Ý nghĩa các loại vạch kẻ đường trong luật Giao thông đường bộ

NGÀY ĐĂNG: 03/10/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Khi tham gia giao thông, không ít trường hợp các bác tài bị phạt các lỗi liên quan đến vạch kẻ đường do không hiểu hết ý nghĩa của nó.

Ô Tô Phú Cường chia sẻ thông tin toàn diện về ý nghĩa các vạch kẻ đường trong luật Giao thông đường bộ.

Giúp các bác tài hiểu rõ, góp phần đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường và tránh mất tiền oan.

Đầu tư xe tải 8-9 để làm ăn thì kiếm được bao nhiêu tiền?

I. Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu giúp hướng dẫn, điều hướng giao thông nhằm mục đích nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Về màu sắc, có 2 dạng vạch kẻ đường chính là vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.

Về hình dạng, tùy theo nhiệm vụ, vạch kẻ đường giao thông có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Như nét liền hoặc nét đứt, kẻ dọc đường hoặc kẻ ngang đường, tạo thành hình con thoi, mắt võng, xương cá chữ V,…

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu giúp hướng dẫn, điều hướng giao thông

Bên cạnh các nhiệm vụ độc lập, vạch kẻ đường còn kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông.

Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

II. Ý nghĩa các vạch kẻ đường trong luật Giao thông đường bộ

1. Vạch kẻ dọc đường

*Nhóm vạch kẻ phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều (Vạch kẻ đường màu vàng)

Vạch màu vàng nét đứt (vạch 1.1)

Vạch màu vàng nét đứt là dạng vạch đơn, nét đứt đoạn. Dùng để phân chia các chiều đường ngược nhau không có dải phân cách ở giữa. 

Khi thấy vạch 1.1, phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch màu vàng nét đứt dùng để phân chia các chiều đường ngược nhau

Vạch màu vàng nét liền (vạch 1.2)

Vạch kẻ vàng nét liền có ý nghĩa tương tự như với vạch vàng nét đứt, tuy nhiên với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch 1.2 thường xuất hiện ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe.

Phương tiện có nguy cơ gặp tai nạn đối đầu cao trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.

Vạch kẻ vàng nét liền xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch

Hai vạch màu vàng song song, nét liền (vạch 1.3)

Dạng vạch màu vàng nét liền đôi này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa.

Các phương tiện di chuyển không được lấn làn, không đè lên vạch này khi tham gia giao thông. 

Đối với  trường hợp đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách ở giữa sẽ sử dụng vạch này tại các vị trí cần thiết để cảnh báo và nhấn mạnh mức độ nguy hiểm.

Các phương tiện không được lấn làn, không đè lên vạch này khi tham gia giao thông

Vạch màu vàng một đứt, một liền song song (vạch 1.4)

Đây là dạng vạch đôi song song gồm một vạch nét liền và một vạch đứt nét phân chia 2 chiều xe chạy ngược nhau.

Vạch này được sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa.

Ở những đoạn cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Lái xe lưu ý, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc cắt qua vạch.

Vạch này được sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa

Vạch màu vàng nét đứt song song (vạch 1.5)

Vạch vàng nét đứt song song không quá phổ biến, để xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.

Hướng xe chạy tại một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông (CSGT), biển báo, tín hiệu đèn hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian

*Nhóm vạch kẻ phân chia các làn xe chạy cùng chiều (Vạch kẻ đường màu trắng)

Vạch trắng nét đứt (vạch 2.1)

Vạch trắng nét đứt là vạch đơn, nét đứt đoạn được sử dụng để phân chia làn xe cùng chiều.

Khi thấy vạch trắng nét đứt, xe được phép chuyển làn đường qua vạch.

Khoảng cách giữa các nét đứt của vạch càng dài thì tốc độ được phép lưu thông càng cao.

Vạch trắng nét đứt được sử dụng để phân chia làn xe cùng chiều

Vạch trắng nét liền (vạch 2.2)

Vạch đơn trắng nét liền có ý nghĩa phân chia các làn xe cùng chiều.

Khi làn đường xuất hiện vạch trắng liền, lúc này xe không được chuyển làn hoặc lấn sang làn khác.

Xe không được chuyển làn hoặc lấn sang làn khác khi đường có vạch trắng nét liền

Vạch trắng giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên (Vạch 2.3)

Vạch trắng liền nét: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định.

Các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch trắng đứt nét: Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định.

Các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.

Vạch trắng giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên

Vạch màu trắng một đứt, một liền song song (vạch 2.4)

Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch

3. Vạch kẻ ngang đường

Vạch xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp (Vạch 7.1) 

Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122.

Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí.

Như trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.

Vạch xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp

Vạch nhường đường (Vạch 7.2) 

Vạch báo hiệu cho xe đang lưu thông phải đi chậm hoặc dừng lại khi cần thiết.

Để nhường đường cho các phương tiện hoặc người trên các hướng giao thông khác được di chuyển trước.

Vạch báo hiệu cho xe đang lưu thông phải đi chậm hoặc dừng lại khi cần thiết

Vạch đi bộ qua đường (Vạch 7.3)

Vạch này có tác dụng xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ cắt qua đường.

Vạch đi bộ qua đường

Vạch giảm tốc độ

Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện biết đoạn đường cần phải giảm tốc độ.

Đồng thời bản thân vạch cũng được cấu tạo để góp phần làm giảm tốc độ xe chạy.

Vạch giảm tốc độ có màu vàng, có thể bố trí dạng cụm (nhiều vạch đơn) ở phía trước và trong đoạn đường cần giảm tốc độ.

Hoặc là dạng vạch đơn bố trí trên toàn bộ chiều dài đoạn đường cần giảm tốc độ.

Vạch dùng để báo hiệu đoạn đường cần phải giảm tốc độ

Vạch trắng hình con thoi (vạch 7.6)

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường.

Đặc biệt, đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường

Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt (vạch 7.7)

Để báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có chỗ giao nhau với đường sắt, nhắc người điều khiển phương tiện thận trọng.

Cụm vạch này chỉ dùng ở chỗ không có người gác chắn đường sắt.

Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt

Vạch xác định khoảng cách xe trên đường (vạch 7.8) 

Là vạch giúp cho người lái xe cần biết để dãn cách cự ly để đảm bảo an toàn với xe chạy phía trước, thường được sử dụng trên đường cao tốc.

Vạch xác định khoảng cách xe trên đường

3. Vạch kẻ kênh hóa dòng xe

Vạch trắng kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo (Vạch 4.1)

Vạch này được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường.

Khi vạch 4.1 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định.

Không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật giao thông đường bộ.

Bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45cm, khoảng cách hai mép vạch 100cm.

Vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm.

Vạch này được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy

Vạch xương cá chữ V (Vạch 4.2)

Vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

Trên đoạn đường được bố trí vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định.

Không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.

Không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp

Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên (vạch 4.3)

Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên được kẻ ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức.

Để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Khi vạch 4.3 được sử dụng, các phương tiện giao thông không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch.

Trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Vạch vành khuyên được kẻ ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức

Vạch kẻ kiểu mắt võng (Vạch 4.4)

Được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức.

Trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.

Không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch

Vạch làn chờ rẽ trái

Khi gặp nút giao trên các giao lộ rộng, có nhiều làn xe, có dải phân cách các loại xe, bạn sẽ thấy xuất hiện các vạch đường chờ rẽ trái.

Vạch làn chờ rẽ trái dùng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái, sau khi đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút Giao Thông có đèn tín hiệu.

Trong trường hợp hết tín hiệu đèn giao thông cho phép rẽ trái nhưng xe vẫn chưa rẽ, và đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn, xe vẫn phải dừng lại ở khu vực làn chờ.

Vạch làn chờ rẽ trái dùng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái

III. Mức phạt đối với các lỗi liên quan đến vạch kẻ đường

1. Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay còn gọi là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Lỗi này thường xảy ra ở những nơi có đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. 

Lỗi đè vạch liền màu trắng, lỗi đè lên vạch kẻ đường được quy chung thành lỗi đi sai vạch kẻ đường, không chấp hành theo vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

Lỗi người điều khiển phương tiện muốn rẽ trái nhưng lại đi vào làn đường có mũi tên đi thẳng hoặc dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo.

Được gọi là lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Mức xử phạt

Mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo được quy định với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Đối với xe ô tô: Mức phạt là khoảng 200.000 – 400.000 đồng.

Đồng thời sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Người điều khiển phương tiện sẽ nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường bị phạt theo quy định

2. Lỗi sai làn đường

Theo Điều 3 Quy chuẩn 41/2016/BGTVT quy định:

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân cách bằng vạch kẻ đường, mỗi làn đường chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó.

Ví dụ làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy…

Lỗi đi sai làn đường khi người điều khiển xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy.

Hoặc ngược lại, người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô.

Khi đó sẽ bị xử phạt lỗi sai làn đường theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Người tham gia giao thông phải hiểu được các biển báo phân làn như các biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và biển R.415 để lưu thông đúng quy định.

Mức xử phạt

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2020.

Người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường của mình sẽ bị phạt.

Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng.

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng, tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Đối với xe máy: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Lỗi đi sai làn đường khi người điều khiển xe ô tô đi không đúng làn đường quy định

IV. Những lưu ý khác khi chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ

Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Trường hợp có vạch mắt võng nhưng không có biển phụ “đèn đỏ được phép rẽ phải” hoặc không bật xanh đèn phụ mũi tên rẽ phải thì người đi đường phải dừng lại trên vạch mắt võng này.

Vì theo quy định, đèn tín hiệu có hiệu lực cao hơn vạch kẻ đường nên “vạch cấm dừng” mà “đèn cấm đi” thì người lái xe vẫn phải dừng theo đèn.

Trường hợp vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.

Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.

Thứ tự ưu tiên chấp hành báo hiệu đường bộ đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

V. Một số kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn

1. Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ

Đây là một điều hết sức quan trọng, giúp người điều khiển có thời gian quan sát các ngã rẽ, các phương, các hướng.

Nếu có xe bất ngờ đi ra hoặc có biến cố xảy ra, người điều khiển phương tiện có thể ứng phó kịp thời để tránh xảy ra va chạm, tai nạn.

Bên cạnh đó, những người điều khiển phương tiện từ trong ngõ, ngã rẽ ra cũng cần giảm tốc độ quan sát, bật đèn tín hiệu.

Nếu cần thiết thì phải bấm còi hoặc nháy đèn để báo hiệu cho những phương tiện đi ở hướng khác.

Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ

2. Đi đúng vạch kẻ đường, làn đường quy định

Đi đúng vạch kẻ đường và trong làn đường quy định giúp các bác tài đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Khi tuân thủ quy tắc này, các bác tài dễ dàng dự đoán hành vi của nhau và định vị vị trí của mình trên đường.

Điều này giúp giảm nguy cơ xảy ra va chạm và tạo ra một môi trường an toàn hơn cho tất cả người tham gia giao thông.

Ngoài ra, đi đúng vạch kẻ đường, làn đường quy định còn giúp giao thông thông thoáng, không bị ùn tắc.

Điều này giúp giảm thời gian di chuyển và tăng khả năng thông suốt của tuyến đường.

Điều này đặc biệt quan trọng trên các tuyến đường đông đúc và tốc độ cao.

Đi đúng vạch kẻ đường, làn đường quy định

3. Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe

Việc lách vào khe hở giữa hai xe để vượt lên là rất phổ biến, nhất là đối với xe máy.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người điều khiển phương tiện không nên lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe.

Bởi khi lách vào khe hở này, hai xe hai bên mà khép vào sẽ gây ra tai nạn vô cùng thảm khốc và không thể có cách nào tránh được tai nạn.

4. Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách

Tất cả trang thiết bị trên xe được thiết kế theo mục đích an toàn, tiện nghi cho người sử dụng.

Dùng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách là điều quan trọng để giữ an toàn khi tham gia giao thông.

Gương chiếu hậu có thể giúp người điều khiển quan sát được sau lưng và hai bên sườn.

Đèn tín hiệu giúp người điều khiển báo hiệu cho những người tham gia giao thông khác.

Người điều khiển phương tiện cũng nên lưu ý cách sử dụng đèn chiếu gần và đèn chiếu xa (pha) cho đúng cách để tránh gây chói mắt cho những phương tiện đi ngược chiều.

Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách

5. Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước

Để giữ an toàn cho bản thân và tuân thủ luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện nên giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước.

Việc này sẽ giúp tránh được các trường hợp như đâm sau xe do người đi trước thắng gấp.

6. Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn

Các xe ô tô cỡ lớn như xe container, xe tải, xe đầu kéo, xe ben, xe khách đường dài…sẽ có điểm mù.

Những điểm mù này được tạo ra do chỗ ngồi của người lái xe ô tô cỡ lớn bị che khuất tầm nhìn do cabin gây ra.

Những điểm mù phổ biến của xe ô tô cỡ lớn bao gồm vị trí ngay trước đầu xe, vị trí phía sau xe, hai bên đầu xe.

Người điều khiển phương tiện nên tránh đi vào điểm mù này, và cũng tránh vượt qua xe ô tô cỡ lớn khi đang ở ngã rẽ.

Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn

7. Lưu ý khi đi đường cao tốc

Đường cao tốc là tuyến đường dài dành cho các phương tiện lưu thông giữa các tỉnh thành với tốc độ cao.

Bởi vậy nếu không lưu ý khi đi đường cao tốc thì sẽ có thể gặp những tai nạn thương tâm.

Khi tham gia giao thông và di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện nên lưu ý.

Di chuyển với tốc độ yêu cầu trên đường cao tốc, không nhanh quá, không chậm quá.

Chú ý quan sát khi vào hoặc ra khỏi đường cao tốc, khi tới những ngã rẽ.

Đi đúng làn đường của mình, không chuyển làn đột ngột; khi vượt xe cần quan sát, sử dụng đèn tín hiệu và không đột ngột giảm tốc độ.

Không dừng, đỗ xe giữa đường; không sử dụng điện thoại, đeo tai nghe khi đi trên đường cao tốc…

Di chuyển với tốc độ yêu cầu trên đường cao tốc, không nhanh quá, không chậm quá

8. Nhường đường cho xe ưu tiên

Việc nhường đường cho xe ưu tiên không chỉ là tuân thủ theo đúng luật giao thông, bảo vệ an toàn cho bản thân và xe ưu tiên.

Mà còn thể hiện ý thức cao, nhường đường để xe ưu tiên có thể làm nhiệm vụ kịp thời, đúng lúc.

9. Không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Khi sử dụng rượu bia, hệ thần kinh và các giác quan của người điều khiển phương tiện bị chất cồn tác động.

Làm làm suy giảm thị lực, thính lực, làm giảm tốc độ phản ứng của não bộ; nếu nặng có thể gây kích động, mất kiểm soát hành vi.

Do vậy, các bác tài sẽ không kịp phản ứng khi có tình huống xấu hoặc gây ra tai nạn cho bản thân và người khác.

Để giữ an toàn giao thông thì bác tài cần chấp hành quy định đã uống rượu bia thì không lái xe.

Đã uống rượu bia thì không lái xe

10. Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng

Tuân thủ theo luật giao thông có thể giảm thiểu đến 80% nguy cơ gây ra tai nạn.

Bởi vậy, để giữ an toàn cho bản thân và những người khác, các bác tài nên tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng… khi tham gia giao thông.

Trên đây là tất cả những thông tin mà Ô Tô Phú Cường muốn gửi đến bác tài về ý nghĩa các vạch kẻ đường trong Luật Giao thông đường bộ.

Giúp bác tài chủ động quan sát và nhận biết khi đi đường, từ đó chấp hành để không mắc những vi phạm không đáng có.

Việc tuân thủ đúng mọi quy định về vạch kẻ đường cũng sẽ đảm bảo quá trình di chuyển của người tham gia giao thông an toàn và thuận lợi hơn. 

Ngoài ra, bác tài cũng nên bảo dưỡng, bảo hành xe đầy đủ, sửa chữa hư hỏng kịp thời để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Nên bảo dưỡng, bảo hành xe đầy đủ, sửa chữa hư hỏng kịp thời để đảm bảo an toàn


Nếu bạn đang tìm mua xe tải chất lượng, giá tốt nhất thị trường, chính sách bảo hành bảo dưỡng chuyên nghiệp.

Hãy liên hệ ngay Ô Tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 10/2024 – Lợi ích kép, niềm vui trọn vẹn!

Ô tô Phú Cường hân hạnh mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe tải trong tháng 10/2024 này. Với nhiều lợi ích kép và đặc điểm nổi bật, đây là cơ hội vàng để bạn sở hữu chiếc xe tải ưng ý cho công việc kinh doanh của mình.

Tại sao nên mua xe tải tại Ô tô Phú Cường tháng 10/2024:

  • Giá cả cạnh tranh: Ô tô Phú Cường cam kết mang đến cho khách hàng giá xe tải tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Đa dạng chủng loại: Showroom trưng bày đầy đủ các dòng xe tải từ các thương hiệu uy tín như JAC, Dongfeng, Chiến Thắng, Tera, Wuling,… đáp ứng mọi nhu cầu vận tải của khách hàng.
  • Hỗ trợ vay vốn: Ô tô Phú Cường liên kết với nhiều ngân hàng uy tín, hỗ trợ khách hàng vay vốn mua xe với lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn xe phù hợp và giải đáp mọi thắc mắc.
  • Bảo hành chính hãng: Xe được bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng.
  • Quà tặng hấp dẫn: Khách hàng mua xe tải trong tháng sẽ được tặng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn như: bao da tay lái, thảm lót sàn, camera hành trình,…

——————————————————–

***Cập nhật những chương trình mới tháng 10/2024 tại Ô tô Phú Cường

Rất nhiều khách hàng tin tưởng mua xe tải tại Ô tô Phú Cường, vợ chồng đồng lòng tự ra làm chủ quyết định kinh tế, lo cho gia đình cuộc sống no đủ.

Chào tháng 10 cùng với chương trình ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng dành cho các dòng xe tại Ô Tô Phú Cường.

  • Xe tải Teraco ưu đãi tiền mặt 5 triệu và tặng 100% lệ phí trước bạ.
  • Chương trình tặng phí trước bạ cho khách hàng mua xe JAC.
  • Ưu đãi tại showroom lên đến 100 triệu cho dòng xe FAW
  • Đặc biệt, giảm 50% lệ phí trước bạ cho một số dòng xe lắp ráp trong nước.

Cơ hội để mua xe với giá tốt, tiết kiệm chi phí đầu tư, thuận vợ thuận chồng mua xe tải làm ăn lo cho gia đình ấm no.

Phú Cường là đại lý chính hãng của các thương hiệu uy tín như JAC, Teraco,…

Hệ thống 9 Showroom rộng khắp các tỉnh thành, khách hàng an tâm bảo dưỡng và bảo hành.

Có xưởng đóng thùng riêng, đảm bảo nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Ngoài xe tải, Ô Tô Phú Cường còn cung cấp các dòng xe chuyên dụng như xe bồn nước, xe trộn bê tông, xe rồng,… có sẵn phiếu đăng ký, chuẩn quy định pháp luật.

Đội ngũ nhân viên Phú Cường tận tâm, nhiệt tình, tư vấn kỹ lưỡng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn chiếc xe phù hợp và nhận được nhiều lợi ích nhất.

Dịch vụ giao xe tận nhà sẵn sàng phục vụ quý khách hàng, giúp thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Hỗ trợ thủ tục giấy tờ nhanh chóng, hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng sớm có xe làm ăn, tránh mất thời gian và tận dụng nguồn vốn đầu tư tốt.

Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường khi muốn mua xe tự làm chủ với giá tốt, chất lượng đảm bảo, an tâm trên mọi chặng đường.

Otophucuong.vn

(Bài viết cập nhật: 03/10/2024)