, khiến tư thế ngồi bị lệch.
Điều này sẽ khiến bác tài điều khiển xe không chuẩn, đồng thời góp phần gây ra đau lưng khi lái xe.
Không để đồ trong túi quần sau tránh ảnh hưởng cột sống khi lái xe
3. Vào xe đúng cách
Rất nhiều người có thói quen vào xe là cho chân vào trước, tư thế này rất dễ gây chuột rút, thậm chí là dẫn tới vẹo lưng.
Tư thế ngồi vào xe đúng nhất chính là đặt hông vào trước, sau đó mới bước chân vào và xoay người về đúng hướng.
Như vậy, phần phía sau đùi sẽ tiếp xúc với ghế chứ không còn là phần xương cụt.
Cách ngồi này sẽ giúp bạn có tư thế ngồi chuẩn, đồng thời an toàn cho cột sống.
Tư thế ngồi vào xe đúng nhất chính là đặt hông vào trước
4. Tránh ngồi khom người, gập người hoặc ngả người quá ra sau
Ngồi khom người, gập người hoặc ngả người quá ra sau khi lái xe có thể tạo ra căng thẳng và áp lực lên các cơ và xương của lưng.
Điều này có thể dẫn đến đau lưng, khó chịu trong và sau quá trình lái xe. Nếu lái xe đường dài với tư thế nào cũng sẽ rất căng thẳng, mệt mỏi.
Bên cạnh đó, tư thế ngồi không đúng có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát và phản ứng.
Nếu bạn ngả người quá ra sau, tầm nhìn có thể bị hạn chế, không kịp nhìn thấy các tình huống nguy hiểm hoặc biểu hiện giao thông.
Điều này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Tránh ngồi khom người, gập người khi lai xe
5. Không lái xe khi mệt mỏi, buồn ngủ
Mệt mỏi hoặc buồn ngủ có thể làm giảm khả năng tập trung của bạn, khiến cơ thể không thể nhìn thấy hoặc phản ứng chậm với các tình huống đột ngột.
Chưa kể bạn có thể ngủ quên trong vài giây ngay cả khi đang lái xe mà không hề nhận ra.
Điều này cực kỳ nguy hiểm, việc mất kiểm soát chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng cũng có thể gây tai nạn.
Mệt mỏi hoặc buồn ngủ có thể làm giảm khả năng tập trung khi lái xe
6. Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
Lái xe trong thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước. Uống nước đầy đủ vừa giúp bổ sung lượng nước thiếu hụt, vừa giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
7. Thường xuyên thay đổi tư thế, thư giãn gân cốt khi có thể
Trong lúc dừng xe đèn đỏ, bạn nên tranh thủ thay đổi tư thế để giảm mỏi.
Đồng thời, thực hiện một vài động tác kéo giãn sẽ rất hiệu quả, giúp tránh căng cơ, giảm đau lưng, mỏi cổ, lái xe linh hoạt hơn.
Nên tranh thủ thay đổi tư thế khi lái xe để giảm mệt mỏi, đau lưng
8. Nghỉ giải lao thường xuyên, tập thể dục nhẹ khi dừng xe
Nếu bạn lái xe quãng đường xa, cần nghỉ giải lao thường xuyên để giúp cơ thể tỉnh táo, lưu thông khí huyết.
Ít nhất hai đến ba giờ một lần bác tài nên tạm dừng lái xe để nghỉ ngơi. Có thể ghé điểm dừng trên đường uống nước, rửa mặt hay đi vệ sinh.
Tranh thủ tập thể dục nhẹ để lưu thông tuần hoàn máu và tăng cường sự tập trung khi quay trở lại lái xe.
9. Tuân thủ luật giao thông khi lưu thông trên đường
Tuân thủ luật giao thông trước tiên là giúp bảo vệ an toàn cho bản thân và cả những người khác.
Bên cạnh đó, giúp bạn tránh bị phạt khi vi phạm luật giao thông, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng có thể thu hồi bằng lái hoặc thậm chí bị tước quyền lái xe.
Luật giao thông được thiết lập để đảm bảo sự ổn định và sự tương tác an toàn giữa các phương tiện và người tham gia giao thông trên đường. Bằng cách tuân thủ luật, bạn giảm nguy cơ gây tai nạn cho mình và người khác.
Tuân thủ luật giao thông cũng góp phần giảm tắc đường và giữ lưu thông giao thông liên tục.
Điều này giúp giảm căng thẳng và tiết kiệm thời gian di chuyển trên đường.
Tuân thủ luật giao thông khi lưu thông trên đường
V. Một số bài tập cho tài xế khi đi xe đường dài, giảm căng thẳng mệt mỏi
1. Động tác Xoay người
Bác tài có thể tận dụng vài phút đèn đỏ để tranh thủ rèn luyện sức khỏe, tăng sự tỉnh táo trên hành trình dài.
Bước 1: Ngồi thẳng, giữ tay trên thành ghế.
Bước 2: Xoay vai trái về bên phải, sau đó xoay vai phải về bên trái.
Động tác xoay người giảm đau lưng
2. Động tác Giãn cơ vai gáy
Động tác này có tác dụng giúp giãn cơ vai gáy, giảm đau lưng, đau vai cho tài xế.
Bước 1: Xoa ấm 2 lòng bàn tay với nhau và đan lại.
Bước 2: Choàng ra sau gáy đồng thời ma sát lướt qua trái, qua phải. Vẫn ở tư thế này, bóp cổ gáy 5 lần.
Bước 3: Tiếp tục giữ tư thế đan tay sao cho lòng bàn tay phải úp vào tai phải, lòng bàn tay trái úp lên đỉnh đầu, kéo căng về bên trái.
Bước 4: Thực hiện động tác với bên ngược lại.
Động tác này nhằm vận động cơ, khớp và đốt sống, lưu thông máu vùng cổ gáy, chống thoái hóa khớp.
Động tác giãn cơ vai gáy có tác dụng giúp giãn cơ vai gáy, giảm đau lưng
3. Động tác Đá chân
Động tác đá chân này là một trong những động tác để phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng cho tài xế.
Bước 1: Đặt tay phải ra sau gáy, tay trái để ngửa và đưa ra sau thắt lưng.
Bước 2: Duỗi chân trái ra sau và hít vào.
Bước 3: Gập gối vào sát bụng, đồng thời thở ra.
Bước 4: Hít vào và duỗi chân trái ra sau.
Lặp lại 5 lần mỗi bên.
Động tác đá chân có tác dụng phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng
4. Động tác Vươn vai
Động tác vươn vai này cũng là một cách hiệu quả để giúp anh em tài xế giãn các đốt sống lưng, giúp máu huyết lưu thông và giảm đau lưng hiệu quả.
Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay giơ lên cao, lòng bàn tay ngửa.
Bước 2: Xoay hai lòng bàn tay úp vào nhau, hít sâu bằng mũi và thở ra.
Bước 3: Buông lỏng 2 tay xuôi theo thân.
Động tác vươn vai hiệu quả để giúp máu huyết lưu thông
5. Động tác Gập người
Bước 1: Đứng thẳng, hít vào, đưa 2 tay lên khỏi đầu.
Bước 2: Thở ra, gập người xuống cho 2 tay chạm vào bàn chân.
Động tác gập người giúp giãn cơ và xương khớp, giảm mệt mỏi
6. Động tác Nghiêng người
Bước 1: Đứng thẳng, lưng dựa vào thành xe.
Bước 2: Hít vào, nâng 2 tay lên cao.
Bước 3: Thở ra, nghiêng người về bên phải. Sau đó đổi bên.
Bác tài có thể tập động tác này khi dừng lại nghỉ ngơi
Như vậy, Ô tô Phú Cường đã gửi đến bạn thông tin về tư thế ngồi chuẩn khi lái xe và hướng dẫn chi tiết cách điều chỉnh tư thế ngồi sao cho đúng.
Các bác tài cần lưu ý để ngồi lái xe đúng tư thế, giảm đau lưng và các bệnh cột sống, đồng thời có một hành trình di chuyển thật thoải mái, an toàn.
Ngoài ngồi lái xe đúng tư thế, bác tài cũng nên trang bị một chiếc xe thật tốt để có những hành trình thật an toàn và thoải mái.
Nếu bạn đang tìm mua xe chất lượng, giá tốt nhất thị trường, hãy liên hệ ngay Ô Tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi trị giá lên đến 100 triệu đồng.
Mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 10/2024 – Lợi ích kép, niềm vui trọn vẹn!
Ô tô Phú Cường hân hạnh mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe tải trong tháng 10/2024 này. Với nhiều lợi ích kép và đặc điểm nổi bật, đây là cơ hội vàng để bạn sở hữu chiếc xe tải ưng ý cho công việc kinh doanh của mình.
Tại sao nên mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 10/2024:
- Giá cả cạnh tranh: Ô tô Phú Cường cam kết mang đến cho khách hàng giá xe tải tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Đa dạng chủng loại: Showroom trưng bày đầy đủ các dòng xe tải từ các thương hiệu uy tín như JAC, Dongfeng, Chiến Thắng, Tera, Wuling,… đáp ứng mọi nhu cầu vận tải của khách hàng.
- Hỗ trợ vay vốn: Ô tô Phú Cường liên kết với nhiều ngân hàng uy tín, hỗ trợ khách hàng vay vốn mua xe với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn xe phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc.
- Bảo hành chính hãng: Xe được bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng.
- Quà tặng hấp dẫn: Khách hàng mua xe tải trong tháng sẽ được tặng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn như: bao da tay lái, thảm lót sàn, camera hành trình,…
——————————————————–
***Cập nhật những chương trình mới tháng 10/2024 tại Ô tô Phú Cường
Rất nhiều khách hàng tin tưởng mua xe tải tại Ô tô Phú Cường, vợ chồng đồng lòng tự ra làm chủ quyết định kinh tế, lo cho gia đình cuộc sống no đủ.
Chào tháng 10 cùng với chương trình ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng dành cho các dòng xe tại Ô Tô Phú Cường.
- Xe tải Teraco ưu đãi tiền mặt 5 triệu và tặng 100% lệ phí trước bạ.
- Chương trình tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
- Ưu đãi tại showroom lên đến 100 triệu cho dòng xe FAW
- Đặc biệt, giảm 100% lệ phí trước bạ cho một số dòng xe Teraco.
Cơ hội để mua xe với giá tốt, tiết kiệm chi phí đầu tư, thuận vợ thuận chồng mua xe tải làm ăn lo cho gia đình ấm no.
Phú Cường là đại lý chính hãng của các thương hiệu uy tín như JAC, Teraco,…
Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, khách hàng an tâm bảo dưỡng và bảo hành.
Có xưởng đóng thùng riêng, đảm bảo nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Ngoài xe tải, Ô Tô Phú Cường còn cung cấp các dòng xe chuyên dụng như xe bồn nước, xe trộn bê tông, xe rồng,… có sẵn phiếu đăng ký, chuẩn quy định pháp luật.
Đội ngũ nhân viên Phú Cường tận tâm, nhiệt tình, tư vấn kỹ lưỡng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.
Dịch vụ giao xe tận nhà sẵn sàng phục vụ quý khách hàng, giúp thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Hỗ trợ thủ tục giấy tờ nhanh chóng, hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng sớm có xe làm ăn, tránh mất thời gian và tận dụng nguồn vốn đầu tư tốt.
Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.
Otophucuong.vn
(Bài viết cập nhật: 02/10/2024)